Hội đồng Liên minh Châu u (EU) đã phê duyệt Đạo luật AI – một bộ luật pháp lý mang tính đột phá, nhằm đặt ra các quy tắc toàn diện xung quanh công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Ủy ban EU sẽ có quyền phạt các công ty vi phạm Đạo luật AI này lên tới 35 triệu euro (38 triệu USD), hoặc 7% doanh thu toàn cầu hàng năm của họ.
Vào hôm 21/5, các quốc gia thành viên thuộc Liên minh Châu Âu đã đưa ra thỏa thuận cuối cùng về bộ luật lớn đầu tiên trên thế giới về quản lý trí tuệ nhân tạo, khi các tổ chức trên thế giới chạy đua đưa ra các biện pháp hạn chế đối với công nghệ này. Luật mới nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển và tiếp thu các hệ thống AI một cách an toàn và đáng tin cậy trên toàn thị trường chung của EU, bao gồm cả các chủ thể tư nhân và nhà nước.
Phía Hội đồng EU cho biết, họ đã phê duyệt Đạo luật AI – một bộ luật pháp lý mang tính đột phá nhằm đặt ra các quy tắc toàn diện xung quanh công nghệ trí tuệ nhân tạo, sau cơ quan lập pháp chính khác của EU, Nghị viện Châu Âu đã thông qua Đạo luật này vào tháng 3.
Đạo luật AI áp dụng cách tiếp cận dựa trên rủi ro đối với trí tuệ nhân tạo, nghĩa là các ứng dụng công nghệ AI khác nhau được xử lý khác nhau, tùy thuộc vào các mối đe dọa mà chúng gây ra cho xã hội.
Luật cấm các ứng dụng AI được coi là “không thể chấp nhận được” về mức độ rủi ro của chúng. Các hệ thống AI có rủi ro cao bao gồm các phương tiện tự hành hoặc thiết bị y tế, được đánh giá dựa trên những rủi ro mà chúng gây ra đối với sức khỏe, sự an toàn và các quyền cơ bản của công dân.
Chúng cũng bao gồm các ứng dụng của AI trong dịch vụ tài chính và giáo dục, nơi có nguy cơ sai lệch trong thuật toán AI, nghĩa là rủi ro gây tổn hại cho xã hội càng cao thì các quy tắc càng chặt chẽ. Đây là loại hình đầu tiên trên thế giới và có thể thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu về quy định AI.
Luật này áp đặt những hạn chế cứng rắn đối với các hệ thống AI tạo sinh, được EU gọi là “AI có mục đích chung”. Chúng bao gồm các yêu cầu tôn trọng luật bản quyền của EU, tiết lộ minh bạch về cách đào tạo các mô hình, kiểm tra thường xuyên và triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh mạng đầy đủ.
Cơ cấu quản trị mới
Để đảm bảo thực thi hiệu quả Đạo luật AI, một số cơ quan quản lý mới đã được thành lập:
+ Văn phòng AI trong Ủy ban Châu Âu để thực thi các quy định trên toàn EU.
+ Một nhóm khoa học gồm các chuyên gia độc lập để hỗ trợ các nỗ lực thực thi.
+ Hội đồng AI, bao gồm đại diện từ các quốc gia thành viên, để tư vấn và hỗ trợ việc áp dụng nhất quán Đạo luật AI.
+ Một diễn đàn tư vấn cho các bên liên quan nhằm cung cấp chuyên môn kỹ thuật cho Hội đồng AI và Ủy ban.
Mathieu Michel, Bộ trưởng Ngoại giao về số hóa của Bỉ cho biết trong một tuyên bố: “Việc thông qua đạo luật AI này là một cột mốc quan trọng đối với Liên minh Châu Âu”. Michel nói thêm: “Với đạo luật AI, Châu Âu nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tin cậy, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình khi xử lý các công nghệ AI mới, đồng thời đảm bảo công nghệ thay đổi nhanh chóng này có thể phát triển, và thúc đẩy sự đổi mới an toàn, phù hợp ở Châu Âu”.
Các công ty công nghệ lớn của Mỹ được chú ý
Matthew Holman, một đối tác tại công ty luật Cripps, cho biết các quy tắc này sẽ có ý nghĩa lớn đối với bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào đang phát triển, tạo ra, sử dụng hoặc bán lại AI ở EU, trong đó các công ty công nghệ Mỹ luôn được chú ý. Holman nói: “Đạo luật AI của EU không giống bất kỳ luật nào ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất. Lần đầu tiên nó tạo ra một chế độ quản lý chi tiết hơn cho AI”.
Holman còn nói thêm: “Những công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ đã và đang theo dõi chặt chẽ bộ luật này. Đã có rất nhiều nguồn tài trợ cho các hệ thống AI tạo sinh hướng tới công chúng, nhưng các hệ thống này sẽ cần phải đảm bảo tuân thủ luật mới, trước hết là tại Châu Âu”.
Ủy ban EU sẽ có quyền phạt các công ty vi phạm Đạo luật AI lên tới 35 triệu euro (38 triệu USD) hoặc 7% doanh thu toàn cầu hàng năm của họ. Sự thay đổi trong luật của EU được đưa ra sau khi OpenAI ra mắt ChatGPT vào tháng 11/ 2022. Vào thời điểm đó, các quan chức Châu Âu nhận ra rằng, luật hiện hành thiếu chi tiết cần thiết để giải quyết các khả năng tiên tiến của công nghệ AI thế hệ mới nổi, và những rủi ro xung quanh việc sử dụng tài liệu có bản quyền.
