Bước tiếp theo của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang cận kề sau khi chính phủ Hoa Kỳ xác nhận một loạt hành động chống lại cái gọi là nhà sản xuất và ứng dụng Trung Quốc “không đáng tin cậy”.
Chính quyền Trump không cho biết các hành động chính xác sẽ được thực hiện ngoài việc tuyên bố ngăn các nhà sản xuất Trung Quốc (giấu tên) cung cấp các ứng dụng do Hoa Kỳ sản xuất để tải xuống hoặc cài đặt trước chúng.
Thuật ngữ “không đáng tin cậy” cực kỳ rộng và sẽ là lời cảnh tỉnh cho tất cả các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc thực hiện các biện pháp dự phòng ngay bây giờ. Bởi lẽ, những lời hùng biện cho hành động này đều gợi nhớ đến cách mà chính phủ Mỹ sử dụng trước khi có hành động chống lại Huawei vào giữa năm 2019. Trong tuyên bố gây sốc, Huawei đã bị liệt vào Danh sách đen của Mỹ, nghĩa là một số công ty Mỹ và các công ty có công nghệ với nguồn gốc từ Mỹ không được phép tự do kinh doanh với Huawei. Một loạt các hạn chế trừng phạt tương tự có thể dễ dàng ảnh hưởng đến các thương hiệu Android khác từ Trung Quốc và họ cần phải chuẩn bị để đối mặt với những thách thức tương tự, hoặc có thể tồi tệ hơn rất nhiều.
Phụ thuộc cả phần cứng và ứng dụng
Một trong những công ty Mỹ quan trọng nhất buộc phải cắt đứt mối quan hệ với Huawei là Google. Việc mất Google Mobile Services sau đó chắc chắn là một đòn giáng mạnh cho thương hiệu Trung Quốc. Tất cả các điện thoại và máy tính bảng gần đây của Huawei đều không cung cấp ứng dụng Google được cài đặt sẵn, Play Store hoặc bộ Play Services quan trọng để các ứng dụng bên thứ nhất và bên thứ ba sử dụng. Vị thế của Huawei trên thị trường toàn cầu tuy vẫn vững chắc nhưng phần lớn nhờ doanh số bán hàng tại thị trường quê nhà, nơi Google không phải là nhân tố quan trọng.
Số phận tương tự này có thể sẽ đến với nhiều nhà sản xuất smartphone Trung Quốc nếu Mỹ quyết định rằng tất cả các thương hiệu Trung Quốc là “không đáng tin cậy”. Từ OnePlus, TCL đến OPPO và Xiaomi đều có thể là nạn nhân trước ngôn từ mơ hồ được chính quyền Tổng thống Trump sử dụng, có nghĩa là không có thương hiệu nào an toàn.
Một cách để giảm thiểu tác động tiềm ẩn của việc mất Google là gửi các thiết bị để được Google chứng nhận càng sớm càng tốt. Đây không phải là cách chắc chắn để đánh bại các lệnh trừng phạt của Mỹ, bên cạnh đó họ phải chuẩn bị một danh mục thiết bị mới và sắp ra mắt một cách đầy đủ trước khi điều xấu nhất có thể xảy ra.
Một giải pháp khác có thể nhưng ít được mong đợi đó là đổi thương hiệu cho các thiết bị hiện có. Ví dụ với Huawei P30 Pro New Edition. Nói là ít được mong đợi bởi lựa chọn này giống như kiểu sơn lại một ngôi nhà cũ hơn là cải tạo lại nó. Chắc chắn, lớp sơn mới trông rất hấp dẫn, nhưng ngôi nhà đó vẫn như cũ, người tiêu dùng vẫn còn rất khôn ngoan.
Nhưng lệnh cấm của Mỹ đối với các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc không chỉ đơn giản là mất đi phiên bản Android của Google. Quyền tiếp cận các loại phần cứng tạo nên rất nhiều thiết bị Android cũng có thể gặp nguy hiểm.
