Các công ty giao hàng nổi dậy chống lại Amazon vì bị áp bức quá mức

Góc tối đằng sau gã khổng lồ nghìn tỷ USD Amazon: Tài xế phải đi tiểu vào chai vì sợ giao hàng muộn. Ảnh: @Pixabay.

Việc hai công ty giao hàng Amazon ở Portland đóng cửa gần đây dường như là ví dụ công khai đầu tiên ở Hoa Kỳ, về việc các công ty như vậy đứng lên phản đối Amazon, vì những áp bức quá đáng.

Gửi đơn kiện với loạt hành động ngẫu hứng trái pháp luật của Amazon

Tuần trước, hai công ty giao hàng lâu đời của Amazon ở Portland, Oregon là Triton và Last Mile đã đưa ra tối hậu thư cho Amazon: đồng ý với một loạt các điều kiện mà họ cho rằng sẽ cải thiện doanh thu và nâng cao sự an toàn của người lái xe, hoặc họ sẽ ngừng giao các gói hàng của Amazon.

Amazon từ chối đề nghị này và hai công ty ở khu vực Portland đã chấm dứt hợp đồng với Amazon- vốn dĩ họ là các đối tác giao hàng lâu đời của thương hiệu.

“Hành vi của Amazon trong hai năm qua đã trở nên không thể dung thứ, vô lương tâm, không an toàn và quan trọng nhất là trái pháp luật”, một bức thư được gửi tới Amazon bởi luật sư đại diện của hai công ty chuyển phát nhanh Triton và Last Mile.

Vụ việc này rất đáng chú ý vì đây là ví dụ công khai đầu tiên ở Hoa Kỳ về các đối tác dịch vụ giao hàng của Amazon, các doanh nghiệp nhỏ chuyên vận chuyển các gói hàng dành riêng cho Amazon bắt đầu phản đối Amazon, vốn được biết là do Amazon thực thi các quy tắc nghiêm ngặt nhằm siết chặt năng suất của các tài xế giao hàng của họ, khiến tài xế và người dùng gặp rủi ro.

Các công ty giao hàng nổi dậy chống lại Amazon vì bị áp bức quá mức - Amazon 1 1
Ảnh: @Pixabay.

Chương trình đối tác dịch vụ giao hàng của Amazon ra mắt vào năm 2019 để cạnh tranh với FedEx và UPS, dựa vào 2.000 công ty giao hàng nhỏ thuê 115.000 tài xế ở Hoa Kỳ để giao hàng tỷ gói hàng mỗi năm. Các đối tác dịch vụ giao hàng phải tuân thủ một bộ quy tắc nghiêm ngặt từ Amazon về việc thuê, thanh toán, thời gian và tuyến đường giao hàng, v.v.

Tom Rask, luật sư của Last Mile và Triton nói với trang Motherboard: “Các công ty đang thua lỗ và nhân viên đang cố gắng làm hài lòng Amazon và họ buộc phải chịu đắng nuốt cay với những thay đổi lạm dụng liên tục của Amazon”, Tom Rask, luật sư của Last Mile và Triton nói với Motherboard.

Trong bức thư gửi Amazon, hai công ty ở Portland đã nêu ra một loạt bất bình, chẳng hạn như cắt tuyến đường từ các công ty giao hàng mà không thông báo, phân phối khối lượng công việc không đồng đều giữa các tài xế, giảm tiền hoàn trả cho tài xế, truy cập hồ sơ và thông tin cá nhân của nhân viên một cách quá đáng. Bức thư cáo buộc Amazon thường xuyên thay đổi các quy tắc mà không thông báo cho các đối tác dịch vụ giao hàng.  

Bức thư của đối tác dịch vụ giao hàng Portland gửi cho Amazon nêu ra một loạt các yêu cầu như một điều kiện để kinh doanh trở lại với Amazon, bao gồm giới hạn về gói hàng và điểm dừng, giới hạn 8,5 giờ đối với các tuyến đường giao hàng, cam kết có ít nhất 40 tuyến đường cho mỗi công ty và chi trả 20 USD mỗi giờ cho mỗi người lái xe. (Các tài xế kiếm chỉ được 18 đô la một giờ cho đến khi bị sa thải vào tuần trước.) Các công ty cũng đang yêu cầu 36 triệu đô la để bồi thường cho các tài xế bị sa thải, và bồi thường thiệt hại cho cả hai công ty giao hàng này. Cho đến khi Amazon đồng ý, họ sẽ không hợp tác với công ty này thêm lần nào nữa, lá thư gửi cho Amazon được Motherboard dẫn tin.

