Meta - công ty mẹ của Facebook đã đưa ra tuyên bố “hoàn toàn không muốn rút khỏi châu Âu” trong một bài viết trên blog của mình được công bố vào hôm 8/2.
Tuyên bố được đưa ra sau khi một số phương tiện truyền thông đăng báo cáo nói rằng Meta đã “đe dọa” rút Facebook và Instagram khỏi châu Âu trong bối cảnh không chắc chắn về việc liệu Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có đồng ý thay thế một thỏa thuận quyền riêng tư xuyên Đại Tây Dương bị loại bỏ hay không.
Báo cáo trước đó được đưa ra dựa vào báo cáo thu nhập mới nhất của Meta, nơi công ty nói rằng “mối đe dọa” nếu Mỹ và EU không thông qua thỏa thuận chuyển dữ liệu mới có thể khiến công ty “không thể cung cấp một số sản phẩm và dịch vụ quan trọng nhất của chúng tôi, bao gồm Facebook và Instagram, ở châu Âu”. Trong thực tế, Meta đã đưa ra cảnh báo tương tự trong quá khứ nhưng chưa lần nào nêu tên cụ thể cho Facebook và Instagram.
Được biết, trung tâm của nỗi lo sợ của Meta về tương lai công ty tại châu Âu bắt nguồn từ việc Tòa án Công lý châu Âu đã loại bỏ hai thỏa thuận Safe Harbour Agreement và Privacy Shield gần đây vì lo ngại nguy cơ gây ra với dữ liệu công dân EU khi chúng được đặt trên máy chủ ở Mỹ.
Meta không phải là doanh nghiệp duy nhất đối mặt với sự không chắc chắn về việc liệu các quan chức có đồng ý cho một thỏa thuận mới thay thế hay không, với ít nhất 70 công ty khác đã lên tiếng đưa ra những quan ngại tương tự.
“Chúng tôi muốn thấy các quyền cơ bản của người dùng EU được bảo vệ và chúng tôi muốn Internet tiếp tục hoạt động như dự kiến: không có xích mích, tuân thủ luật hiện hành – nhưng không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia”, Meta cho biết.
Một chi tiết khá thú vị là phần lớn các nhà lập pháp ở châu Âu dường như hoan nghênh viễn cảnh Meta rời khỏi thị trường EU. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết khi được yêu cầu bình luận về khả năng Meta rút Facebook và Instagram khỏi EU rằng: “Tôi có thể khẳng định rằng cuộc sống rất tốt nếu không có Facebook và chúng tôi sẽ sống rất tốt nếu không có Facebook. Những gã khổng lồ kỹ thuật số phải hiểu rằng lục địa châu Âu sẽ chống lại và khẳng định chủ quyền của mình”.
Theo Engadget
Từ hôm nay đến hết ngày 15/2/2022, người dùng khi mua bất kì sản phẩm nào của Huawei trên các sàn thương mại điện tử sẽ nhận ngay ưu đãi lên đến 50%, quà tặng cùng nhiều ưu đãi khác.
Một cô gái đã tiết lộ cách cô ấy kiếm được hơn 1.500 bảng Anh mỗi tháng bằng cách ôm và vỗ về người lạ trong một phương pháp được gọi là ‘liệu pháp âu yếm’.
Apple vừa thông báo rằng họ sẽ phát hành một tính năng Tap to Pay mới cho iPhone nhằm cho phép mọi người mua hàng từ các thương gia ở Mỹ bằng cách chạm điện thoại của họ vào nhau.
Ngày 3/2 vừa qua, Microsoft đã ra mắt Cyber Signals, một ấn bản thông tin được tổng hợp từ những dữ liệu và nghiên cứu mới nhất của hãng về các mối đe dọa mạng.
Báo cáo “Xây dựng lộ trình an toàn hướng tới tương lai của thanh toán số ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương” do Kaspersky thực hiện đã phát hiện ra rằng, 67% người dùng các ứng dụng ngân hàng số và ví điện tử ở Đông Nam Á thích triển khai mật khẩu dùng một lần (OTP) qua SMS cho mọi giao dịch. Chỉ Singapore thích xác thực hai yếu tố.
Keysight Technologies vừa công bố trở thành đơn vị đầu tiên đệ trình lên 3GPP các bài đo giao thức vô tuyến mới 5G NR, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất thiết bị cầm tay xác minh các tính năng phân lớp mạng và tiết kiệm năng lượng tiên tiến như đã được xác định trong Rel-16.
Trong số 241 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) ngăn chặn, có đến 178 số vụ tấn công lừa đảo (Phishing), 62 tấn công cài mã độc (Malware) và 1 tấn công thay đổi giao diện (Deface).
Theo Reuter, thương vụ mua lại ARM từ Softbank của NVIDIA đã thất bại do phải đối mặt với nhiều rào cản pháp lý. Trong khi đó, ARM cũng vừa bổ nhiệm CEO mới và tiến hành IPO trước tháng 3/2023.
Chi phí đền bù từ nhiệm vụ kéo dài nhiều năm của Chính phủ Mỹ, nhằm loại bỏ tất cả thiết bị của nhà cung cấp Trung Quốc khỏi hệ thống mạng không dây của quốc gia này đã lên tới 5,6 tỷ USD.
NASA cho biết, họ có kế hoạch ngừng hoạt động Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào năm 2031, bằng cách đâm nó xuống một vùng không có người ở Thái Bình Dương.