Sau khi điều tra, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (Federal Communications Commission, viết tắt là FCC) đã áp dụng mức phạt tập thể 196 triệu USD đối với các nhà mạng lớn, do họ đã chia sẻ trái phép dữ liệu vị trí của khách hàng. Hành động này nêu bật lập trường quan trọng trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng.
Cụ thể, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ thông báo rằng, họ đã áp dụng mức phạt tập thể lên tới 196 triệu USD đối với các nhà mạng không dây lớn nhất đất nước, bao gồm AT&T, Verizon, Sprint, T-Mobile.
Hình phạt được áp dụng cho các nhà mạng lớn của Mỹ, bởi họ đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu vị trí khách hàng với bên thứ ba, mà không có sự đồng ý hợp lệ.
Theo cuộc điều tra của FCC bắt đầu từ năm 2019, kết quả tiết lộ rằng, các nhà mạng lớn đã bán dữ liệu vị trí theo thời gian thực từ thiết bị của khách hàng cho các công ty tổng hợp dữ liệu của bên thứ ba. Dữ liệu này sau đó được bán lại cho nhiều tổ chức, bao gồm các nhà điều tra tư nhân, thợ săn tiền thưởng, cơ quan thực thi pháp luật, công ty thẻ tín dụng và các tổ chức khác.
FCC xác định rằng, hành vi này đã vi phạm luật liên bang, do không bảo vệ quyền riêng tư của thông tin người tiêu dùng. Các khoản tiền phạt áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng được tính toán dựa trên khoảng thời gian thực hiện việc chia sẻ dữ liệu bất hợp pháp, và số lượng thực thể có quyền truy cập trái phép vào thông tin vị trí của người dùng.
T-Mobile được đánh giá phải chịu mức phạt cao nhất với 80 triệu USD, tiếp theo là AT&T với 57 triệu USD, Verizon với 47 triệu USD. Còn Sprint, công ty đã được T-Mobile mua lại, đã bị phạt 12 triệu USD.
Các nhà mạng trên đã phản ứng trước quyết định mới của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ. AT&T tuyên bố rằng, họ có ý định thách thức các khoản tiền phạt, cho rằng các hình phạt là quá mức, và các phát hiện của FCC thiếu giá trị pháp lý và tính thực tế.
“Thật không công bằng khi chúng tôi phải chịu trách nhiệm về việc một công ty khác vi phạm các yêu cầu hợp đồng của chúng tôi; FCC đã bỏ qua các bước mà chúng tôi đã thực hiện ngay lập tức để giải quyết những sự cố, và giờ thì trừng phạt chúng tôi một cách ngược đời; Chúng tôi đã từng hỗ trợ các dịch vụ định vị cứu hộ như cảnh báo y tế khẩn cấp và hỗ trợ bên đường mà Bản thân FCC trước đây đã khuyến khích”, người phát ngôn của AT&T cho biết.
Còn người phát ngôn của Verizon tuyên bố rằng, FCC đã hiểu sai sự thật và họ có ý định kháng cáo. “Công ty cam kết sâu sắc trong việc bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng. Trong trường hợp này, khi một kẻ xấu có được quyền truy cập trái phép vào thông tin liên quan đến một số lượng rất nhỏ khách hàng, chúng tôi đã nhanh chóng và chủ động cắt đứt kẻ lừa đảo, tắt chương trình và làm việc để đảm bảo điều này không thể xảy ra nữa”, người phát ngôn của Verizon chia sẻ.
Còn T-Mobile cũng có ý định thách thức quyết định này, họ cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi rất coi trọng trách nhiệm bảo mật dữ liệu của khách hàng, và luôn ủng hộ cam kết bảo vệ người tiêu dùng của FCC, nhưng quyết định này là sai lầm và mức phạt là quá đáng”, đại diện của T-Mobile nói.
