Các nhà đầu tư bắt đầu rót tiền nhiều hơn cho công nghệ khí hậu

Động lực và xu hướng đầu tư vào công nghệ khí hậu: Định hình một tương lai bền vững. Ảnh: @Google.

2023 là năm nóng kỷ lục mang đến những hiện tượng thời tiết cực đoan, cùng một số thiệt hại kinh tế nhất định. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết phải áp dụng các biện pháp bền vững, cũng như báo trước một kỷ nguyên mới của việc đầu tư có ý thức hơn về khí hậu.

Tại Đông Nam Á – khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu do có đường bờ biển dài và vùng trũng thấp, có 16 công ty khởi nghiệp công nghệ xanh đã huy động vốn trong giai đoạn quý III/2023, đạt khối lượng giao dịch huy động vốn hàng quý cao nhất trong ít nhất 5 năm qua, theo báo cáo mới của DealStreetAsia.

Cụ thể, 16 công ty khởi nghiệp đã thu về được 140 triệu USD nguồn vốn kêu gọi đầu tư, dẫn đầu là công ty tái tạo InterContinental Energy có trụ sở tại Singapore, công ty này đã huy động được tới 115 triệu USD vào tháng 9 từ quỹ đầu tư quốc gia Singapore phối hợp với nhà đầu tư tập trung vào ngành công nghiệp hydro sạch Hy24.

Các công ty quản lý chất thải như Blue Planet Environmental Solutions, có trụ sở tại Singapore và Rekosistem, có trụ sở tại Indonesia, cũng nằm trong số những công ty mới nhất tiến hành gây quỹ cho công nghệ khí hậu trong quý III/2023.

Các công ty khác đã tạo dựng được thành công nhờ sự bùng nổ của các khoản đầu tư tập trung vào khí hậu và kiểm soát tác động biến đổi khí hậu, bao gồm công ty công nghệ nước thải xanh Hydroleap của Singapore, công ty này đã huy động được 4,4 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A do Real Tech Holding dẫn đầu. Gần đây hơn, Climate Alpha, một nền tảng phân tích được hỗ trợ bởi AI có trụ sở tại Singapore, đã thu về 5 triệu USD trong vòng gọi vốn do Jungle Ventures dẫn đầu.

Có thể thấy, công nghệ khí hậu đã trở thành chủ đề nóng đối với các nhà đầu tư và doanh nhân trong vài năm qua. “Tính dễ bị tổn thương của khu vực Đông Nam Á trước biến đổi khí hậu đã nâng cao nhận thức, cũng như mối lo ngại về tác động trước mắt và lâu dài của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Khi khu vực Đông Nam Á phải vật lộn với những thách thức về môi trường, việc giải quyết các vấn đề và rủi ro về khí hậu đã được chú trọng nhiều hơn”, Paul Ong, đối tác tại công ty tài chính liên doanh Innoven Capital cho biết.

Paul Ong cũng nói thêm rằng, mặc dù Innoven Capital không có bất kỳ quỹ công nghệ xanh riêng nào, nhưng công ty này luôn đầu tư vào các loại công nghệ phù hợp với khí hậu như phương tiện di chuyển bằng điện, dự án phát triển tính bền vững của thực phẩm với nền kinh tế tuần hoàn.

Trong suốt năm 2023, nhiều quỹ tài chính tập trung vào tác động biến đổi khí hậu đã xuất hiện ở Châu Á và Đông Nam Á để hỗ trợ các doanh nhân thiết kế các giải pháp, nhằm giảm thiểu những thách thức liên quan đến khí hậu.

Điển hình là công ty đầu tư mạo hiểm TRIREC của Singapore, công ty này đã công bố quỹ khí hậu trị giá 100 triệu USD vào tháng 5/2023 với sự hợp tác của công ty công nghệ năng lượng Thái Lan Innopower, phía Quỹ The Radical Fund cũng lần đầu công bố quỹ khí hậu Đông Nam Á trị giá 40 triệu USD.