Hậu quả cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có thể hạn chế hoặc cắt đứt nguồn cung cấp chip xử lý quan trọng cho các OEM Trung Quốc như OPPO, OnePlus và Xiaomi. Không có thương hiệu nào trong số này có bất kỳ khả năng thiết kế chip riêng như HiSilicon chịu trách nhiệm đối với chip Kirin của Huawei vì họ đều sử dụng chip Qualcomm hoặc MediaTek. OPPO đã xác nhận các tiến bộ công việc nghiên cứu chip nhưng chắc chắn đã đi sau các nhà thiết kế chip khác nhiều năm.
Nhưng ngay cả có phép mầu tạo ra một chip tiên tiến đi chăng nữa, các công ty vẫn cần một đối tác thực sự sản xuất những con chip đó. Trên thực tế, đây chính xác là tình huống mà Huawei đang gặp phải khi TSMC – nhà sản xuất chip hàng đầu – đã bị cấm sản xuất chip cho HiSilicon do lệnh trừng phạt, khiến Huawei xác nhận rằng dòng Mate 40 sẽ là loạt smartphone cao cấp cuối cùng sử dụng chip Kirin của hãng.
Nếu các biện pháp tương tự được Mỹ thực hiện trên quy mô rộng hơn, nhiều OEM Trung Quốc sẽ buộc phải chuyển sang các nhà sản xuất chip kém tiên tiến hơn không sử dụng công nghệ của Mỹ. Hãy thử tưởng tượng một smartphone cao cấp mới từ OnePlus không sử dụng chip Snapdragon mới nhất, liệu có ai còn quan tâm? Ngay cả khi họ đã dự trữ một lượng lớn nguồn chip thì đó cũng không phải là lựa chọn khả thi về lâu dài.
Các nhà sản xuất như Xiaomi và Realme đang đầu tư rất nhiều vào Ấn Độ, trong khi OnePlus là một trong số ít công ty Trung Quốc tiến vào Mỹ. Nhưng tất cả những vị trí này đều trở nên bấp bênh khi không có sự tiếp cận với sức mạnh xử lý tiên tiến và các dịch vụ của Google. Hãy nhìn vào hậu quả mà ZTE gặp phải khi gặp lệnh trừng phạt từ Mỹ vào năm 2018, dù lệnh cấm chỉ kéo dài vài tuần.
Các công ty Trung Quốc liệu sẽ hợp nhất?
Một giải pháp khả thi là các công ty Trung Quốc hình thành một mặt trận thống nhất chống lại bất kỳ hành động nào của Mỹ. Nghe có vẻ kỳ lạ khi nghĩ các công ty đối thủ hợp tác với nhau nhưng không phải là chưa có tiền lệ.
Đầu năm nay, Xiaomi, OPPO, Vivo và Huawei đã hợp lực để thành lập Liên minh Dịch vụ Nhà phát triển Toàn cầu. Mối quan hệ hợp tác này được thành lập với mục đích hợp lý hóa việc tải nội dung nước ngoài lên cửa hàng ứng dụng của mỗi nhà sản xuất ở các thị trường toàn cầu khác nhau, đồng thời giúp các nhà phát triển quảng bá nội dung đó dễ dàng hơn. Cách tiếp cận này sẽ có nhiều thách thức nhưng được xem là giải pháp tốt nhất có thể cho việc thiếu các dịch vụ của Google trên các sản phẩm của các công ty có tham vọng vươn ra ngoài Trung Quốc.
Ngoài ra còn có Liên minh truyền tải ngang hàng giúp chia sẻ tập tin giữa các thiết bị đến từ OPPO, Vivo và Xiaomi; hay Liên minh A.U.P.U (Android Unified Push Alliance) bao gồm Huawei, OnePlus, OPPO, Vivo, Xiaomi, Realme và thậm chí cả Samsung. Xét cho cùng, một kế hoạch trên diện rộng nhằm trừng phạt các OEM Trung Quốc có thể thúc đẩy nhiều hơn nữa các mối quan hệ cộng tác như vậy.
