Bộ Y tế kêu gọi các nhà khoa học hiến kế chống dịch Covid-19

Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho chiến sĩ Quân đoàn 4 tại TP.HCM. Ảnh: @ Đông Thịnh.

Tính đến 6 giờ sáng ngày 2/9, Bộ Y tế ghi nhận Việt Nam có tổng cộng 473.530 ca mắc Covid-19, hơn 50% trong số này đã khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có hơn 6.330 ca nặng.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có tổng cộng 473.530 ca mắc Covid-19, đứng thứ 56/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, với bình quân cứ 1 triệu người có 4.817 ca nhiễm. Còn nếu tính riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 469.311 ca, trong đó có 245.948 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Về tình hình điều trị, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 1/9 là 9.862, nâng tổng số ca được điều trị khỏi đạt 248.722 ca. Cũng theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.334 ca, trong đó:

– Thở oxy qua mặt nạ: 4.032 ca.

– Thở oxy dòng cao HFNC: 1.227 ca.

– Thở máy không xâm lấn: 144 ca.

– Thở máy xâm lấn: 907 ca.

– ECMO: 24 ca.

Còn tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 11.868 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc.

Về tình hình tiêm chủng, tổng số liều vaccine Covid-19 đã được tiêm là 20.210.381 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.483.818 liều, tiêm mũi 2 là 2.726.563 liều.

Riêng tại TP HCM, tính đến 6 giờ sáng ngày 2/9, toàn địa bàn thành phố có tổng cộng 226.622 ca nhiễm, 9.527 ca tử vong, cùng 6.007.173 liều vaccine đã được tiêm chủng cho người dân.

Bộ Y tế kêu gọi các nhà khoa học hiến kế chống dịch Covid-19 - Covid 19 2
Ảnh: @Báo Tuổi Trẻ.

Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi nhà khoa học ‘hiến kế’ chống dịch Covid-19 hiệu quả

Ngày 1/9, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã có thư kêu gọi các tổ chức, các nhà khoa học trong lĩnh vực sức khỏe tiếp tục đồng hành, chung sức phòng chống dịch Covid-19, cùng cả nước chiến thắng đại dịch Covid-19

Trong thư, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh tình hình dịch Covid-19 ở vẫn đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều ổ dịch với các biến chủng virus lây nhiễm nhanh và mạnh hơn. Thời gian qua, toàn ngành y tế đang ra sức cùng cả hệ thống chính trị và nhân dân phòng, chống dịch nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh.

Bộ Y tế kêu gọi các nhà khoa học hiến kế chống dịch Covid-19 - Covid 19 2
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã nhận được nhiều đề xuất khoa học hiến kế, chia sẻ, tham gia vào công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: @Báo Chính Phủ.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế đã nhận được nhiều đề xuất khoa học từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành y tế, trong nước và quốc tế với mong muốn được hiến kế, chia sẻ, tham gia vào công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Một số đề xuất đã được các hội đồng khoa học, cơ quan chuyên môn xét duyệt đưa vào nghiên cứu; một số kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào hoạt động thực tiễn công tác phòng, chống dịch.

Thư của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long có đoạn viết: “Đợt dịch bùng phát ở nước ta từ cuối tháng 4/2021 đến nay đã xuất hiện ở nhiều địa phương, đặc biệt là các khu vực đông dân cư, khu công nghiệp lớn.

Trong cuộc chiến không tiếng súng này, chúng ta không thể đứng yên khi đồng đội là các y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế đang phải gác lại mọi riêng tư, chấp nhận những hy sinh cá nhân, dấn thân vào các điểm nóng dịch bệnh để thực hiện công tác phòng, chống dịch và điều trị bệnh nhân.

Chúng ta cũng không thể cầm lòng khi hình ảnh đồng đội, những “chiến sĩ áo trắng” trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, dù đã kiệt sức nhưng quyết bám trụ, chiến đấu với dịch bệnh, tất cả vì sức khỏe của người dân, của cộng đồng”.

Hơn lúc nào hết, sự chung tay hơn nữa của đội ngũ các nhà khoa học là rất cần thiết để cùng phát huy sáng tạo, cùng hành động, để có thêm các sản phẩm, giải pháp hữu hiệu hơn nữa phục vụ công tác phòng, chống dịch và bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn cho đội ngũ nhân lực tham gia chống dịch…

Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi mỗi cá nhân, tập thể, nhà khoa học trong hệ thống nghiên cứu khoa học lĩnh vực sức khỏe trong và ngoài nước với kinh nghiệm, tâm huyết và trách nhiệm tiếp tục chung sức, đồng lòng đề xuất những giải pháp và hành động thiết thực, khả thi và hiệu quả với chi phí hợp lý, quyết tâm cùng cả nước chiến thắng đại dịch Covid-19, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người dân và sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường để ổn định phát triển kinh tế – xã hội.

