Các nhà đầu tư Mỹ đầu tư vào Trung Quốc, ra sao sau lệnh cấm công nghệ?

Biden ra lệnh cấm một số khoản đầu tư công nghệ của Mỹ vào Trung Quốc. Ảnh: @AFP.

Những hạn chế mới đối với đầu tư của Mỹ vào công nghệ tiên tiến ở Trung Quốc sẽ làm trầm trọng thêm sự sụt giảm, trong các thỏa thuận giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, và giáng một đòn mạnh vào các công ty khởi nghiệp của Mỹ vào Trung Quốc, trong khi đó Châu Âu lại có động thái khác thường hơn.

Thời đại của các công ty đầu tư mạo hiểm Mỹ đầu tư vào thị trường Trung Quốc đã qua

Gần đây, Tổng thống Joe Biden đã ban hành một lệnh hành pháp sẽ hạn chế đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực điện toán lượng tử, chip tiên tiến và trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc, những lĩnh vực mà ông cho rằng gây ra rủi ro an ninh quốc gia đáng kể.

Các quy tắc được đề xuất phải tuân theo giai đoạn xem xét công khai trong 45 ngày. Sau đó, chúng sẽ được chuyển thành dự thảo, và sẽ sớm trở thành quy định chính thức dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào năm tới. Lệnh này sẽ áp dụng cho các khoản đầu tư của các công ty Mỹ vào các thành phố Hồng Kông và Macao, cũng như Trung Quốc đại lục.

Sau khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ cấm đầu tư của Mỹ vào một số ngành công nghệ quan trọng ở Trung Quốc, nhà sáng lập một công ty khởi nghiệp bán dẫn có trụ sở tại Thượng Hải đã rơi vào tình trạng lao đao thật sự.

“Sau khi tin tức được đưa ra, tôi đã quyết tâm chuyển đội hoạt động của mình ra khỏi Trung Quốc, ít nhất là một phần của đội”, người này nói, yêu cầu giấu tên vì tính nhạy cảm của chủ đề. “Nếu không, nguồn tài chính tiếp cận của công ty ở Mỹ sẽ rất hạn chế”.

Còn DCM, một công ty đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon quản lý các khoản đầu tư trị giá hơn 4 tỷ USD, cho biết lệnh này sẽ thay đổi cách thức và cấu trúc đầu tư của họ vào một lĩnh vực đang nổi bật là trí tuệ nhân tạo.

“Chúng tôi đang tích cực tham khảo ý kiến ​​​​của các cố vấn pháp lý của mình”, công ty nói với Đài CNN. Được biết, DCM là một trong những nhà đầu tư tích cực nhất của Hoa Kỳ vào các công ty khởi nghiệp Trung Quốc, được biết đến với việc hỗ trợ những tên tuổi lớn trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng như musical.ly, nền tảng video ngắn sau này trở thành TikTok.

Lệnh cấm của Hoa Kỳ, được công bố trong một sắc lệnh hành pháp mới nhất và nó sẽ có hiệu lực vào năm tới, nhằm ngăn chặn đầu tư của Mỹ vào điện toán lượng tử, chip tiên tiến và trí tuệ nhân tạo trong nỗ lực ngăn chặn quân đội Trung Quốc tiếp cận tài trợ và bí quyết công nghệ của Mỹ.

Về phần mình, các nhà đầu tư Mỹ đang cố gắng tìm ra tác động tiềm ẩn từ lệnh cấm của Biden đối với các cổ phần kinh doanh của họ ở Trung Quốc, và cân nhắc các chiến lược để tuân thủ theo hoặc là lựa chọn rút lui.

Các tập đoàn cổ phần tư nhân General Atlantic, Warburg Pincus và Carlyle Group đã rót hàng tỷ USD vào Trung Quốc trong những năm gần đây, khi họ tìm kiếm lợi nhuận khổng lồ từ việc đặt cược vào sự nổi lên của quốc gia này như một siêu cường công nghệ.

Tuy nhiên, trước những lệnh cấm công nghệ gần đây, nhiều công ty, tập đoàn thương hiệu Mỹ đã chọn phương án rút lui.

Các tập đoàn Mỹ đã thực hiện các giao dịch ở Trung Quốc trị giá 47 tỷ USD vào năm 2021, nhưng con số đó đã giảm nhanh chóng xuống chỉ còn 2,4 tỷ USD vào năm 2022 và 2,8 tỷ USD tính cho đến quý II năm 2023, theo số liệu từ Dealogic.