Liệu các thương hiệu Trung Quốc có thể tiến thêm một bước nữa và hợp tác để xây dựng một giải pháp thay thế cho Android hoặc thậm chí tham gia cùng Huawei trong việc thúc đẩy Harmony OS? Hệ điều hành cây nhà lá vườn của Huawei vẫn chưa sẵn sàng cho điện thoại, nhưng gần như chắc chắn rằng công ty sẽ muốn các thương hiệu khác hỗ trợ nền tảng này để mang lại tính hợp pháp và mở rộng phạm vi tiếp cận. Hơn nữa, phương pháp tiếp cận của Harmony còn lấp đầy khoảng trống mà Android bỏ lại trong không gian thiết bị đeo được, IoT và TV.
Dĩ nhiên, tất cả những nội dung trên chỉ là dự đoán, nhưng khi mà cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung hiện tại không có dấu hiệu hạ nhiệt, không còn lựa chọn khác nếu các OEM Trung Quốc muốn vượt qua cơn bão sắp tới.
Theo nguồn tin, Huawei đã cạn kiệt nguồn cung cho chip Kirin và không thể sản xuất thêm được nữa do lệnh cấm từ Mỹ.
Bộ đôi OPPO Reno 4 series đã chính thức được mở bán và trong 6 ngày mở đặt hàng đã có được hơn 23.000 đơn cọc mua máy. Trong khi đó, OPPO Watch trong lần đầu ra mắt cũng đã nhận được 800 đơn đặt cọc, vượt xa mong đợi của nhà bán lẻ Thế Giới Di Động.
Đại học RMIT và Công ty Giáo dục và Đào tạo VinAcademy (thuộc Vingroup) đã ký kết thỏa thuận về việc đào tạo thế hệ phi công tương lai cho Việt Nam.
Sau khi Tổng thống Mỹ Trump ký sắc lệnh cấm cả TikTok và WeChat ở Mỹ từ ngày 20/9, TikTok đã đưa ra một tuyên bố cho biết họ không đồng ý với quyết định này và sẽ theo đuổi “mọi biện pháp khắc phục”.
Lần thứ hai trong một thập kỷ, một phụ nữ ở New Hampshire có khuôn mặt mới sau lần cấy ghép thất bại đầu tiên.
Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động tàn khốc đối với thế giới ở nhiều phương diện, lĩnh vực thậm chí cả tính mạng con người.
Thế Giới Di Động vừa kí kết hợp tác phân phối độc quyền chiếc smartwatch đầu tiên của OPPO tại thị trường Việt Nam mang tên OPPO Watch. Hai bên kì vọng sẽ bán ra 20.000 chiếc trong vòng 3 tháng tới, gấp đôi doanh số của những thương hiệu smartwatch khác trên thị trường hiện nay.
Ngoài nâng cấp khả năng chống ồn và cải thiện chất lượng âm thanh, dòng tai nghe true wireless chống ồn chủ động WH-1000XM4 còn được Sony ứng dụng công nghệ AI để mang đến những trải nghiệm thú vị hơn cho người dùng.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 6/8 tuyên bố Hoa Kỳ sẽ thiết lập một “Mạng sạch”, đồng thời nêu tên 7 công ty bị cấm phát hành thêm ứng dụng từ Trung Quốc và bị hạn chế khả năng truy cập vào các hệ thống đám mây của Hoa Kỳ.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Trung tâm Y tế Đại học Nebraska cung cấp bằng chứng mới về khả năng virus SARS-CoV-2 lây nhiễm trong môi trường, sau khi thu thập các mẫu không khí, bề mặt tại các khu vực chăm sóc bệnh nhân Covid-19.