Các công ty Mỹ đã được phép làm ăn trở lại với Huawei

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý giảm bớt các hạn chế đối với Huawei và trì hoãn thuế quan mới với hàng hóa Trung Quốc như một phần trong nỗ lực khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nội dung được ông Trump đưa ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 sau hơn một tháng đấu tranh gay gắt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông Trump bày tỏ hy vọng rằng các biện pháp sẽ dẫn đến một thỏa thuận thương mại lớn với Trung Quốc, mặc dù các vấn đề lớn vẫn còn và không rõ liệu một sự răn đe dài hạn có trong tầm tay hay không.

Các công ty Mỹ đã được phép làm ăn trở lại với Huawei - 115

Đổi lại, ông Trump cho biết Trung Quốc đã đồng ý mua một lượng lớn sản phẩm nông nghiệp từ các công ty Mỹ. Nhưng ông không đưa ra thông tin cụ thể và các quan chức Trung Quốc không xác nhận rằng họ đã đưa ra lời đề nghị này.

Trump đã bắt đầu đàm phán một thỏa thuận thương mại vào tháng 12 năm ngoái, nhưng những cuộc đàm phán đó chững lại hơn một tháng trước và vị tổng thống Mỹ đã tăng áp lực lên Bắc Kinh bằng cách áp thuế quan lớn lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Khi các cuộc đàm phán bị đổ vỡ, Bộ Thương mại Mỹ đã áp đặt các hạn chế nghiêm trọng đối với Huawei, khiến các công ty Mỹ gần như không thể làm ăn với Huawei. Điều này khiến nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy phẫn nộ và quan hệ giữa 2 nước trở nên căng thẳng.

Một số thành viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã ủng hộ cuộc đàn áp của ông Trump nhằm vào Huawei, nhưng ông Trump cho biết đã đồng ý dỡ bỏ một số hạn chế mới của mình sau khi thảo luận vấn đề với ông Tập. Ông nói sẽ cho phép các công ty công nghệ Mỹ bán sản phẩm của họ cho Huawei thay vì cấm như trước đây, và ông sẽ gặp các trợ lý sớm nhất để bàn về việc dỡ bỏ lệnh cấm.

Trong một cuộc họp báo trên phạm vi rộng, ông Trump đã được hỏi về những gì mà phía Mỹ đã nhận lại. Ông nói Trung Quốc đã đồng ý mua số lượng lớn nông sản của Mỹ và ông sẽ sớm cung cấp cho nông dân Mỹ danh sách các mặt hàng nông sản mà Trung Quốc sẽ mua.

Liệu Huawei đã thực sự dễ thở?

Có thể thấy ông Trump đã trao cho Huawei một chiếc phao cứu sinh sau một khoảng thời gian công ty này liên tục đối diện với sự quay lưng của nhiều công ty Mỹ. Đó là một tháng khá ảm đạm đối với Huawei kể từ khi chính phủ Mỹ bổ sung họ và 70 chi nhánh vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ, khiến các công ty Mỹ không được làm ăn với Huawei. Nó ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp mạng và thiết bị tiêu dùng của Huawei, bao gồm sự cắt đứt hợp tác của Google – công ty cung cấp Android cho các thiết bị Huawei.

Các công ty Mỹ đã được phép làm ăn trở lại với Huawei - 321

Kết quả là, người sáng lập kiêm CEO Huawei, Ren Zhengfei, nói rằng lệnh cấm này sẽ khiến công ty mất khoảng 30 tỷ đô la doanh thu trong hai năm tới. Nhưng với sự nới lỏng của ông Trump (ít nhất dựa vào lời bình luận của ông), có nghĩa các công ty Mỹ có thể bán sản phẩm của họ cho Huawei. Liệu điều đó có nghĩa thiết bị Huawei không có vấn đề an ninh cho Mỹ?

Điều này thực sự mâu thuẫn với một số người trong chính quyền Mỹ, coi việc đưa Huawei vào Danh sách đen là một cách để bóp nghẹt công ty và tham vọng toàn cầu của họ, nơi một số nhà phân tích cho rằng đó là mối đe dọa đối với Mỹ.

Dẫu kết quả thế nào thì mọi thứ dường như không thể trở lại như cũ. Việc Mỹ đã chuyển công ty Trung Quốc vào danh sách đen cho thấy Huawei đã phụ thuộc vào Mỹ như thế nào để có thể hoạt động như trước đây. Tuy Huawei đã thực hiện các bước để ngăn chặn sự phụ thuộc vào Mỹ, bao gồm cả việc phát triển hệ điều hành riêng thay thế Android và chip riêng nhưng chúng không thể đảm bảo Huawei có thể tìm thấy chính mình ở vị trí tương tự.

Việc tách chuỗi cung ứng khỏi các đối tác Mỹ không phải là nhiệm vụ dễ dàng cả về phần mềm và linh kiện cho Huawei. Vẫn còn phải xem liệu Huawei có thể duy trì mức độ kinh doanh như hiện tại sau khi được Mỹ thả cửa hay không, bởi dù thế nào thì người tiêu dùng vẫn luôn cân nhắc khi chọn mua sản phẩm từ Huawei, bởi nó cho thấy chính phủ Mỹ luôn có chính sách dự phòng nhằm lôi Huawei ra làm con tốt trong cuộc chiến chính trị.

