Bộ TT&TT đề xuất nhiều giải pháp quản lý, phát triển ngành

Ngày 8/9/2018, tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Bộ TT&TT. Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý và phát triển ngành, Bộ TT&TT đã có nhiều kiến nghị, đề xuất.

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT kiêm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã báo cáo những nội dung cơ bản về hoạt động của Bộ TT&TT trong thời gian qua và phương hướng của Bộ trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy các lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ TT&TT phát triển.

Bo-truong-phat-bieu-2.jpg

Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng báo cáo tại buổi làm việc

Trong lĩnh vực viễn thông, liên quan đến hạ tầng thanh toán điện tử, Bộ TT&TT đề nghị Thủ tướng cho phép các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT làm dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, làm trung gian kết nối các ngân hàng với doanh nghiệp và cá nhân. Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có tiềm lực mạnh về khoa học, công nghệ, tài chính, có hạ tầng, kênh bán hàng rộng trên khắp cả nước. Cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông sẽ tận dụng hiệu quả thế mạnh sẵn có, góp phần thúc đẩy hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. 

Bộ TT&TT đề nghị Thủ tướng cho phép triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán các dịch vụ khác có giá trị nhỏ. Tài khoản viễn thông có vùng phủ khoảng 100% dân số trong khi tài khoản ngân hàng chỉ có vùng phủ 20-30% dân số.

Bộ cũng đề nghị cho phép sử dụng thẻ cào viễn thông để nạp tiền cho các dịch vụ nội dung số, góp phần thúc đẩy dịch vụ nội dung số. Thẻ cào viễn thông không phải là phương tiện thanh toán, không phải là trung gian thanh toán. 

Trong lĩnh vực CNTT, Bộ đề nghị Thủ tướng giao Bộ TT&TT xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia. Quốc gia số là nền tảng quan trọng nhất của một quốc gia khởi nghiệp, sáng tạo. Nếu quyết tâm chuyển đổi số mạnh mẽ, Việt Nam có thể tăng năng suất lao động từ 30-40%, góp phần 20-30% trong tăng trưởng GDP, tránh bẫy thu nhập trung bình, theo các báo cáo nghiên cứu có uy tín trên thế giới. 

Về đẩy mạnh ứng dụng CNTT, Bộ TT&TT đề nghị Thủ tướng chỉ đạo: Văn phòng Chính phủ và Bộ TT&TT là hai hạt nhân triển khai Chính phủ điện tử. Ở địa phương, Văn phòng UBND cấp tỉnh và Sở TT&TT là hai hạt nhân triển khai Chính quyền điện tử ở địa phương.

Bộ TT&TT đề nghị Thủ tướng đồng ý cho Bộ TT&TT xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mua sắm dịch vụ CNTT thay thế Quyết định về thuê dịch vụ CNTT; đồng thời cho phép mở rộng phạm vi chi của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích dành cho CNTT và An toàn an ninh mạng.

Bộ xin phép Thủ tướng cho thực hiện một số dự án nền tảng, quan trọng về ứng dụng CNTT (cơ sở dữ liệu quốc gia) theo phương thức đặt hàng hoặc chỉ định thầu cho một số doanh nghiệp lớn.

Trong lĩnh vực an toàn thông tin, an ninh mạng, Bộ TT&TT đề nghị được giao đầu tư tăng cường năng lực cho Trung tâm quốc gia về giám sát ATTT trên không gian mạng; là đầu mối duy nhất về thực hiện chặn, lọc thông tin. Đồng thời, đề nghị được giao chủ trì xây dựng hệ sinh thái số Việt Nam, trọng tâm là mạng xã hội và công cụ tìm kiếm Việt Nam.

 

Trong lĩnh vực Công nghiệp, công nghệ, Bộ TT&TT đề nghị được phép xây dựng quy định: Đối với các hệ thống hạ tầng viễn thông, CNTT liên quan đến an ninh quốc gia thì phải sử dụng sản phẩm do Việt Nam sản xuất; Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu của Việt Nam trên cơ sở thúc đẩy các doanh nghiệp lớn của Việt Nam chuyển sang làm công nghệ cao; Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng công nghệ cao quốc gia hùng mạnh trên cơ sở thúc đẩy các doanh nghiệp điện tử viễn thông dân sự lớn, kể cả sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân.

Bộ TT&TT đề nghị Thủ tướng cho phép thành lập Cục Công nghiệp ICT trên cơ sở Vụ CNTT nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam trong thời gian tới.

Đối với lĩnh vực báo chí, phát thanh – truyền hình, xuất bản, Quyền Bộ trưởng kiến nghị Thủ tướng cho phép thực hiện Quy hoạch báo chí theo lộ trình 2 bước: Giảm số lượng cơ quan chủ quản (2019) và Giảm số lượng cơ quan báo chí (2025). Đồng thời, Quyền Bộ trưởng kiến nghị Bộ TT&TT được xây dựng Trung tâm lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia, có khả năng giám sát, phân tích, đánh giá thông tin; Cho phép chuyển sang cơ chế đặt hàng báo chí, PTTH và tăng chi đặt hàng lên 1% ngân sách chi thường xuyên.

