Với việc chấm dứt quan hệ với đối tác TCL và khai tử toàn bộ sản phẩm trên thị trường, BlackBerry đã chính thức chia tay thị trường smartphone.
BlackBerry vừa tuyên bố chính thức trên Twitter về việc ngừng sản xuất và bán ra các sản phẩm smartphone Android trong tương lai, và toàn bộ các mẫu máy hiện đang bán trên thị trường sẽ bị khai tử vào cuối năm 2020.
Thời gian cụ thể mà BlackBerry ngừng kinh doanh điện thoại được ấn định vào ngày 31/8/2020. Đó là thời điểm tròn 2 năm chiếc smartphone BlackBerry cuối cùng được công bố – BlackBerry Key2 LE. Từ đó đến nay không một sản phẩm smartphone nào mang thương hiệu BlackBerry ra mắt thị trường, dù có không ít tin đồn.
BlackBerry xác nhận tất cả các mẫu smartphone công ty này bán ra sẽ tiếp tục nhận được hỗ trợ từ dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ bảo hành cho đến tháng 8/2022. Khả năng các smartphone này tiếp tục nhận được các bản cập nhật Android trong tương lai là khá thấp.
BlackBerry là thương hiệu sản xuất thiết bị di động và smartphone do công ty Research In Motion của Canada phát triển và thiết kế, được thành lập vào năm 1999. Tháng 9/2016, BlackBerry lâm vào tình trạng suy thoái và buộc phải ngưng sản xuất, đóng cửa nhà máy để tập trung sản xuất phần mềm. Các sản phẩm smartphone mang thương hiệu BlackBerry kể từ thời điểm đó do TCL của Trung Quốc sản xuất.
Công bố này của BlackBerry ngầm cho thấy họ đã chấm dứt việc hợp tác với TCL để sản xuất thiết bị. BlackBerry nói rõ rằng TCL “không thiết kế, sản xuất, hay bán bất kỳ thiết bị di động BlackBerry mới” nào nữa trong thời gian tới.
Có thể thấy việc từ bỏ sản xuất và kinh doanh smartphone lần này của BlackBerry nhiều khả năng sẽ là vĩnh viễn, thay vì hợp tác với một nhà gia công nào đó giống như họ đã từng làm với TCL. Doanh số của các sản phẩm BlackBerry KeyOne, K2 hay K2 LE không đạt kì vọng của liên minh BlackBerry & TCL có lẽ là nguyên nhân chính.
Còn có khả năng TCL sẽ tự gia nhập thị trường smartphone trong năm nay với một nhãn hiệu của riêng họ, và họ đơn giản là cần dồn toàn bộ nguồn tài nguyên hiện có cho mục tiêu này. Thương hiệu BlackBerry tuy hấp dẫn nhưng việc sản xuất điện thoại kèm bàn phím QWERTY ngày nay có lẽ đã lỗi thời.
Apple sắp phải mở khoá iPhone theo yêu cầu của chính phủ Mỹ nếu dự luật mới được thông qua.
Ứng dụng gọi xe “be” vừa phát đi thông báo đến các tài xế và khách hàng về việc chủ động phòng tránh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) gây ra. Riêng với tài xế, việc đeo khẩu trang là yêu cầu bắt buộc.
Chi phí logistics ở nước ta hiện nay thuộc hàng cao nhất trong số các nước đang phát triển. Tổng chi phí logistics ở Việt Nam xấp xỉ con số 25% GDP. Điều này nghĩa, để làm ra 100 đồng doanh thu thì riêng logistics doanh nghiệp phải chi 25 đồng! Tắc nghẽn, tàu nhỏ, cảng nhỏ, kéo dài thời gian, lưu kho, trung chuyển… chính là những nguyên nhân dây chuyền làm tăng chi phí.
Các hãng nghiên cứu bảo mật đã phát hiện các tin tặc đã lợi dụng nỗi sợ hãi về sự bùng phát của virus corona để phát tán phần mềm độc hại thông qua email.
Facebook vốn sở hữu khả năng tự động nhận ra khuôn mặt trong ảnh và gắn thẻ tên (tag) vào, nhưng chính vì tính năng đó mà mới đây mạng xã hội này đã phải chi trả 550 triệu USD để dàn xếp vụ kiện liên quan.
Đó là kết quả nghiên cứu lớn nhất trong lịch sử về tác hại của rượu bia tới bộ não do Đại học Nam California tiến hành.
Ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 173/QĐ-TTg. Quyết định nêu rõ: Công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam do virus nCoV (chủng mới của virus corona gây ra) với nguy cơ cấp độ A mức độ khẩn cấp toàn cầu. Song song đó, các ban ngành đã nhanh chóng triển khai các biện pháp để ngăn chặn và phòng chóng dịch.
Đó là nội dung chỉ đạo quyết liệt của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra tại cuộc họp sáng nay 1/2.
Kang Xing Jin, Trưởng Bộ phận Y tế của Facebook cho biết, mạng xã hội này đang nỗ lực hạn chế sự lan truyền của những thông tin sai lệch và nội dung độc hại về virus corona và kết nối mọi người với thông tin hữu ích nhất.
Bất chấp những nỗ lực của Apple nhằm thuyết phục các nhà lập pháp Ủy ban châu Âu (EU) suy nghĩ lại lời kêu gọi cho chuẩn hóa bộ sạc smartphone, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất này.