Chỉ trong tháng 12, nhà xây dựng liên doanh công nghệ khí hậu Wavemaker Impact có trụ sở tại Singapore đã đạt được thành công nhất định, khi ra mắt quỹ khí hậu đầu tay của mình ở mức 60 triệu USD, trong khi British International Investment có trụ sở tại Vương quốc Anh đã đầu tư vào ba quỹ tài chính khí hậu riêng biệt tập trung vào khu vực châu Á.

Vào tháng 11, nhà đầu tư Thụy Sĩ Ability Investments đã công bố quỹ chiến lược đầu tư khí hậu trị giá 500 triệu USD, công ty quản lý tài sản Edelweiss Capital Group, cũng có trụ sở tại Thụy Sĩ, đã ra mắt quỹ cổ phần tư nhân trị giá 150 triệu USD, điểm chung là các công ty này đều thực hiện các khoản đầu tư liên quan đến công nghệ khí hậu ở châu Á.

Cũng trong tháng 11, nhà quản lý quỹ tác động toàn cầu LeapFrog Investments đã đạt được cam kết từ nhà đầu tư nhà nước Singapore Temasek và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu cho chiến lược khí hậu trị giá 500 triệu USD nhắm vào Châu Á và Châu Phi.

“Đông Nam Á có vai trò quan trọng do quy mô và mức độ cấp bách của cuộc khủng hoảng khí hậu. Cơ hội cũng rộng mở như nhau. Vì thế, với sự đầu tư và hỗ trợ, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang và sẽ có cơ hội đi tắt đón đầu con đường phát triển thịnh vượng mà hạn chế được carbon theo cách mà nhiều quốc gia ở khác châu lục khác đã đi qua”, Charlie Ill, giám đốc đầu tư của Investible nói với DealStreetAsia.

Sự đa dạng về địa lý và nhân khẩu học của khu vực Đông Nam Á mang đến những cơ hội lớn trong lĩnh vực này, bao gồm một số phân ngành có tiềm năng cao bao gồm xe điện, năng lượng tái tạo, quản lý chất thải, nền kinh tế tuần hoàn, cũng như các giải pháp liên quan đến tính bền vững của thực phẩm và nước.

“Nguồn năng lượng tái tạo dồi dào đã thúc đẩy tăng trưởng các dự án năng lượng mặt trời và gió trong khu vực, trong đó các quốc gia như Việt Nam và Thái Lan dẫn đầu về công suất năng lượng tái tạo”.

Đại diện của TRIREC, Mike Lim cho biết: “Sự tăng trưởng của các dự án năng lượng tái tạo được triển khai trên toàn khu vực là nhằm hỗ trợ quá trình khử cacbon, đặc biệt là hướng tới việc áp dụng hydro sạch”.

Các nhà đầu tư bắt đầu rót tiền nhiều hơn cho công nghệ khí hậu - cong nghe khi hau
Đầu tư vào công nghệ khí hậu ngày càng trở nên quan trọng, khi cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu leo ​​thang. Những khoản đầu tư này có tiềm năng đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang một tương lai bền vững và ít carbon. Ảnh: @Google.

Tuy nhiên, theo Paul Ong thì việc đầu tư vào lĩnh vực này đi kèm với những rủi ro nhất định, thường gặp ở nhiều lĩnh vực non trẻ. Ong cho biết, những thách thức bao gồm sự không chắc chắn về tính phù hợp của sản phẩm hoặc thị trường, mức độ sẵn sàng trả tiền của khách hàng, chu kỳ phát triển sản phẩm kéo dài, thời gian nắm giữ đầu tư và đảm bảo nguồn vốn.

Vì nhiều giải pháp công nghệ khí hậu đòi hỏi cách tiếp cận khoa học, nên công nghệ khí hậu cần nhiều vốn. Đồng tình với quan điểm này, Marie Cheong, đồng sáng lập tại Wavemaker Impact, nói rằng quá trình khử carbon cần có các giải pháp hữu hình, rộng rãi và tích hợp, kết hợp phần cứng và phần mềm. Theo Marie Cheong, các công ty công nghệ khí hậu muốn tạo ra những tác động có ý nghĩa thì phải vượt qua những thách thức trong việc đảm bảo nguồn vốn cho chi tiêu vốn, cũng như mở rộng quy mô.

