Các nhà bán lẻ ứng dụng công nghệ, điều chỉnh quy trình theo xu hướng đa kênh

Theo báo cáo Nghiên cứu thường niên về mua sắm toàn cầu lần thứ 14 của Zebra vừa công bố, người tiêu dùng đang quay trở lại cửa hàng, nhưng hành vi mua sắm không như trước đại dịch. Trước sự phát triển của các phương thức mua sắm đa kênh mới đang lấn lướt cửa hàng truyền thống, các nhà bán lẻ đã điều chỉnh quy trình và nhìn nhận lại quan điểm của họ về tầm quan trọng của công nghệ.

Mua sắm đa kênh mới đang lấn lướt cửa hàng truyền thống

Báo cáo ghi nhận, mặc dù 2/3 người mua dự kiến đến lại các của hàng truyền thống trong những tháng tới, nhưng hầu hết (73%) trong số họ không muốn ở lâu trong cửa hàng. 65% người mua tham gia khảo sát vẫn còn lo lắng về việc tiếp xúc với người khác, và ít người trong số người tham gia khảo sát tin rằng các nhà bán lẻ tuân thủ đầy đủ các quy định hoặc quy tắc về sức khỏe và an toàn trong cửa hàng như họ đã từng tuân thủ vào năm 2020. Một số người mua thậm chí còn không muốn vào cửa hàng để mua hàng. 

73% người mua muốn được giao hàng tại nhà thay vì nhận hàng tại cửa hàng hoặc địa điểm khác. 77% người mua nói rằng họ đã đặt hàng trên thiết bị di động, với hơn một nửa số người mua thuộc thế hệ Boomers sử dụng thương mại di động (m-commerce). 35% người mua thuộc thế hệ Boomers tham gia khảo sát cũng nói rằng họ đã sử dụng các ứng dụng di động để đặt món ăn hoặc mua thực phẩm. 

Một phát hiện thú vị là người mua cũng có xu hướng nghiên cứu giá sản phẩm (50%) trên mạng trước khi ra khỏi nhà. Gần 1/3 trong số họ kiểm tra liệu cửa hàng còn hàng hay không trước khi ra khỏi nhà, trong khi chỉ có 19% làm như vậy vào năm 2019.

Khoảng một phần ba người tiêu dùng cho biết họ sử dụng thiết bị di động để so sánh giá hoặc duyệt các trang web trực tuyến để tìm sản phẩm trong khi mua sắm. Hơn 70% người tham gia khảo sát xác nhận rằng gần đây họ không ở lại các cửa hàng không có đủ mặt hàng họ mong muốn, gần một nửa cho rằng hết hàng là lý do khiến họ không mua tại cửa hàng. 

Tiếp theo, 58% người mua cho biết tra cứu thông tin trên điện thoại thông minh còn nhanh hơn yêu cầu nhân viên cửa hàng giúp đỡ. Đa số nhân viên cửa hàng (64%) đồng ý với điều này, khiến các nhà bán lẻ không biết rằng khách hàng đang nghĩ tới việc mua hàng qua thương mại điện tử, có thể từ đối thủ cạnh tranh, trong khi họ vẫn đang ở trong cửa hàng. Hơn 25% người mua tham gia khảo sát đã đặt các đơn hàng thương mại di động bằng cách click-and-collect (chọn và lấy hàng) trong khi đang đi mua sắm, thậm chí một số trong số họ còn hoàn thành đơn hàng trên thiết bị di động để được giao hàng tận nhà.

84% người ra quyết định trong ngành bán lẻ biết đến xu hướng DIY (do-it-yourself – tự làm) này, và nhiều người trong số họ đang quan tâm tới các phương pháp ứng dụng công nghệ để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và bảo vệ doanh thu. Đây là tin tốt khi phần lớn người mua không muốn mua hàng từ quá nhiều nhà bán lẻ. Hơn 60% người mua nói họ sẵn sàng mua các mặt hàng đã hết hàng trước khi rời khỏi cửa hàng nếu những mặt hàng này có thể được giao tại một trong những cửa hàng gần đó của nhà bán lẻ, hoặc được vận chuyển tận nhà cho họ.

Các nhà bán lẻ nâng cao hiệu quả xử lý và thực hiện đơn hàng trực tuyến

Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch phụ trách Kinh doanh khu vực Đông Nam Á (SEA), Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương nhận định, đại dịch hiện đang khiến nhu cầu về các phương án click-and-collect (chọn hàng và lấy hàng) và giao hàng tận nhà gia tăng theo cấp số nhân, đặc biệt là khi các nhà bán lẻ bắt đầu bổ sung các tùy chọn thực hiện đơn hàng mới và khuyến khích các giao dịch thương mại di động. Để thích ứng với những thay đổi về hành vi người tiêu dùng này, nhiều nhà bán lẻ đã điều chỉnh quy trình và nhìn nhận lại quan điểm của họ về tầm quan trọng của công nghệ.

