Thế giới tính đến ngày 29/1/2021 đã có hơn 101 triệu người nhiễm Covid-19. Bên cạnh nguyên mẫu ban đầu, hiện virus Corona đã có hơn 12 biến thể đang lây lan mạnh mẽ trong thời gian ngắn.
Theo Nikkei Asia, hiện có 12 biến thể chính của virus corona, các virus đột biến ở Anh, Châu Phi, Brazil là đáng ngại nhất đặt ra các thách thức mới cho vaccine để chống dịch.
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), tính đến ngày 29/1 thế giới có hơn 101 triệu người nhiễm Covid-19, chiếm gần 1,3% dân số toàn cầu và có hơn 2,18 triệu người đã tử vong.
Đáng lưu ý, số ca nhiễm đã tăng đột biến gấp đôi chỉ trong 2 tháng tính từ tháng 11/2021. Trung bình mỗi tuần có thêm 10 triệu ca mới và vẫn chưa có dấu hiệu tốc độ lây lan sẽ chậm lại. Theo hãng tin AFP, các số liệu thống kê chính thức cho thấy chỉ riêng trong ngày 26/1, toàn thế giới có 18.109 người chết vì virus corona.
Tiến sĩ Michel Nussenzweig, nhà miễn dịch học tại Đại học Rockefeller ở New York cho biết khi có nhiều người nhiễm thì khả năng xuất hiện thêm các biến thể virus mới càng nhiều, đây là điều đáng lo nhất khi tốc độ phát triển của vaccine không theo kịp tốc độ phát triển virus mới.
Virus đột biến sau mỗi 15 ngày
Không phải bây giờ các nhà khoa học mới quan tâm các biến thể của virus corona mà ngay từ thời điểm ban đầu, các nhà khoa học đã theo dõi rất kĩ quá trình đột biến ra các biến thể virus mới.
Virus phải có vật chủ để tái tạo và nhân bản số lượng, vật chủ có thể là các loài động vật hoặc người. Sự đột biến xảy ra do sai sót trong quá trình sao chép thông tin di truyền của virus (thông tin RNA – axit ribonucleic).
Sau mỗi 15 ngày virus sẽ đột biến một lần, đa phần các đột biến sẽ tự đào thải do đó là các phiên bản lỗi. Tuy nhiên, nhiều biến thể virus đột biến trở nên mạnh hơn về độc tính hoặc khả năng lây lan sẽ tồn tại và truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác.
Theo dự án Nextstrain chuyên phân tích dữ liệu di truyền của virus cho thấy hiện có 12 biến thể virus đang lây lan trên thế giới.
Hai biến thể virus đột biến ở Anh (20I (B117) đột biến từ chủng 20B) và Châu Phi (20H đột biến từ 20C) có nhiều gai protein hơn bản gốc, các gai này sẽ giúp virus gắn chặt hơn vào các tế bào vật chủ, giúp virus lây lan dễ dàng và nhanh chóng hơn so với nguyên bản đây cũng là nguyên nhân chính để biến thể virus ở Anh và châu Phi lây lan nhanh hơn 70% so với chủng gốc.
Chủng đột biến mới nhất phát hiện ở Nhật Bản và một số nước khác là 20J.
Nhiều đột biến khiến số ca nhiễm tăng nhanh
Cuối tháng 11/2020, trong một cuộc điều tra của giới chức Anh, họ phát hiện tỷ lệ lây nhiễm vùng đông Nam nước này ở mức cao và nhanh chóng xác minh được chủng biến thể mới của virus corona với khả năng lây nhiễm cao hơn 70 so với biến thể cũ bất chấp lệnh phong toả và các biện pháp phòng dịch nước này.
Chỉ trong thời gian ngắn, 2/3 ca nhiễm mới ở Anh đều do biến thể này với hơn 60.000 ca mỗi ngày. Biến chủng mới hoành hành chủ yếu ở Anh và các nước châu Âu là nơi xuất hiện nhiều biến thể nhất.
Tương tự ở Châu Phi, thời điểm tháng 10/2020 số ca nhiễm nước này trung bình chỉ 2.000 ca mỗi ngày. Số ca nhiễm tăng nhanh vào giữa tháng 11/2020 với hơn 16.000 ca nhiễm được ghi nhận với 80-90% ca nhiễm là biến thể virus mới.
Biến chủng 20I được tìm thấy ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ không chỉ ở châu Âu mà còn lan đến châu Á và Mỹ Latinh. Trong khi đó biến thể ở châu Phi đã lan khắp châu Phi và châu Âu.
