Biến thể Omicron có thể đã tiến hóa ở chuột?

Một số chuyên gia cho rằng, biến thể Omicron có thể đã tiến hóa trong vật chủ là động vật. Ảnh: @AFP.

Có một số giả thuyết về cách biến thể Omicron phát triển. Theo một số nhà khoa học, biến thể Omicron của Covid-19 có thể đã tiến hóa ở một vật chủ là loài động vật gặm nhấm, chứ không phải ở con người.

Một biến thể mới của Covid-19 lần đầu tiên được báo cáo lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ Nam Phi vào ngày 25/ 11. Sau đó, đến ngày 26/11, WHO đã đặt tên cho biến thể mới được phát hiện ở Nam Phi là “Omicron”. WHO đã phân loại Omicron là một dạng “biến thể cần quan tâm”. Hàng chục quốc gia đã áp đặt các hạn chế đi lại đối với các quốc gia Nam Phi kể từ khi phát hiện ra biến thể này. Tuy nhiên, vào ngày 3/12 vừa qua, có một giả thuyết mới đã xuất hiện, giả thuyết này cho rằng biến thể Omicron có nguồn gốc tiến hóa từ loài gặm nhấm.

Theo một số nhà khoa học, biến thể Omicron của Covid-19 có thể đã tiến hóa ở một loài động vật chứ không phải người, có khả năng là một loài gặm nhấm bao gồm chuột nhắt, hoặc chuột cống hay các loài gặm nhấm khác có liên quan.

Theo báo cáo, Kristian Andersen, một nhà miễn dịch học tại Viện Nghiên cứu Scripps (Mỹ) đã đưa ra ý kiến rằng, một số loài động vật có khả năng là loài chuột gặm nhấm đã bị nhiễm chủng virus SARS-CoV-2 gây ra dịch Covid-19 vào khoảng giữa năm 2020. Sau đó, chủng virus đã ẩn cư và tiến hóa trong cơ thể loài động vật này, tích lũy thêm khoảng 32 đột biến protein trước khi lây nhiễm sang người trở lại, đó là các ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên trên người tại Nam Phi.

Andersen nói rằng, biến thể Omicron được hình thành sau sự đột biến của một số biến thể gần đây nên rất có thể nó đã trải qua quá trình tiến hóa đột biến trên một số cơ thể động vật. Ngược lại, một số nhà khoa học khác cũng cho rằng, khi ở một người có khả năng miễn dịch yếu, virus SARS-CoV-2 cũng có thể tự đột biến để phát triển các biến thể mới. Tuy nhiên, những trường hợp này khá hiếm và rất cần được theo dõi và nghiên cứu thêm.

Biến thể Omicron có thể đã tiến hóa ở chuột? - bien the Omicron
Giả thuyết cho rằng, một số loại động vật có khả năng là loài gặm nhấm đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2 vào khoảng giữa năm 2020. Ở loài mới này, virus đã tiến hóa, tích lũy khoảng 50 đột biến protein mới trước khi lây nhiễm trở lại ở con người. Ảnh: @AFP.

Một chuyên gia khác, Robert Gary, giáo sư vi sinh và miễn dịch học tại Trường Y học Tulane nói rằng, biến thể Omicron có 7 trong số 32 đột biến mới có thể đã tiến hóa từ loài gặm nhấm. Thậm chí, biến thể Omicron còn có chứa một gen chuyên lây nhiễm cho loài chuột. Điều này cũng đã được xác nhận. Bởi vì số lượng đột biến đã được nhìn thấy trong biến thể Omicron hoàn toàn khác biệt, đa dạng hơn bất kỳ biến thể nào khác của virus SARS-CoV-2 từng được phát hiện cho đến nay. Đó cũng là một lý do tại sao các nhà khoa học đang rất quan tâm, khi có quan điểm cho rằng biến thể Omicron có thể đã tiến hóa đột biến ở loài gặm nhấm.