“Hành động của Amazon đã giết chết những công ty giao hàng. Họ đang hoạt động tốt nhất ở Portland và sau đó họ bị nghiền nát bởi hành vi ép buộc tùy hứng, tùy tiện và không đúng đắn của Amazon”, bức thi ghi rõ.

Kate Kudrna, người phát ngôn của Amazon nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi từ chối yêu cầu của họ và họ tiếp tục đe dọa, đòi chấm dứt hợp đồng với chúng tôi, khiến nhân viên tài xế của họ bối rối và muốn tìm kiếm câu trả lời cuối cùng. Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để hỗ trợ những nhân viên bị ảnh hưởng, bao gồm cả việc kết nối họ với các Đối tác Dịch vụ Giao hàng khác trong khu vực đang tuyển dụng”.

Rask, luật sư của đối tác giao hàng cho biết cả hai công ty sẽ sớm đệ đơn kiện Amazon với những cáo buộc tương tự khi có thêm nhiều bằng chứng mới được xác lập.

Nhân viên giao hàng bức xúc vì bị giám sát bởi công nghệ AI

Trước đây, tập đoàn tin tức Thomson Reuters (Canada) đã công bố một báo cáo gây sốc về một tài xế giao hàng của Amazon ở Denver. Theo đó, người này đã trải qua sự giám sát đến quá mức của hệ thống trí tuệ nhân tạo của gã khổng lồ thương mại điện tử. Vic (người yêu cầu Thomson Reuters chỉ tiết lộ họ của mình vì sợ bị trả thù) đã bỏ việc giao hàng cho Amazon, vì không thể chịu nổi công việc này. Anh bắt đầu làm việc cho công ty từ năm 2019 và chứng kiến nhiều sự thay đổi về chính sách của họ, bao gồm tăng cường các phương tiện giám sát nhân viên.

Đầu tiên là một ứng dụng theo dõi lộ trình, sau đó, anh phải chụp ảnh chính mình vào đầu mỗi ca làm việc trên một ứng dụng khác. Tuy nhiên, việc Amazon thông báo rằng họ sẽ lắp đặt camera AI trong mỗi chiếc xe giao hàng. Điều này đã trở thành “giọt nước tràn ly” khiến Vic nghỉ việc trong bức xúc.

Trang Business Insider cho biết vào tháng 2, Amazon đã trang bị hệ thống camera tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên Driveri cho tất cả các phương tiện giao hàng. Đây là thiết bị do công ty Netradyne sản xuất. Camera luôn bật và quét ngôn ngữ cơ thể của tài xế, tốc độ xe và thậm chí là tình trạng buồn ngủ. Sau đó, hệ thống sử dụng “cảnh báo bằng lời nói tự động” để cảnh báo cho người lái xe khi phát hiện vi phạm.

Ngay thời điểm Amazon thông báo về sự thay đổi mới này, cũng như đưa ra hạn chót để các tài xế đồng ý với hình thức giám sát mới, Vic biết rằng đã đến lúc mình phải nghỉ việc.

Anh chia sẻ: “Đó là một sự vi phạm quyền riêng tư nghiêm trọng và vi phạm cả lòng tin lẫn nhau. Việc bị theo dõi và báo cáo khi ngáp ngủ có thể giúp tăng sự an toàn nhưng chẳng ai thấy thoải mái với nó cả. Việc công ty yêu cầu tài xế đồng ý giám sát liên tục trong quá trình giao hàng dường như là một kiểu ép buộc chứ không dựa trên sự tự nguyện của họ”.