Một trong những động thái phủ đầu quyết liệt nhất đến từ Sequoia Capital. Vào tháng 6, công ty đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon này cho biết, họ đã loại bỏ chi nhánh hoạt động của mình ở Trung Quốc.

Giờ đây, lệnh cấm mới có thể khiến các nhà đầu tư Mỹ thận trọng hơn, khi cam kết gửi tiền vào các quỹ đầu tư tư nhân mới dành riêng cho thị trường Trung Quốc. Một nhà đầu tư mạo hiểm Châu Âu cho biết: “Thời đại của các công ty đầu tư mạo hiểm Mỹ đầu tư vào thị trường Trung Quốc đã qua rồi”.

Tuy nhiên, hàng chục công ty đầu tư mạo hiểm khác của Mỹ vẫn tiếp tục đầu tư tại Trung Quốc, hoặc giữ lại cổ phần trong các công ty Trung Quốc. Trong số đó có GGV Capital, GSR Ventures, Walden International và Qualcomm Ventures. Điều này khiến một ủy ban quốc hội Mỹ chuyên kiểm soát về đầu tư ở Trung Quốc đã tuyên bố sẽ điều tra những cái tên này vào tháng trước.

Các quan chức Mỹ cho biết, họ đang tập trung vào các công ty đầu tư mạo hiểm và vốn tư nhân của Mỹ, bên cạnh các công ty liên doanh, bởi vì các công ty này có thể mang lại cho các tập đoàn Trung Quốc những lợi ích “vô hình”.

Một số nhà đầu tư Mỹ cho rằng thiệt hại đối với các doanh nghiệp chuyên đầu tư vào Trung Quốc là không thể tránh khỏi, với khả năng gây tác động ngược trở lại đối với các thị trường Mỹ.

Edith Yeung, đối tác chung của Race Capital, một công ty ở Thung lũng Silicon chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp giai đoạn đầu, cho biết: “Đây là một đòn giáng mạnh không chỉ đối với hệ sinh thái khởi nghiệp của Mỹ ở Trung Quốc, mà còn đối với ngành đầu tư mạo hiểm của Mỹ”.

Bà Edith Yeung cho biết, sắc lệnh mới gợi ý rằng Washington đang cố gắng tách rời vốn đầu tư mạo hiểm của Mỹ và Trung Quốc, bất chấp việc chính quyền nhấn mạnh rằng họ không cố gắng ngăn chặn thương mại với Trung Quốc.

Bà còn nói thêm, lệnh hành pháp sẽ có tác động ớn lạnh đối với những người sáng lập công ty khởi nghiệp Mỹ ở Trung Quốc, và có thể thúc đẩy một số doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu ở Trung Quốc đại lục, thay vì ở Phố Wall. Bà nói: “Điều này sẽ chỉ làm tổn thương thị trường vốn của Mỹ trong dài hạn”.

Ở một diễn biến khác, Chính phủ Trung Quốc gần đây đã đưa ra các quy tắc mới yêu cầu các nhà phát triển ứng dụng nước ngoài phải có văn phòng hoặc có đối tác Trung Quốc để tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc. Giờ đây, họ phàn nàn rằng lệnh cấm mới của của Biden ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp Mỹ, phá vỡ trật tự kinh tế và thương mại quốc tế, và làm gián đoạn nghiêm trọng an ninh của chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu.

EU thận trọng trước lệnh cấm đầu tư của Mỹ đối với công nghệ Trung Quốc

Trong động thái phản ứng mới nhất, phía Liên Minh Châu Âu (EU) đã báo hiệu rằng, họ sẽ không ngay lập tức theo chân Mỹ trong việc ban hành lệnh cấm hoàn toàn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tiên tiến của Trung Quốc, thay vào đó, họ sẽ đưa ra đề xuất của riêng mình vào cuối năm nay.

Nhà Trắng trong nhiều tháng qua đã làm việc với các đồng minh ở Châu Âu và châu Á để khuyến khích họ thực hiện các bước tương tự như Mỹ. Ủy ban Châu Âu trả lời rằng, họ có liên hệ chặt chẽ với Nhà Trắng nhưng họ sẽ không làm theo ngay.