Con đường thực hiện còn dài
Bước tiếp theo, Đạo luật AI sẽ được các Chủ tịch Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ký, sau đó bộ luật được công bố trên Tạp chí Chính thức của EU. Luật sẽ có hiệu lực hai mươi ngày sau khi nó được xuất bản, trong đó, lưu ý là một số quy định cụ thể trong bộ luật sẽ được thực thi từ từ với các mốc thời gian khác nhau trong phạm vi 2 năm sau đó.
Theo Dessi Savova, một đối tác tại Clifford Chance, sẽ phải mất một thời gian trước khi những yêu cầu này thực sự được các công ty AI đáp ứng trọn vẹn, đầy đủ. Và thậm chí sau đó, các hệ thống AI tạo sinh hiện đang có sẵn trên thị trường, như ChatGPT của OpenAI, Gemini của Google và Copilot của Microsoft, có thể sẽ cần có 36 tháng “giai đoạn chuyển tiếp” để tuân thủ đạo luật này. Savova nói với Đài CNBC qua email: “Đã đạt được thỏa thuận về Đạo luật AI. Bây giờ, sự chú ý phải chuyển sang việc làm sao để thực thi Đạo luật AI đó một cách hiệu quả, trọn vẹn”.
Trong nhiều tháng, OpenAI đã mất đi những nhân viên vốn quan tâm sâu sắc đến việc đảm bảo trí tuệ nhân tạo (AI) được an toàn. Giờ đây, việc Jan Leike từ chức khỏi OpenAI lại là một diễn biến quan trọng khác, làm nổi bật những thách thức và căng thẳng đang diễn ra trong cộng đồng nghiên cứu AI giai đoạn hiện nay.
Samsung vừa tổ chức buổi lễ phát động cuộc thi Solve for Tomorrow khu vực miền Nam với định hướng đẩy mạnh hơn nữa phong trào STEM, đồng thời truyền cảm hứng và lan tỏa sâu rộng hơn ý nghĩa của cuộc thi này tới gần 3 triệu học sinh TPHCM nói riêng và khu vực miền Nam nói chung.
Các dòng máy tính (PC) trang bị Snapdragon X Elite và Snapdragon X Plus có thời lượng pin kéo dài nhiều ngày, hiệu năng mạnh mẽ đi kèm khả năng tăng tốc hiệu suất và các trải nghiệm AI độc đáo nhờ NPU nhanh.
Ngày nay, trong kỷ nguyên số, khoa học công nghệ (KHCN) đóng vai trò trung tâm. Vì vậy, tất cả các tỉnh, thành đều cần định hướng, tổ chức triển khai, giám sát và thúc đẩy các ứng dụng KHCN vào thực tế, đặc biệt là các tiến bộ KHCN mang tính thời đại vào các lĩnh vực then chốt của địa phương. Tuy vậy, hầu hết các Sở KHCN của chúng ta hiện nay đều lúng túng trong việc xây dựng hệ thống các đề tài.
Giá bán smartphone Android có thể sẽ tăng mạnh vào năm 2025 do sự tăng giá của Snapdragon 8 Gen 4 – chip dự kiến sẽ đến trên hầu hết thiết bị Android hàng đầu trong năm sau.
Lenovo vừa ra mắt bộ đôi Lenovo Yoga™ Slim 7x và Lenovo ThinkPad™ T14s Gen 6 – dòng PC Copilot+ thế hệ mới sử dụng chip Snapdragon® X Elite đầu tiên, bổ sung và kiện toàn danh mục thiết bị, phần mềm và dịch vụ được tối ưu hóa sẵn sàng cho AI.
Zebra vừa công bố báo cáo Nghiên cứu thường niên về mua sắm toàn cầu lần thứ 16, trong đó xác nhận rằng, các nhà bán lẻ đang chịu áp lực từ việc bán hàng đa kênh, đặc biệt về quản lý đổi trả hàng trực tuyến và giảm thất thoát do trộm cắp, lừa đảo và các yếu tố khác.
Lần đầu tiên, người được mệnh danh là “Bill Gates của Ấn Độ” – ông Narayana Murthy, Nhà sáng lập Infosys, Top 3 công ty dịch vụ CNTT thế giới đã đến Việt Nam và có lịch trình làm việc dày đặc trong 4 ngày, từ 19 – 23/5. Với sự kết nối của FPT, ông đã buổi chia sẻ kinh nghiệm, những câu chuyện truyền cảm hứng với các nhà quản lý, chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành CNTT…
Apple hiện đã phát hành bản cập nhật phần mềm mới để giải quyết vấn đề bất thường mà người dùng gặp phải sau khi cập nhật lên iOS 17.5 và iPadOS 17.5.
Garmin Việt Nam vừa công bố ra mắt đồng hồ MARQ Athlete (Gen 2) – Carbon Edition dành cho vận động viên, người chơi thể thao chuyên nghiệp, nhân kỷ niệm 35 năm Garmin chính thức có mặt trên thị trường.