Hơn 3/4 người ra quyết định trong ngành bán lẻ cho rằng việc tăng hiệu quả xử lý và thực hiện đơn hàng trực tuyến là ưu tiên hàng đầu. Gần 90% người ra quyết định trong ngành bán lẻ xác nhận rằng công ty của họ hiện đang tìm cách cải thiện việc lựa chọn và đóng gói đơn hàng tại cửa hàng cũng như khả năng thực hiện đơn hàng tại kho hàng. Hơn một 1/3 người ra quyết định trong ngành bán lẻ hiện đang chuyển đổi không gian cửa hàng thành các địa điểm nhận và trả hàng được chỉ định, góp phần giúp giảm tải cho bộ phận dịch vụ khách hàng trung tâm. 

Tình trạng thiếu lao động và mức độ hài lòng của nhân viên cửa hàng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của cửa hàng bán lẻ, vì vậy hầu hết những người ra quyết định tham gia khảo sát cho biết họ đã có kế hoạch triển khai phần mềm quản lý lực lượng lao động và quản lý công việc trong năm tới. Đây là phản hồi tích cực trong bối cảnh 70% nhân viên cửa hàng đánh giá tích cực hơn về người sử dụng lao động khi được trang bị công nghệ. Hơn 80% nhân viên cửa hàng nói rằng họ có thể mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt hơn khi được trang bị máy tính di động và máy quét mã vạch. Nhân viên cửa hàng cũng tin rằng số liệu phân tích sẽ giúp họ có trải nghiệm hàng ngày tốt hơn và muốn quản lý công việc và lịch trình của mình bằng các ứng dụng và thiết bị di động. 

Các sản phẩm đầu đọc RFID cố định, thiết bị quét RFID UHF di động, máy tính bảng, máy kiểm kho, máy in mã vạch, máy quét mã vạch nhỏ gọn, máy đọc mã vạch… là các loại thiết bị công nghệ có thể giúp các nhà bán lẻ duy trì hoạt động đa kênh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm
Nhiều giải pháp của FPT đạt hạng 5 sao tại giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2021

Ngày 18/12, tại Lễ công bố Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2021 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức, 4 nền tảng, giải pháp công nghệ của Tập đoàn FPT được vinh danh, trong đó, có
3 nền tảng, giải pháp xuất sắc được xếp hạng 5 sao.

Tiền Giang khai trương nền tảng Chính quyền số toàn diện

Ngày 17/12/2021, nền tảng Chính quyền số tỉnh Tiền Giang đã chính thức được khai trương.

Nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dùng đang tăng cao chuẩn bị cho lễ, Tết

“Lễ hội mua sắm 12.12 – Sale To cuối năm” diễn ra trong 3 ngày từ 12/12 đến 14/12 trên Lazada đã ghi nhận những kết quả khả quan với doanh thu và số lượng đơn hàng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái .

Thêm một trang Facebook giả mạo tỷ phú Elon Musk – trò lừa đảo tiền điện tử

Không lâu sau khi Facebook gỡ bỏ một hồ sơ giả mạo Elon Musk do những kẻ lừa đảo điều hành, nhà nghiên cứu bảo mật Ehraz Ahmed đã phát hiện ra một trang Facebook mới giả mạo vị CEO Tesla này.

MediaTek công bố chi tiết SoC Dimensity 9000

Dimensity 9000, SoC đầu tiên được sản xuất trên tiến trình 4nm mới nhất, được trang bị trên các dòng smartphone sẽ được ra mắt trong Quý 1 2022 của các hãng OPPO, Vivo, Xiaomi và Honor.

ASUS ra mắt loạt laptop ExpertBook B5 OLED và B3 Flip, đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng

ASUS Việt Nam vừa chính thức tung ra thị trường loạt sản phẩm laptop trang bị công nghệ mới nhất thuộc dòng ExpertBook, gồm ExpertBook B5 OLED Series và ExpertBook B3 Flip.

Airbus bàn giao siêu máy bay A380 cuối cùng vì giá bay quá đắt

Airbus vừa bàn giao chiếc A380 cuối cùng cho Emirates trong tuần này, chính thức đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên máy bay chở khách lớn nhất thế giới.

Bất động sản số, nhà đầu tư cần có góc nhìn mở về tầm quan trọng của dữ liệu

Sự kiện VNITO 2021 với chủ đề Công nghệ cho bất động sản thời kinh tế số đã mang đến góc nhìn chuyên sâu của các chuyên gia tư vấn chuyển đổi số, mang đến những cơ hội phát triển mạnh mẽ cho ngành bất động sản, đặc biệt sau cú chấn động của đại dịch Covid-19.

Lan truyền thông tin sai lệch, lỗi của người dùng hay cách Facebook vận hành?

Andrew Bosworth, nhà phát triển lâu năm của Facebook và sắp chính thức đảm nhiệm chức vụ Giám đốc công nghệ Meta khẳng định, thông tin sai lệch lan truyền trên mạng xã hội là một vấn đề của xã hội, người dùng muốn có thông tin đó, là sự lựa chọn của mỗi người.

Thêm nhiều công ty Trung Quốc bị bổ sung vào danh sách đen của Mỹ

Ngày 16/12, Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung nhiều công ty Trung Quốc vào danh sách đen nhằm hạn chế xuất khẩu vì lý do an ninh quốc gia, bao gồm cả những cáo buộc khác.