Công an TP.HCM phát hiện 30 F0 đi trên đường nhờ quét mã QR

Chiều 31/8, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM cho biết, tình hình giao thông những ngày gần đây tương đối ổn định. Mật độ không có sự tăng giảm đột biến cũng như hiện tượng ùn tắc ở các chốt kiểm soát.

Về việc yêu cầu người dân khai báo mã QR khi qua các chốt do TP kiểm soát, ông Hà nhấn mạnh đây là yêu cầu Công an TP.HCM triển khai những ngày gần đây.

Bộ Y tế kêu gọi các nhà khoa học hiến kế chống dịch Covid-19 - Covid 19 3
Cán bộ tại chốt đường Đinh Bộ Lĩnh dùng phần mềm dành riêng cho cán bộ quét kiểm tra mã QR của người dân khai báo sáng 29/8 – Ảnh: @Minh Hòa.

Nhờ quét mã QR, công an phát hiện 30 trường hợp F0 di chuyển trên đường, qua các chốt chặn. Công an phát hiện 2 vụ làm giả giấy đi đường của lực lượng công an tại quận 10 và 12. Công an TP đang điều tra và xử lý theo quy định. Ông Hà đề nghị tất cả người dân lưu thông trên đường nên khai báo y tế trước khi di chuyển và lưu lại mã QR để trình tại các chốt kiểm soát.

Công an TP.HCM hiện phối hợp với Sở Y tế và cơ quan nghiệp vụ của công an cập nhật được F0 vào cơ sở dữ liệu quốc gia. F0 di chuyển thì công an sẽ phát hiện, ngăn chặn, xử lý để tránh lây nhiễm trong cộng đồng.

Về vấn đề cán bộ công an cầm điện thoại quét mã QR có an toàn hay không, ông Hà cho biết lực lượng công an đa số đã tiêm 2 mũi vaccine và định kỳ hàng tuần đều xét nghiệm âm tính mới được hoạt động.

“Nguy cơ từ lực lượng công an lây sang bộ phận khác cũng ít. Nhưng việc cán bộ chiến sĩ cầm điện thoại quét cũng chứa đựng nguy cơ và công an sẽ lưu ý cán bộ chiến sĩ”, ông Hà cho biết.

Đại diện Công an TP.HCM thông tin đang hoàn thiện phần mềm tích hợp với camera, nếu người dân đi qua khai báo thì chỉ cần để mã vào camera, khi đủ điều kiện thì lực lượng kiểm soát sẽ biết ngay. Công an sẽ hoàn thiện sớm nhất để giải quyết lo lắng này.

Bộ Y tế phát đi ‘Thông điệp 5T’ chống dịch Covid-19 giai đoạn mới

Ngày 1/9, Bộ Y tế phát đi ‘Thông điệp 5T’, được coi là ‘pháo đài’ chống dịch Covid-19 trong thời gian tăng cường giãn cách xã hội.

Bộ Y tế kêu gọi các nhà khoa học hiến kế chống dịch Covid-19 - Covid 19 4
“Thông điệp 5T” của Bộ Y tế. Ảnh: @ Bộ Y tế.

Thông điệp 5T gồm: Tuân thủ 5K – Test Covid-19 – Tiêm chủng – Thực phẩm đủ tại nhà – Thầy, thuốc đến tận gia. Cụ thể:

1. Tuân thủ nghiêm 5K

Thực hiện nghiêm giãn cách, “ai ở đâu ở đó”. Cách ly người với người, nhà với nhà, xã với xã. Thực hiện nghiêm 5K khi phải ra khỏi nhà.

2. Thực phẩm đủ tại nhà

Cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, để người dân an tâm ở nhà. Đảm bảo an sinh xã hội tại nhà, đặc biệt quan tâm tới gia đình có người nhiễm, người có hoàn cảnh khó khăn, nhóm dễ bị tổn thương…

3. Thầy, thuốc đến tận gia

Bảo đảm mọi người dân được chăm sóc y tế. Tổ chức trạm y tế lưu động tại các xã/phường để người dân được tiếp cận dịch vụ y tế; tổ chức quản lý, chăm sóc người nhiễm tại các địa phương áp dụng cách ly, điều trị F0 tại nhà. Cung cấp túi thuốc cho người bệnh. Sơ cấp cứu ban đầu và phát thuốc điều trị bệnh mãn tính cho nhân dân.