Đây không phải lần đầu tiên nhân viên Amazon lên tiếng về điều kiện làm việc không tốt. Cách đây không lâu, một số tài xế đã tiết lộ rằng họ phải đi tiểu vào chai nhựa vì sợ giảm năng suất giao hàng. Không ít cựu nhân viên của Amazon đã yêu cầu giữ kín danh tính khi chia sẻ những câu chuyện trên với giới báo chí vì lo ngại bị trả thù.

Có thể bạn quan tâm
Apple và Amazon bị điều tra phối hợp chèn ép cạnh tranh độc quyền

Ủy ban Thị trường và Cạnh tranh Quốc gia (CNMC) của Tây Ban Nha đang điều tra các hành vi chống cạnh tranh độc quyền có thể xảy ra ở Tây Ban Nha của Apple và Amazon, liên quan đến việc bán các sản phẩm điện tử trực tuyến.

Chuyển tiền bằng MoMo được hoàn tiền lên đến 100 lần và trúng thưởng

Từ ngày 2/7 đến 9/7/2021, trong chương trình “Chuyển tiền – MoMo hoàn liền: Gấp 10 – 100 lần”, người dùng khi chuyển tiền 111đ đến Ví MoMo của người thân, bạn bè… sẽ được MoMo hoàn tiền trực tiếp vào Ví với giá trị hoàn ngẫu nhiên gấp 10 – 100 lần và có cơ hội nhận thưởng 10 triệu đồng/người.

Bosch ra hệ thống Âm thanh Thông báo và Sơ tán khẩn cấp tòa nhà

Praesensa là Hệ thống Âm thanh Thông báo và Sơ tán khẩn cấp bằng giọng nói mới nhất của Bosch – dựa trên nền tảng IP, kết nối với nhau thành một mạng lưới, nhằm đảm bảo tính linh hoạt và khả năng mở rộng của hệ thống.

4 nhóm tâm lý khách hàng Việt thường xuyên mua sắm trực tuyến

Khảo sát mới nhất được Shopee thực hiện đã định hình 4 nhóm tâm lý khách hàng Việt Nam thường xuyên tham gia mua sắm trực tuyến. Bạn có trong các nhóm này không?

Tech Data và IBM hợp tác tăng tốc chuyển đổi số cho doanh nghiệp khu vực APAC

Tech Data và IBM vừa công bố ra mắt loạt giải pháp giúp các khách hàng và đối tác tại thị trường châu Á Thái Bình Dương tăng tốc
chuyển đổi số. Các giải pháp chung này được phát triển dựa trên nền tảng IBM Cloud Pak for Data sẽ củng cố năng lực quản lý dữ liệu và AI của các doanh nghiệp.

Người dùng có thể tự “Lấy món tại quán” cho dịch vụ GrabFood tại Cần Thơ

Tính năng “Lấy món tại quán” đang được Grab triển khai thử nghiệm tại Cần Thơ, cung cấp thêm lựa chọn tự đến quán lấy thức ăn thay vì nhờ người giao hàng cho người dùng.

Huawei tự nhận nên học hỏi từ Mỹ để phát triển thị trường toàn cầu

Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi), người sáng lập Huawei Technologies đã yêu cầu các nhân viên của công ty học hỏi từ Hoa Kỳ, để tiếp tục phát triển trên thị trường quốc tế.

MoMo mua toàn bộ công nghệ lõi của Pique, thúc đẩy chiến lược AI-first

MoMo bất ngờ mua lại toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ của Pique (tên trước đây là NextSmarty) – Công ty cung cấp các giải pháp trí tuệ nhân tạo giúp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng cho tất cả các doanh nghiệp số.

Giành 5 giải tại IT World Awards 2021, FPT Software nhận cúp người thắng cuộc của năm

Ba nền tảng, giải pháp akaBot, akaChain, akaMES do FPT Software phát triển được xếp hạng cao tại IT World Awards 2021.

Ẵm gọn 12 giải thưởng tại CVPR 2021, OPPO thắng lớn về các thuật toán AI

Với 12 giải thưởng đạt được tại Hội nghị Nhận dạng Hình ảnh và Thị giác Máy tính (CVPR 2021), gồm 1 giải nhất, 7 giải nhì và 4 giải ba, OPPO đã thể hiện năng lực công nghệ và những đột phá sáng tạo trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của hãng.