Các nhà viễn thông EU tiếp tục kêu gọi Big Tech chia sẻ chi phí mạng

Bị khủng hoảng năng lượng, các công ty viễn thông EU kêu gọi Big Tech chia sẻ chi phí mạng. Ảnh: @AFP.

Ngày 26/9, Deutsche Telekom, Orange, Telefonica và 13 nhà cung cấp viễn thông châu Âu đã đề xuất yêu cầu các Big Tech chia sẻ chi phí mạng. Lý do được đưa ra là chi phí đầu tư mạng và cáp quang đội lên quá cao, và cuộc khủng hoảng năng lượng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng của EU.

Lời kêu gọi mới được đưa ra khi Ủy ban châu Âu chuẩn bị tìm kiếm phản hồi từ cả hai bên trước khi đưa ra đề xuất lập pháp có thể buộc các công ty công nghệ hỗ trợ trả tiền cho việc triển khai mạng 5G và cáp quang trên toàn Liên minh châu Âu khối gồm 27 quốc gia. Giám đốc điều hành của các công ty cho biết, lĩnh vực đầu tư mạng viễn thông làm tiêu tốn khoảng 50 tỷ Euro (48,5 tỷ USD) hàng năm vào cơ sở hạ tầng, giờ đây ngành cần nhiều vốn hơn và đang trong tình trạng khẩn cấp.

“Chi phí quy hoạch và xây dựng đang tăng lên. Ví dụ, giá cáp quang đã tăng gần gấp đôi trong quý đầu tiên của năm 2022. Tương tự, giá năng lượng và giá các nguồn vật liệu, linh kiện, thiết bị viễn thông đầu vào khác cũng tăng lên làm ảnh hưởng đến lĩnh vực kết nối mạng viễn thông”, các công ty đồng chia sẻ.

Một giám đốc điều hành cho biết: “Một khoản đóng góp công bằng sẽ gửi một tín hiệu tài chính rõ ràng cho những người phát trực tuyến liên quan đến sự tăng trưởng dữ liệu, cho thấy nó phải liên quan đến việc sử dụng tài nguyên mạng khan hiếm của chúng tôi. Cuộc khủng hoảng năng lượng và chi phí vật liệu tăng cao – cáp quang đã tăng gấp đôi giá trong năm nay – đang làm tăng thêm gánh nặng tài chính. Trong bối cảnh này, vấn đề đảm bảo một hệ sinh thái bền vững cho internet và kết nối là cấp thiết hơn bao giờ hết. Cần phải hành động kịp thời: Châu Âu đã bỏ lỡ nhiều cơ hội được cung cấp bởi ngành Internet người tiêu dùng. Giờ đây, họ phải nhanh chóng xây dựng sức mạnh cho thời đại của những người chuyển đổi”.

Nhân vật này nói thêm: “Để điều này xảy ra và bền vững theo thời gian, chúng tôi tin rằng các công ty tạo ra lưu lượng truy cập lớn nhất nên đóng góp công bằng vào chi phí đáng kể, mà họ đang vận hành trên các mạng viễn thông mà châu Âu đang cung cấp”.

Các nhà khai thác viễn thông của châu Âu cho rằng, các công ty công nghệ của Mỹ như Google của Alphabet, Meta và Netflix chiếm hơn một nửa lưu lượng truy cập internet và phải chịu một phần chi phí nâng cấp cơ sở hạ tầng cho họ. Big Tech đã từ chối những yêu cầu như vậy, nói rằng họ đã đầu tư vào thiết bị và công nghệ riêng đi kèm để cung cấp nội dung hiệu quả hơn.

Các bên ký kết khác trong tuyên bố kêu gọi mới bao gồm Vodafone, Bouygues Telecom, KPN, BT Group, TIM Group, Telia Company, Fastweb và Altice Portugal.

Các nhà viễn thông EU tiếp tục kêu gọi Big Tech chia sẻ chi phí mạng - Big Tech
Các nhà khai thác viễn thông của châu Âu từ lâu đã vận động hành lang để nhận được sự đóng góp tài chính từ các công ty công nghệ Mỹ như Google, Facebook của Meta và Netflix, nói rằng các công ty này sử dụng một phần lớn lưu lượng truy cập internet. Ảnh: @AFP.

Trong động thái phản hồi mới nhất, Google cho biết chia sẻ chi phí mạng là ý tưởng 10 năm tuổi, có hại cho người tiêu dùng. Nhận xét mới của Matt Brittin, chủ tịch kinh doanh và hoạt động của EMEA tại Google đã có lập trường rõ ràng, bác bỏ động thái thúc đẩy của các nhà khai thác viễn thông châu Âu để nhờ Big Tech hỗ trợ chi phí mạng, nói rằng đó là một ý tưởng 10 năm tuổi có hại cho người tiêu dùng, và khẳng định công ty đã đầu tư hàng triệu Euro vào cơ sở hạ tầng internet.

Lời nhận xét được đưa ra khi Ủy ban châu Âu cho biết, họ sẽ tìm kiếm phản hồi từ các ngành công nghiệp viễn thông và công nghệ về vấn đề này trong những tháng tới trước khi đưa ra bất kỳ đề xuất lập pháp chính thức nào. Brittin cho biết, ý tưởng này từng được đưa ra cách đây hơn 10 năm trước, nó có thể phá vỡ tính trung lập của châu Âu hoặc phá vỡ tính định hình của một nền truy cập internet dạng mở.