4. Test Covid-19 tất cả

Thực hiện xét nghiệm toàn bộ người dân, đặc biệt là tại các địa bàn có nguy cơ rất cao, hoặc nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam) để sàng lọc, phát hiện sớm người nhiễm, hạn chế lây lan ra cộng đồng và tổ chức chăm sóc người nhiễm phù hợp. Hướng dẫn người dân tự xét nghiệm dưới sự giám sát của nhân viên y tế hoặc đội ngũ tình nguyện.

5. Tiêm chủng tại phường/xã

Tiêm vaccine phòng Covid-19 ngay ở xã, phường, tại trạm y tế hoặc điểm tiêm lưu động, bố trí nhiều điểm tiêm để người dân trong các nhóm đối tượng tiêm chủng được tiêm vaccine phòng Covid-19 sớm nhất, gần nhà nhất có thể.

Trước đó, Bộ Y tế liên tục khuyến cáo người dân nghiêm túc tuân thủ “Thông điệp 5K”, gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế.

“Thông điệp 5T” bao gồm “Thông điệp 5K” và mở rộng thêm các giải pháp đối với các địa phương tăng cường giãn cách xã hội.

Một số đoàn y tế nhân đạo nước ngoài muốn sang Việt Nam chống dịch

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một số đoàn khám chữa bệnh nhân đạo nước ngoài có nguyện vọng sang Việt Nam tham gia phòng chống dịch Covid19. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này, Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên giải quyết các thủ tục cho phép các đoàn khám, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài đáp ứng các điều kiện theo hướng dẫn tham gia phòng chống dịch.

Giám đốc Sở Y tế cho phép cá nhân, đoàn khám chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài, đội khám chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động tổ chức khám chữa bệnh tại các cơ sở thuộc Sở Y tế, và các địa điểm khác trên địa bàn quản lý (trừ trường hợp tổ chức khám chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở trực thuộc Bộ Y tế và các bộ, ngành khác theo hướng dẫn tại Thông tư 30/2014/TT-BYT).

Tình hình thế giới

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 662.128 trường hợp mắc Covid-19 mới và 10.136 ca tử vong mới. Tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu vượt 219 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,5 triệu người không qua khỏi.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của trang Worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng ngày 2/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) trên toàn cầu là 219.207.555 ca, trong đó có 4.543.349 người tử vong.

Bộ Y tế kêu gọi các nhà khoa học hiến kế chống dịch Covid-19 - Covid 19 3
Ảnh: @Worldometers.info.

Số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch “nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại. Số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu.

Nhiều nước Á-Âu tình hình cũng đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới và tử vong trong ngày cao nhất thế giới.

Trong 24 giờ qua, Mỹ có thêm 176.202 ca mắc Covid-19 mới, tiếp đến là Ấn Độ 45.971 ca, Anh 35.693 ca, Iran 33.170 ca. Về số ca tử vong nhiều nhất trong 24 giờ qua, Mỹ đứng đầu với 1.430 ca, Mexico 835 ca và Việt Nam đứng vị trí thứ 3 trên toàn cầu với tổng cộng 804 ca.

Bộ Y tế kêu gọi các nhà khoa học hiến kế chống dịch Covid-19 - Covid 19 1
Ảnh: @Worldometers.info.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất với 40.324.221 ca mắc và 659.869 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 32.856.863 ca mắc và 439.559 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với 20.804.215 ca, trong đó có 581.150 ca tử vong.

Tình hình Đông Nam Á

Theo thống kê của trang Worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 1/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 73.964 ca mắc bệnh Covid-19 mới, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 225.000 người.

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì Covid-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Philippines, Myanmar, Brunei và Việt Nam. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.

Bộ Y tế kêu gọi các nhà khoa học hiến kế chống dịch Covid-19 - Covid 19 5
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia. Ảnh: @THX/TTXVN.

Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” đã kéo dài nhiều tháng ở mức đỉnh với số ca mắc mới và ca tử vong nhiều ngày liên tiếp luôn cao nhất khu vực và châu Á. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này tiếp tục cho thấy tín hiệu hiệu chững lại, khi số ca mắc và tử vong bắt đầu giảm nhanh.

Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận số ca tử vong vẫn ở mức cao, với 222 trường hợp.

Malaysia tình hình dịch bệnh đang ngày càng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới trong ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì Covid-19 cũng ở mức báo động. Số ca mắc mới liên tiếp lập kỷ lục buồn tại Malaysia và cao nhất ASEAN trong 24 giờ qua. 

Ngày 1/9, số ca tử vong vì dịch bệnh tại Malaysia cũng ở mức đáng ngại với 278 trường hợp không qua khỏi. Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.