Vào tháng 6, EU đã thông báo rằng họ đang lên kế hoạch đưa ra các đề xuất về cách hạn chế rủi ro an ninh tiềm ẩn từ các khoản đầu tư ra nước ngoài vào cuối năm nay. Đức, Pháp và các quốc gia thành viên khác đã tìm cách làm giảm nỗ lực đó, chỉ ra rằng các nền kinh tế Châu Âu vốn gắn bó chặt chẽ với Trung Quốc hơn nhiều so với Mỹ.

Một nhà ngoại giao EU nói rằng, nhiều quốc gia thành viên có sự dè dặt và tin rằng, cần phải đánh giá đúng đắn trước khi đưa ra một công cụ phản ứng như vậy, vì nó có thể có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh.

Họ cũng chỉ ra những khác biệt giữa nền kinh tế Mỹ và EU, chẳng hạn như Mỹ có ít vốn đầu tư mạo hiểm hơn vào thị trường Trung Quốc hơn so với Châu Âu, dẫn đến khối cần phải có cách tiếp cận khác.

Cuộc tranh luận về kiểm soát thương mại diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang về việc Trung Quốc tiếp cận các công nghệ then chốt trong lĩnh vực quốc phòng và kỹ thuật số, cũng như những lo ngại về sự thống trị của họ đối với chuỗi cung ứng quan trọng đối với quá trình chuyển đổi xanh.

Nhưng EU phần lớn đã thực hiện một cách tiếp cận do dự hơn so với Mỹ trong việc hạn chế đầu tư vào Trung Quốc, thay vào đó theo đuổi chính sách giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh lo ngại rằng, các lệnh cấm hoàn toàn có thể gây ra những hậu quả không lường trước được cho thị trường tài chính của khối.

Vương quốc Anh cũng đã có một lập trường thận trọng hơn. Pháp và Đức đều tìm cách “luồn kim” giữa việc duy trì quan hệ kinh tế với Trung Quốc, và có lập trường cứng rắn hơn đối với các công nghệ chủ chốt.

Các nhà đầu tư Mỹ đầu tư vào Trung Quốc, ra sao sau lệnh cấm công nghệ? - cong nghe my trung quoc 3
Động thái này có thể làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, các quan chức Mỹ khẳng định các lệnh cấm nhằm giải quyết các rủi ro an ninh quốc gia nguy hiểm nhất. Ảnh: @AFP.

Đáp lại sắc lệnh hành pháp mới nhất của Biden, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức cho biết hôm rằng, họ sẽ tích cực tham gia vào cuộc thảo luận của EU về cách tiếp cận mà lục địa này nên thực hiện.

Berlin tháng trước đã khẳng định trách nhiệm, và quyết tâm phối hợp với các đồng minh trong việc ngăn chặn việc sử dụng các công nghệ tiên tiến để phát triển hơn nữa khả năng quân sự hóa của Bắc Kinh, và đe dọa an ninh quốc tế cũng như khu vực.

Họ nói thêm rằng các biện pháp được thiết kế để chống lại rủi ro liên quan đến đầu tư ra nước ngoài có thể rất quan trọng như một sự bổ sung cho các công cụ lệnh cấm hiện có. Nhưng chính phủ Đức đã phải vật lộn để tìm ra một cách tiếp cận thống nhất đối với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của đất nước này.

Còn Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có chuyến công du cấp cao tới Bắc Kinh vào tháng 4, cùng với hàng chục giám đốc điều hành của Pháp để tìm kiếm các thỏa thuận, nhằm phát triển quan hệ kinh tế, đồng thời cũng đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc của Pháp trong các ngành công nghiệp chiến lược như chất bán dẫn và pin điện.

Vào cuối tháng 7 khi đang có chuyến công du Trung Quốc, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã từ chối bình luận về những hạn chế của Mỹ đối với việc chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, đồng thời nói thêm rằng Pháp phản đối việc tách rời chuỗi cung ứng toàn cầu vốn sẽ gây ra thiệt hại kinh tế lớn.

Giám đốc thương mại của EU Valdis Dombrovskis nói với Financial Times trong tháng này rằng, Ủy ban Châu Âu đang tìm cách giám sát các khoản đầu tư của Châu Âu ở nước ngoài, nhưng muốn duy trì quan hệ tốt với Bắc Kinh, và cho rằng mọi biện pháp sẽ chỉ tập trung vào các sản phẩm có mối quan ngại về an ninh quốc gia cụ thể.