Về CMCN4.0, Bộ TT&TT kiến nghị được giao xây dựng chiến lược phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo quốc gia (công nghệ cốt lõi của CMCN4.0); Nghiên cứu đề xuất việc Việt Nam trở thành đối tác quốc gia của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về CMCN4.0.

Bộ TT&TT kiến nghị Thủ tướng cho phép đầu tư xây dựng một số phòng Lab, Trung tâm sáng tạo 4.0, phục vụ cho cộng đồng start-up đặt tại Học viện Công nghệ BCVT và Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn; Chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa chuẩn kỹ năng CNTT, 4.0 vào chương trình giáo dục, đào tạo từ cấp phổ thông đến dạy nghề, đại học.

Liên quan đến các Sở TT&TT, Quyền Bộ trưởng đề nghị Thủ tướng xem xét chỉ đạo không sáp nhập Sở TT&TT với Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch. Trong trường hợp phải sáp nhập thì cân nhắc phương án sáp nhập với Sở Khoa học Công nghệ.

Bộ TT&TT cũng đề nghị được tiếp tục phát triển Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn như một trường dạy nghề chất lượng cao về ICT và 4.0, trực thuộc Bộ TT&TT.

can-thu-tuong-phat-bieu-4.jpg

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo cuộc họp

Tại buổi làm việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí và đồng ý với các phương hướng và kiến nghị của Bộ và nhấn mạnh một số trọng tâm. Thứ nhất, Bộ cần khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch báo chí theo kết luận của Bộ Chính trị và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý báo chí, thông tin điện tử và mạng xã hội. Có giải pháp hiệu quả để giám sát, quản lý các mạng xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT phân tích dự báo xu thế thông tin và những vấn đề nổi cộm trên mạng xã hội để kịp thời có cảnh báo và giải pháp ứng phó.

Thứ hai, tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật, tháo gỡ các khó khăn để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng viễn thông: Khẩn trương phân bổ quyền sử dụng băng tần 2.6GHz cho các doanh nghiệp viễn thông để nâng cao chất lượng dịch vụ 4G và phát triển 5G; Đầu tư, mua sắm, đặc biệt là thuê sản phẩm, dịch vụ CNTT trong các cơ quan nhà nước; Phối hợp với các Bộ, ngành ưu tiên nghiên cứu triển khai thực hiện việc xây dựng hạ tầng 4.0 về nền tảng kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật phục vụ phát triển kinh tế số của đất nước trong giai đoạn tiếp theo; Chỉ đạo xây dựng một số doanh nghiệp dẫn đầu cho cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông từ khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo để nước ta chuyển từ nước nhập khẩu thành nước sản xuất các sản phẩm này. Từ nước gia công phần mềm cho nước ngoài thành nước phát triển phần mềm. Ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm công nghệ thông tin mang nhãn hiệu “Made in Viet Nam”, đưa nước ta thành cường quốc về CNTT, hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển thông minh trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Công nghiệp CNTT không chỉ sản xuất các sản phẩm dân dụng mà còn phục vụ quốc phòng, an ninh…

Thứ tư, triển khai các giải pháp để đảm bảo an toàn, an ninh mạng; kịp thời cảnh báo ứng cứu hiệu quả các sự cố an toàn thông tin mạng. Xây dựng đội ngũ cán bộ an toàn thông tin mạng đủ mạnh để ứng cứu kịp thời các sự cố an toàn thông tin mạng, bảo đảm an toàn hệ thống thông tin quốc gia. Chuẩn bị tổ chức triển khai tốt Luật An ninh mạng sau khi có hiệu lực.

Thứ năm, chú trọng việc đào tạo, chuyển đổi nhân lực đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ và sản xuất của cách mạng công nghiệp 4.0. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai các nhiệm vụ cụ thể tại Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ sáu, tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, trong đó chú trọng hoàn thiện cơ chế đầu tư mua sắm, thuê sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin, định danh điện tử cho tổ chức cá nhân, về chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức. Khẩn trương xây dựng khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, hướng tới Chính phủ số và dữ liệu mở tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…Triển khai các giải pháp bảo đảm nâng cao chỉ số hạ tầng viễn thông theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc.

Thứ bảy, về cải cách thủ tục hành chính, thường xuyên rà soát, chuẩn hóa các dữ liệu thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, kịp thời công bố, công khai thủ tục hành chính; tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, kịp thời xử lý các phản ánh kiến nghị của người dân và doanh nghiệp và công khai kết quả xử lý trên trang thông tin điện tử của Chính phủ. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách, biện pháp khai thác, sử dụng hiệu quả mạng bưu chính công cộng, chú trọng đến triển khai cung ứng dịch vụ hành chính công qua dịch vụ bưu chính công ích.