“Những lập luận này tương tự như những gì chúng tôi đã nghe cách đây 10 năm trước hoặc hơn, và chúng tôi không thấy dữ liệu mới nào rõ ràng, thực tế, hợp lý để thay đổi tình hình. Nó có thể có tác động tiêu cực đến người tiêu dùng, đặc biệt là vào thời điểm tăng giá” – Brittin nói. Thậm chí, ông còn cho biết, Google, chủ sở hữu của YouTube, đã dốc sức liên tục của mình để làm cho nó hiệu quả hơn dựa trên các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, bằng cách mang lại 99% lưu lượng truy cập, và đã đầu tư hàng triệu Euro để làm như vậy.

Brittin cho biết: “Vào năm 2021, chúng tôi đã đầu tư hơn 23 tỷ Euro chi tiêu vốn – phần lớn trong số đó là cơ sở hạ tầng. Chúng bao gồm 6 trung tâm dữ liệu lớn ở châu Âu, 20 tuyến cáp ngầm trên toàn cầu, với 5 bộ nhớ đệm để lưu trữ nội dung kỹ thuật số trong các mạng cục bộ tại 20 địa điểm ở châu Âu. Chúng tôi tôn trọng và hoàn toàn ủng hộ nhu cầu duy trì các nguyên tắc Internet của EU, nhưng người tiêu dùng phải tiếp tục được tự do thoải mái thưởng thức tất cả các nội dung và ứng dụng hợp pháp có sẵn trên internet”.

Theo Reuters/Theguardian

Có thể bạn quan tâm
Tin khẩn về bão Noru cập nhật nhanh trên tài khoản Zalo chính thức

Thông qua trang Zalo chính thức, các tỉnh Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam, Huế… đã nhanh chóng gửi đi nhiều thông báo khẩn, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh bão Noru đến người dân.

Rau bẩn, rau sạch và giải pháp số để dữ liệu của rau lên tiếng!

Trong nhiều chục năm qua, canh tác vô cơ nhằm tạo ra năng suất cao, sản lượng lớn để đáp ứng nhu cầu chống đói của xã hội sau những năm chiến tranh dần dần bộc lộ mặt trái của nó. Đó là các sản phẩm canh tác vô cơ không an toàn đối với sức khỏe của con người. Một phần do quán tính, quá trình sạch hóa thực phẩm diễn ra khá chậm. Vì thế mới gây bức xúc trong xã hội. Bài viết này không có ý mổ xẻ nguyên nhân của chuyện rau bẩn hay sạch mà muốn đóng góp giải pháp để chung tay cùng giải quyết triệt để vấn nạn này.

HEINEKEN Việt Nam khánh thành nhà máy bia năng suất nhất thế giới, tốc độ 130.000 lon/giờ

Ngày 24/9 tại Bà Rịa Vũng Tàu, HEINEKEN Việt Nam chính thức khánh thành nhà máy bia HEINEKEN lớn nhất Đông Nam Á. Đây cũng là nhà máy bia năng suất nhất thế giới với tốc độ 130.000 lon/giờ, xuất xưởng 12 triệu lon/ngày.

Triển lãm IT và gaming INTEL TECH CAMP: Nhiều hoạt động thú vị, đông người tham gia

Sự kiện triển lãm IT và gaming INTEL TECH CAMP lần đầu tiên do Intel tổ chức tại Việt Nam đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của hơn 21 nhãn hàng công nghệ và 11 đại lý. Diễn ra suốt trong hai ngày 24/9 và 25/9 từ 9h30 đến 21h tại Nhà văn hóa Thanh niên, TP.HCM, sự kiện thu hút đông đảo khách tham quan, giới trẻ tham gia.

127 trang Zalo của công an trên toàn tỉnh Bình Dương

Công an tỉnh Bình Dương vừa tổ chức Hội nghị triển khai trang Zalo “Công an tỉnh Bình Dương” và 126 trang Zalo của công an các cấp huyện xã thuộc tỉnh.

Phát triển thành công lớp phủ nha khoa tổng hợp bền hơn men răng tự nhiên

Các nhà khoa học đã phát triển thành công lớp phủ nha khoa tổng hợp từ hợp chất Hydroxyapatite.

Doanh nghiệp có mô hình kinh doanh trực tiếp tạo tác động lợi thế cạnh tranh sẽ nhiều hơn

Hội nghị Kinh doanh tạo tác động 2022 do Forbes Việt Nam và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển cộng đồng LIN tổ chức 22/9 tại TP.HCM quy tụ đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế cùng thảo luận về xu hướng chuyển dịch các mô hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh tạo tác động tích cực xã hội và hướng tới phát triển bền vững.

Đồng hồ thông minh Amazfit GTS 4 có thêm phiên bản Mini

Dòng đồng hồ thông minh Amazfit GTS 4 Mini có thiết kế trẻ trung, có thể giám sát sức khỏe 24/7 người đeo liên tục trong 15 ngày chỉ với một lần sạc.

iOS 16.0.2 chính thức phát hành, khắc phục các lỗi của iPhone 14 series

Apple vừa phát hành iOS 16.0.2 – bản cập nhật nhỏ thứ hai sau khi iOS 16 được chính thức phát hành cách đây hơn một tuần và là trường hợp rất hiếm.

Người tố cáo Facebook ra mắt tổ chức chống lại các tác hại của mạng xã hội

Frances Haugen, cựu nhân viên Facebook hôm 22/9 đã công bố một tổ chức phi lợi nhuận mới, với mục tiêu làm lành mạnh hơn phương tiện truyền thông xã hội.