Các công ty Mỹ đã được phép làm ăn trở lại với Huawei - 225

Nhưng cũng cần nhớ rằng, động thái của ông Trump cũng mang lại lợi ích cho nhiều công ty Mỹ, bao gồm cả Google vốn đã đầu tư thời gian và nguồn lực đáng kể vào việc phát triển mối quan hệ với Huawei nhằm đi lên dựa vào các hoạt động kinh doanh. Bản thân ông Trump cũng thừa nhận với báo chí rằng các công ty Mỹ đã bán một lượng lớn sản phẩm của họ cho Huawei. Một số doanh nghiệp tỏ vẻ không thực sự hài lòng với lệnh cấm vì họ không thể bán thành phần cho Huawei, và đó cũng có thể là lý do khiến ông Trump đưa ra quyết định này.

Có thể chắc chắn một điều rằng người tiêu dùng vẫn luôn nghi ngờ câu chuyện Huawei – Trump còn lâu mới kết thúc.

An Nhiên

CEO Ngô Nguyên Kha: Vì sao Mobiistar rời Ấn Độ?

Sau bài viết tổng hợp các thông tin từ các báo Ấn Độ về việc thương hiệu di động Việt – Mobiistar rời khỏi thị trường Ấn Độ sau 1 năm hoạt động, ông Carl Ngô (Ngô Nguyên Kha) CEO Mobiistar đã liên lạc với Thế Giới Số và đưa ra các thông tin chính thức.

Những công trình thiết kế để đời cho Apple của Jony Ive

Giám đốc thiết kế của Apple vừa tuyên bố sẽ rời công ty để thành lập công ty riêng mang tên LoveFrom. Đặc biệt, Apple là khách hàng đầu tiên của vị giám đốc đầy tài ba này.

Hội Công nghiệp Vi mạch Bán dẫn TP.HCM đặt kỳ vọng vào hướng đi mới

Ngày 27/6, Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TPHCM (HSIA) tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ II (2019 – 2024) và bầu ra Ban chấp hành mới. Những chương trình trọng tâm của HSIA sẽ triển khai trong thời gian tới liệu có vực dậy được tinh thần vi mạch bán dẫn của thành phố vốn khá yên ắng trong thời gian dài gần đây?

VinSmart sẽ có điện thoại 5G vào năm sau

Trong thông báo mới nhất, VinSmart cho biết đã thỏa thuận hợp tác với Công ty Công nghệ Kết nối Fujitsu (thuộc Tập đoàn Fujitsu – Nhật Bản) và Tập đoàn Qualcomm (Mỹ) để phát triển điện thoại thông minh 5G.

Mobiistar rời thị trường Ấn Độ, giấc mơ quốc tế hóa thương hiệu Việt đã mất

Sau 1 năm tấn công ra thị trường Ấn Độ, thương hiệu Việt MobiiStar đã chính thức rời bỏ thị trường này và phần lớn các giám đốc điều hành đã rời khỏi công ty.

Huawei thực sự gây nguy hiểm về mặt an ninh?

Một cuộc điều tra tại Mỹ về các thiết bị viễn thông do Huawei Technologies sản xuất đã phát hiện ra nhiều trường hợp thiết bị của Huawei tồn tại lỗ hổng, qua đó có thể cho phép tình báo Trung Quốc tiến hành tấn công mạng thông qua các thiết bị này.

Huawei lại bị tố cài cắm gián điệp

Mặc dù Huawei đã đưa ra đề xuất ký thỏa thuận không gián điệp với Chính phủ cũng như đối tác tại các quốc gia mà hãng muốn tham gia xây dựng hạ tầng 5G. Thế nhưng, Huawei vẫn đang tiếp tục đối mặt bị cáo buộc một số thiết bị do mình sản xuất có cài gián điệp.

LG ra mắt dòng W-series, đối đầu Samsung Galaxy M

Dòng điện thoại W-series mới của LG nổi bật với đặc điểm chính là thiết kế màn hình tràn viền, pin dung lượng cao, tùy chọn camera nhiều ống kính cùng mức giá phải chăng. W-series có thể coi là câu trả lời của LG bởi sự thành công của Samsung Galaxy M với chiến lược tương tự.

Kiến trúc sư trưởng của ARM đầu quân cho Apple

Với hơn 10 năm kinh nghiệm có được ở vị trí kiến trúc sư trưởng thiết kế chip ARM, Mike Filippo sẽ giúp Apple tạo ra sự khác biệt cho các dòng chip xử lý trong tương lai.

TikTok bổ sung tính năng quản lý thiết bị và lọc bình luận

TikTok vừa cập nhật hai tính năng Quản lý thiết bị và Lọc bình luận, giúp người dùng có thể kiểm soát các thiết bị đang đăng nhập tài khoản, lọc một số từ khoá trong phần bình luận, tăng bảo mật và an toàn hơn cho tài khoản.