Công nghiệp CNTT đã trở thành một ngành kinh tế lớn, có tốc độ tăng trưởng nhanh (đạt tăng trưởng trên 20%/năm trong hơn 10 năm qua). Riêng năm 2017, tăng khoảng 35,3%, doanh thu đạt 91,6 tỷ USD (trong đó công nghiệp phần cứng điện tử đạt 81,6 tỷ, phần mềm 3,8 tỷ, dịch vụ CNTT 5,4 tỷ, và nội dung số 800 triệu USD, xuất khẩu 83,4 tỷ USD), đóng góp 39.253 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.

Ô Lâu

 
Tổng kết dự án “Lập trình tương lai cùng Google”

14 học sinh tiểu học ở Tiền Giang, Vĩnh Long và TP.HCM – tác giả của 10 sản phẩm xuất sắc nhất của dự án giáo dục “Lập trình tương lai cùng Google” sẽ có chuyến tham quan trụ sở Google châu Á Thái Bình Dương tại Singapore.

Tiết lộ thú vị trẻ em tìm gì trên Net trong mùa hè qua

Dựa vào số liệu ghi nhận từ tính năng Parental Control, báo cáo mới nhất của Kaspersky Lab nghiên cứu hoạt động online của trẻ nhỏ trên toàn cầu trong mùa hè qua đã tiết lộ một số thông tin thú vị.

Ngày hội Kỹ thuật 4.0 dành cho kỹ sư phần mềm và kiểm thử phần mềm

Công ty TNHH Tư vấn Đào tạo Công nghệ Thông tin (B4Usolution) vừa chính thức công bố sự kiện “Ngày hội Kỹ thuật 4.0 dành cho kỹ sư phần mềm và kiểm thử phần mềm 2018” sẽ diễn ra vào ngày 29/9/2018 tại Học Viện Bưu Chính Viễn Thông, TPHCM.

Giảm giá đến 50% tại Shopee từ nay đến 9/9/2018

Hôm nay 5/9, Shopee chính thức khởi động sự kiện mua sắm lớn hàng năm “9.9 Ngày Siêu Mua Sắm” với ưu đãi giảm giá đến 50% cho tất cả các sản phẩm.

Samsung Galaxy Tab A 10.5” chạy Android One ra mắt, có “thu cũ đổi mới”

Với màn hình tràn viền 10.5”, hệ thống 4 loa vòm Dolby Atmos, dung lượng pin lớn 7.300 mAh cùng tính năng sạc nhanh và công nghệ mở khóa nhận diện khuôn mặt, Galaxy Tab A 10.5” kỳ vọng là mẫu máy tính bảng có thể phục vụ cho công việc và giải trí của người dùng trẻ.

Tham quan Trung tâm trải nghiệm Synology, nhận quà ổ cứng NAS DS218j

Mini game “TRẢI NGHIỆM HAY – THẮNG NAS NGAY” vừa chính thức được Synology khởi động tại Việt Nam.

Triển khai thử nghiệm GrabFood tại Hà Nội

Từ 5/9/2018, Grab sẽ triển khai thử nghiệm dịch vụ giao nhận thức ăn GrabFood dành cho một số khách hàng nhất định tại Hà Nội.

Giải pháp bảo vệ công dân ở những thành phố quy mô vừa và nhỏ

Tại Hội nghị thượng đỉnh Thành phố An toàn Toàn cầu diễn ra ở Bangkok từ ngày 30 – 31/8 chủ đề “Dẫn đầu công nghệ ICT mới – Con đường dẫn đến an toàn công cộng tương tác”, Huawei chính thức công bố giải pháp Thành phố an toàn (Safe City Compact) cho các thành phố quy mô trung bình và nhỏ để giải quyết các mối đe dọa an toàn và bảo vệ công dân thành phố.

Mobiistar X cho đặt trước, giảm 600 ngàn đồng ngay vào giá máy

Trong chương trình đặt trước đang diễn ra, sẽ có 1.000 suất đặt trước nhận ưu đãi 600.000 đồng trừ thẳng vào giá máy, tức giá Mobiistar X, smartphone tai thỏ, camera kép mới nhất của Mobiistar chỉ còn 3,99 triệu đồng.

Xiaomi Mi A2 Lite xuống giá dưới 5 triệu đồng

Từ ngày 1 – 5/9, FPT Shop giảm 300.000 đồng cho 3.000 máy Xiaomi Mi A2 Lite, đưa giá về mức 4,999 triệu đồng. Với mức giá mới, người dùng vẫn được nhận thêm gói bảo hành 15 tháng và 45 ngày đổi trả.