TP.HCM tổ chức diễn tập thực chiến và theo kịch bản về an toàn thông tin liên tục trong 4 ngày

Ngày 26/12/2023, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Chi hội An toàn thông tin phía Nam và Công viên Phần mềm Quang Trung tổ chức chương trình “Diễn tập an toàn thông tin mạng Thành phố Hồ Chí Minh 2023” liên tục trong 4 ngày theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Trung Quốc nới lỏng lập trường đối với trò chơi trực tuyến

Sau khi công bố các quy định mới gây chấn động ngành cờ bạc Trung Quốc vào cuối tuần trước, cơ quan quản lý địa phương đã thực hiện một bước nữa nhằm nới lỏng lập trường đối với trò chơi điện tử.

CEO Intel thừa nhận tốc độ Định luật Moore nay là 3 năm, thay cho 1 năm trước đây

Sau khi lên lãnh đạo Intel cách đây ba năm, CEO Pat Gelsinger, đã đặt mục tiêu sửa chữa những sai sót mà các CEO tiền nhiệm gặp phải và điều chỉnh lại hướng đi của Định luật Moore.

Dự báo an ninh mạng năm 2024

Với việc công nghệ không ngừng phát triển nhanh chóng, năm 2024 là năm định hình để tiếp tục những đột phá có thể làm thay đổi hoàn toàn cách thế giới của chúng ta sinh sống, tương tác và giao tiếp. Đổi mới sáng tạo, sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) đang tác động mạnh mẽ tới mọi khía cạnh trong đời sống của chúng ta, bao gồm cả an ninh mạng.

Nhập khẩu thiết bị in thạch bản từ Hà Lan sang Trung Quốc tăng gấp 10 lần

Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt thắt chặt, các nhà sản xuất chip Trung Quốc đang tích cực thu mua tất cả các thiết bị in thạch bản được chào bán.

Thế Giới Di Động tái cấu trúc toàn diện, hướng đến năm 2024 sáng hơn

Thông báo từ Thế Giới Di Động cho hay, cuối năm 2023, quá trình tái cấu trúc toàn diện của công ty vẫn đang tiếp tục diễn ra trên mọi mặt, từ khối cửa hàng, khối mua hàng, kho vận đến các phòng ban hỗ trợ. Quá trình này chắc chắn sẽ gây ra nhiều thay đổi, tuy nhiên công ty buộc phải thực hiện nhằm thoát khỏi tình hình thị trường không thuận lợi 2023, hướng đến 2024 tăng trưởng doanh thu, thị phần và cải thiện mạnh mẽ lợi nhuận.

240 triệu PC có thể sớm biến thành rác thải điện tử

Việc ngừng hỗ trợ Windows 10 sắp tới có thể khiến hàng trăm triệu thiết bị trở nên lỗi thời, có khả năng góp phần đáng kể vào việc tạo ra rác thải điện tử.

Vì đâu Samsung Galaxy A series bán chạy hàng đầu thế giới?

Theo thống kê, Samsung Galaxy A series luôn nằm trong top smartphone Android bán chạy nhất thế giới trong nhiều quý.

Trung Quốc quy định cứng rắn với 180 tổ chức thanh toán phi ngân hàng

Trung Quốc vừa công bố các quy định cứng rắn đối với các tổ chức thanh toán phi ngân hàng, trong bối cảnh nước này đang tiến hành các biện pháp kiểm soát chặt chẽ trong lĩnh vực tài chính trị giá 57 nghìn tỷ USD.

So sánh trí tuệ nhân tạo với vũ khí hạt nhân là điên rồ

Đồng sáng lập Google Brain, Andrew Ng cho rằng không bao giờ nên so sánh trí tuệ nhân tạo (AI) với vũ khí hạt nhân.