Chris Frascella, cố vấn tại Trung tâm Thông tin Bảo mật Điện tử Mỹ, cho biết hành động mới nhất của FCC đã mất quá nhiều thời gian để đạt được. Ông chia sẻ qua email: “Chúng tôi khen ngợi FCC vì cuối cùng đã trừng phạt các nhà cung cấp dịch vụ mạng không dây, vì tiết lộ trái phép thông tin vị trí của khách hàng, nhưng lẽ ra việc này không nên mất quá 4 năm để đạt được”.
Chủ tịch FCC Jessica Rosenworcel nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin cá nhân nhạy cảm của người tiêu dùng, nói rằng các nhà mạng đã không bảo vệ được thông tin vốn được giao phó cho họ. FCC tuyên bố sẽ buộc tất cả các nhà cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm, và đảm bảo họ phải tuân thủ nghĩa vụ bảo vệ dữ liệu của khách hàng.
Có thể thấy, khoản tiền phạt 196 triệu USD do FCC đưa ra như một lời nhắc nhở rõ ràng về hậu quả, đối với các công ty viễn thông coi thường quyền riêng tư của người tiêu dùng, và tham gia vào việc chia sẻ trái phép dữ liệu vị trí nhạy cảm. Vụ việc này cũng nhấn mạnh cam kết của FCC trong việc thực thi các quy định nghiêm ngặt, và bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng Mỹ.
Không lâu sau thông tin về công cụ AI của Huawei Pura 70 có thể cởi đồ khỏi hình ảnh được đưa ra, Apple cũng có động thái nhắm vào các ứng dụng tương tự trên App Store.
Ngày 25/4/2024, nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập, iTel giới thiệu chương trình ưu đãi đặc biệt nhằm tri ân khách hàng mang tên “Hi5! Đập tay trúng quà ngay!” với 100.000 phần quà, trong đó giải đặc biệt giá trị cao nhất là 1 lượng vàng 9999.
Dữ liệu mới nhất do IDC công bố cho biết, trong quý đầu tiên, Honor, Huawei và Oppo dẫn đầu với thị phần lần lượt là 17,1%, 17,0% và 15,7%, trở thành ba hãng dẫn đầu thị phần smartphone Trung Quốc.
Mới đây tại văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng Quản lý Quỹ Hy Vọng – ông Trương Gia Bình đã ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ” cùng ông Olivier Brochet – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam.
Trong năm 2023, Kaspersky đã ngăn chặn tổng cộng 287.413 cuộc tấn công ransomware (mã độc tống tiền) nhắm vào các tổ chức trong khu vực Đông Nam Á. Đã có sự chuyển dịch trong cách thức hoạt động của các tội phạm mạng.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật yêu cầu thoái vốn, hoặc cấm TikTok thành luật chính thức. TikTok cho biết họ sẽ thách thức luật này trước tòa án với lý do vi phạm Tu chính án thứ nhất. Các chuyên gia pháp lý cho rằng, lập luận về an ninh quốc gia của Quốc hội Mỹ vẫn có thể chiến thắng, trước những lo ngại về quyền tự do ngôn luận ngay tại tòa án.
Lợi ích của mạng 5G rất lớn và phong phú, nhưng việc áp dụng công nghệ này vào các ngành khác nhau mới là mục tiêu cuối cùng. Chúng ta hãy xem xét 10 lĩnh vực đang và sẽ được hưởng lợi từ công nghệ mạng 5G ngày nay.
Apple vừa giới thiệu mô hình đa ngôn ngữ (LLM) nguồn mở có tên OpenELM (hay mô hình ngôn ngữ hiệu quả nguồn mở), không lâu sau khi công ty giới thiệu ReALM – một mô hình AI cỡ nhỏ nhanh hơn GPT-4.
Apple chứng kiến doanh số bán iPhone giảm 19% trong ba tháng đầu năm tại Trung Quốc. Điều này một phần không nhỏ do sự ra mắt của điện thoại thông minh Mate 60 của Huawei, vốn đi kèm với chip cao cấp hỗ trợ kết nối di động 5G thế hệ tiếp theo.
Nền tảng video dạng ngắn thuộc sở hữu của Trung Quốc, TikTok thề sẽ thắng thế trước tòa án, sau khi dự luật này được Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa chính thức ký.