Theo trang web Worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận trên 3.300 ca mắc mới và 101 trường hợp tử vong. Tình hình Covid-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.

Thái Lan cũng là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh, lùi ngày mở cửa du lịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 1/9 ghi nhận thêm trên 14.800 ca bệnh mới (nhiều thứ hai khu vực), trong khi số ca tử vong là 252 người, ngang mức của mấy ngày trước đó.

So với mấy ngày trước, số ca mắc mới tại Thái Lan dâng dần lùi khỏi mốc 20.000 ca/ngày. So với 1 tuần trước, số ca tử vong mới tại Thái Lan ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.

Campuchia dịch bệnh đang bớt nghiêm trọng và đáng ngại hơn khi nước này chỉ có 455 bệnh nhân mới và 13 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia đang dần đi qua giai đoạn đỉnh dịch, và số ca mắc mới cũng như tử vong vì Covid-19 tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm. Thủ đô Phnom Penh hiện là điểm dịch nặng nhất của Campuchia. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.

Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm
Giới chức Mỹ ca ngợi dự luật cửa hàng ứng dụng của Hàn Quốc đang áp lên các Big Tech

Các nhà lập pháp Mỹ muốn tăng cường quy định đối với các công ty công nghệ lớn đã hoan nghênh Hàn Quốc thông qua luật buộc Apple và Google phải chấp nhận các khoản thanh toán bên ngoài trên các cửa hàng ứng dụng tương ứng của mình.

Hơn 80% người dùng Android không đếm xỉa đến iPhone 13

SellCell vừa thực hiện một cuộc khảo để đánh giá mức độ quan tâm của người dùng Android với dòng iPhone 13 mà Apple sắp ra mắt, dự kiến vào ngày 14/9.

Windows 11 sẽ phát hành vào ngày 5/10 và được cập nhật miễn phí

Microsoft vừa chính thức thông báo sẽ phát hành Windows 11 bắt đầu từ ngày 5/10. Theo đó, bản Windows 11 miễn phí sẽ được cập nhật trên các máy tính đang chạy Windows 10 đủ điều kiện, và các máy tính được tích hợp sẵn Windows 11 cũng sẽ bắt đầu được bán trên thị trường.

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook muốn làm điều gì trước khi nghỉ hưu?

Ai đến rồi cũng sẽ đi qua, chỉ có thương hiệu và công ty là vẫn sẽ ở lại. Điều này cũng đúng với Apple.

Instagram sẽ chặn người dùng nếu không cập nhật thông tin ngày sinh

Nếu muốn sử dụng Instagram trong năm tới, người dùng sẽ phải tiết lộ thông tin ngày sinh của mình đến dịch vụ mạng xã hội của Facebook.

Con đường tự chủ sản xuất chip của Trung Quốc, từ gian nan đến quả ngọt đầu tiên

Thời gian qua, Trung Quốc vốn đã dồn mọi nỗ lực để tăng cường khả năng tự cung tự cấp công nghệ, đặc biệt là trong ngành bán dẫn. Thế nhưng, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã gián tiếp kích hoạt thêm cho quá trình này càng thêm cấp tốc.

TP.HCM triển khai giải pháp hiến máu và quản lý máu an toàn trong mùa dịch

Sáng nay 31/8, Hội Chữ thập đỏ TP.HCM và Hội Tin học TP.HCM (HCA) chính thức công bố và triển khai ứng dụng “Giọt máu vàng”, thuộc dự án Chuyển đổi số nâng cao năng lực quản lý hiến máu tình nguyện và đảm bảo an toàn truyền máu cho TP.HCM.

Apple chính thức thâu tóm dịch vụ phát trực tuyến nhạc cổ điển Primephonic

Hôm 30/8, Apple cho biết họ đã mua lại dịch vụ phát trực tuyến nhạc cổ điển Primephonic với các điều khoản của thỏa thuận vẫn chưa được công bố.

414 điểm xét nghiệm Covid-19 miễn phí cho shipper ở TP.HCM

Tính đến 6 giờ sáng ngày 31/8, Bộ Y tế ghi nhận Việt Nam có tổng cộng 449.489 ca nhiễm, hơn 50% bệnh nhân Covid-19 ở nước ta đã khỏi bệnh. Trong số các ca đang điều trị có hơn 6.400 bệnh nhân nặng.

Gojek hỗ trợ tiền mặt cho đối tác tài xế tại TPHCM và Hà Nội

Khoản hỗ trợ tiền mặt, tương đương với 3-7 ngày nhu yếu phẩm, sẽ được chuyển trực tiếp vào ví điện tử của những đối tác tài xế có hoạt động trên nền tảng Gojek trước thời gian giãn cách xã hội ở cả hai thành phố.