Tuy nhiên, ông cũng đáp trả những hạn chế do Trung Quốc công bố lệnh cấm đối với việc xuất khẩu gali và gecmani, kim loại quan trọng để sản xuất chip và xe điện, nói rằng chính sách này đã vượt quá những gì cần thiết để bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu.

Huỳnh Dũng- Theo FT/CNN/Fortune

Có thể bạn quan tâm
Kỷ nguyên AI trong chăm sóc sức khỏe tạo ra những thách thức dữ liệu

Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) cho phép các nhà nghiên cứu y học, chuyên gia y bác sỹ làm ra các bộ dữ liệu tổng hợp từ các dữ liệu đầu vào của các bệnh nhân khác nhau. Nhưng có một câu hỏi được đặt ra đó là, liệu bộ dữ liệu đầu ra đó có đủ chính xác dùng để lên kế hoạch phác đồ điều trị lâm sàng cho một bệnh nhân cụ thể hay không.

Apple chuẩn bị giới thiệu phiên bản iPhone 14 mới?

Ngoài 4 mẫu iPhone 15 mà Apple dự kiến ra mắt vào tháng tới, công ty cũng có thể tiết lộ thêm 2 mẫu iPhone 14 mới dựa vào các dữ liệu rò rỉ mới đây.

Bám sát chiến dịch, khai thác tâm lý người dùng, tin tặc tạo những kịch bản lừa đảo tinh vi

Những kẻ tấn công lừa đảo mạng rất biết cách bám vào các chiến dịch và nắm bắt tình hình thời sự, khai thác tâm lý người dùng để tạo ra những hình thức lừa đảo mới. Hãng bảo mật Kaspersky đã chia sẻ chi tiết về quá trình tấn công tinh vi này.

Mỹ siết chặt đầu tư công nghệ vào Trung Quốc

Báo cáo từ Reuters cho biết Nhà Trắng sẽ sớm nêu chi tiết kế hoạch cấm một số khoản đầu tư của Mỹ vào công nghệ nhạy cảm ở Trung Quốc, đồng thời yêu cầu chính phủ được thông báo về các khoản đầu tư khác.

Công nghệ không gian giúp máy móc nhận biết tình huống bằng… “âm thanh”, có trong camera Bosch

Bosch vừa giới thiệu dòng camera FLEXIDOME panoramic 5100i đột phá tích hợp cùng trí tuệ nhân tạo âm thanh (Audio AI) – Một ứng dụng tiên tiến được sử dụng trên tạm Vũ Trụ Quốc Tế (ISS), góp phần cải thiện đáng kể khả năng nhận thức tình huống cho người dùng.

Miễn phí giao dịch và hoàn tiền đến 10% khi dùng MoMo quét mã VietQR chuyển trả/thanh toán

Từ tháng 7/2023, MoMo chính thức miễn phí giao dịch chuyển trả/thanh toán khi dùng MoMo quét mã VietQR (mã QR ngân hàng) với hạn mức tối đa 10 triệu/tháng, không giới hạn số lượt giao dịch.

Thế hệ chip mới mạnh nhất được Apple thử nghiệm trên MacBook Pro?

Apple đã thử nghiệm thế hệ chip tiếp theo trước khi giới thiệu máy Mac mới, trong đó đáng chú ý nhất là sự có mặt của chip M3 Max hàng đầu.

Kiềm chế sự thiên vị vô thức trong AI

Khi việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trở nên phổ biến hơn, các doanh nghiệp vẫn đang phải vật lộn để giải quyết câu chuyện thiên vị phổ biến có trong công nghệ này.

Zalo mini app – giải pháp nối người dân và chính quyền

Mini app (ứng dụng nhỏ) trên Zalo giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tiện ích công nghệ do chính quyền cung cấp nhờ sự tiện dụng và an toàn.

iPhone 15 Pro sẽ có bộ nhớ trong lên đến 2TB?

Mặc dù có mức giá khởi điểm dự kiến tăng 100 USD hoặc 200 USD so với tiền nhiệm nhưng Apple có thể bù đắp lại cho khách hàng bằng cách tăng mức bộ nhớ trong cho các mẫu iPhone 15 Pro.