Nhiều quốc gia phải đến năm 2022 mới có vaccine
Trong khi nhiều quốc gia đang tiến hành đợt tiêm chủng lớn đại trà cho người dân thì những nước nghèo bị bỏ lại và phải chờ đến năm 2022 mới có được vaccine. Lý do đơn giản phần lớn vaccine được các nước giàu đặt mua.
Thủ tướng Canada ông Justin Trudeau cho biết đã đặt mua 80 triệu liều vaccine và sẽ được giao trong năm nay. Nghĩa là Canada đã đặt mua đủ số liều để tiêm cho mỗi công nhân của họ 5 mũi vaccine.
Các nước nghèo đành trông chờ vào chương trình COVAX với 2 tỷ liều vaccine miễn phí bắt đầu phân phối vào đầu tháng 2/2021, hoặc theo đuổi chiến lược Vaccine riêng do không còn nhiều vaccine để COVAX mua.
Một số quốc gia khác đã chấp nhận sử dụng vaccine Sputnik V được phát triển bởi chính phủ Nga dù vaccine này chưa thông qua đầy đủ các thử nghiệm lâm sàng.
Ấn Độ có thể sẽ tự sản xuất vaccine và cung cấp cho những nước khác. Indonesia lại áp dụng chiến lược tiêm chủng cho người trẻ trước do người trẻ có khả năng lây nhiễm và lân lan cao nhất.
Liên hiệp châu Phi đã ký hợp đồng mua 270 triệu liều Vaccine nhưng vẫn không đủ để tiêm chủng cho hơn 1 tỷ người của châu lục này.
Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết đây là cuộc đua không bình đẳng, thế giới đang trên bờ vực của sự suy đồi về đạo đức. Với việc thiếu hụt trầm trọng vaccine thì đại dịch Covid-19 vẫn còn lâu mới đến hồi kết
Ngày 29/1, tập đoàn Zebra Technologies công bố khai trương Trung tâm Dịch vụ Bảo hành Zebra đầu tiên tại Việt Nam. Đây là trung tâm dịch vụ bảo hành thứ 5 của của hãng tại Đông Nam Á, cùng với Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan.
IDC vừa công bố rằng doanh số smartphone đã đạt 385,9 triệu chiếc trong quý 4/2020, tăng 16 triệu chiếc so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy thị trường này đang phát triển trở lại.
11 giờ sáng ngày 28/1/2021, Ví MoMo chính thức ra mắt Lắc Xì mùa 3, tham gia chương trình, người chơi cứ “Lắc là trúng” thẻ quà ăn uống/nạp tiền điện thoại, quà công nghệ iPhone 12/MacBook/Apple Watch, hàng triệu phong bì tiền mặt/sổ tiết kiệm… với tổng giải thưởng lên đến 300 tỷ đồng, cùng giải thưởng chung cuộc trị giá 12 tỷ đồng.
Tính đến 12h00 trưa ngày 28/1, Việt Nam đã ghi nhận thêm 82 ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng sau khi Bộ Y Tế công bố hai ca nhiễm mới là BN1552 và BN1553 vào sáng cùng ngày.
Trang Hootsuite.com vừa công bố một báo cáo thú vị cho thấy một cái nhìn toàn diện về trạng thái, tình hình phát triển của internet, thiết bị di động, mạng xã hội và thương mại điện tử trên khắp toàn cầu.
Theo thông tin mới nhất từ trang MacRumors thì các mẫu iPhone 13 sắp tới dự kiến sẽ hỗ trợ công nghệ mạng Wi-Fi 6E. Nhà sản xuất chất bán dẫn Skyworks có thể là nhà cung cấp bộ khuếch đại công suất cho công nghệ này.
Nếu đang có iPhone hoặc iPad, người dùng nên cập nhật ngay lên iOS 14.4 hoặc iPadOS 14.4 vừa được Apple chính thức phát hành để tránh lỗi bảo mật.
Đó là bộ đôi RackStation NAS 8-bay thế hệ mới RS1221+ và RS1221RP+ dài chỉ bằng 1/2 so với server 2U tiêu chuẩn, nhưng có hiệu suất cao nhờ vào bộ xử lý AMD Ryzen V1500B.
Cam kết hợp tác với các chính phủ trên toàn cầu khi phải đối mặt với những quy định ngày càng phức tạp, minh bạch trong dịch vụ quảng cáo, yêu cầu người làm nội dụng tự nguyện thông tin về giới tính… là một trong những thay đổi mới YouTube sẽ thực hiện trong năm 2021 – theo Giám đốc điều hành Susan Wojcicki của YouTube.
Một số công ty đang nỗ lực để biến việc lái xe tự hành thành hiện thực, có thể kể đến như Apple, Google, Uber và Tesla. Tuy nhiên, hiện vẫn đang có rất nhiều thách thức và thảo luận xoay quanh công nghệ mới này.