Garry cũng cảnh báo, bất kể biến thể này có xuất hiện ở loài khác hay không, với khả năng đột biến tiến hóa “quá nhanh- quá nguy hiểm” của virus SARS-CoV-2, thì thế giới có thể sẽ phải đối mặt với các biến thể mới có nguồn gốc từ động vật trong tương lai. Điều đó cho thấy: “Nhân loại sẽ phải tiếp tục điều chỉnh vaccine phòng Covid-19 liên tục”.

Dù ủng hộ giả thuyết này nhưng Michael Worobey, giáo sư sinh học tiến hóa tại Đại học Arizona, Mỹ cho rằng, để có bằng chứng rõ ràng và thuyết phục hơn nữa, giới y học hiện đại nên bắt đầu thực hiện một số thí nghiệm diện rộng trên một số loài động vật hoang dã được chọn để xem liệu biến thể Omicron có lây nhiễm trên các động vật đó hay không, và nếu có thì các kiểu tiến hóa virus tương tự có xảy ra tiếp theo hay không, đó là nhiệm vụ mà giới khoa học nên bắt tay vào khẩn trương nghiên cứu ngay từ bây giờ.

Gần đây, lại có một giả thuyết khác liên quan đến nguồn gốc của biến thể Omicron, giả thuyết này cho rằng, có một người nào đó có hệ miễn dịch kém đã bị nhiễm một biến thể của Covid-19. Đồng thời, cơ thể của người này cũng đã mắc một chứng bệnh nhiễm trùng mãn tính nguy hiểm nào đó, do đó virus SARS-CoV-2 trong cơ thể người bệnh này dần dần thay đổi hình dạng đột biến để tiến hóa.

Ủng hộ quan điểm vừa kể trên, Andrew Rambaut, một giáo sư về tiến hóa phân tử tại Viện Sinh học Tiến hóa ở Edinburgh cho biết: “Tôi chắc chắn sẽ coi đó là một giả thuyết hợp lý cho sự tiến hóa đột biến có tương quan với quá trình nhiễm trùng dai dẳng ở con người”.

Biến thể Omicron có thể đã tiến hóa ở chuột? - bien the Omicron 2
Biến thể mới đã lan truyền rộng rãi ở tỉnh Gauteng của Nam Phi. Ảnh: @AFP.

Một câu hỏi quan trọng khác mà giới khoa học đặt ra với các hãng dược vaccine Covid-19 toàn cầu, đó là với sự xuất hiện của biến thể Omicron thì liệu các loại vaccine hiện tại có còn hiệu quả? Trả lời câu hỏi này, người đứng đầu hãng vaccine Mỹ Moderna, Stephane Bancel đã gây chấn động khi chia sẻ trong cuộc phỏng vấn tới trang Financial Times rằng, nhiều khả năng vaccine phòng Covid-19 của công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi biến thể này. Ông dự đoán hiệu quả của vaccine hiện tại sẽ giảm xuống khi tiếp xúc với biến thể mới. Ông còn nói thêm rằng, các nhà khoa học Mỹ cũng đã cảnh báo ông: “Điều này hoàn toàn không tốt chút nào”.

Trước mắt, để thực sự tìm hiểu xem các loại vaccine hiện tại sẽ hoạt động tốt như thế nào, các nhà nghiên cứu của Moderna sẽ bắt đầu phân lập biến thể Omicron, cho phát triển mầm bệnh trong các tế bào phòng thí nghiệm và sau đó cho tiếp xúc với huyết tương của những người được tiêm chủng. Sau đó, họ có thể đo lường mức độ kháng thể của người trong việc ngăn chặn virus biến thể mới như thế nào.

Các phòng thí nghiệm khác sẽ sử dụng thông tin di truyền về Omicron để thực hiện các thử nghiệm tương tự. Tất cả dữ liệu này sẽ là tiền đề quan trọng chuẩn bị cho cuộc chiến “Điều chỉnh vaccine Covid-19” tương lai nếu cần.

Theo Statnews/ Dnaindia/Technologyreview


Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp không thể vuột mất cơ hội dù đang đối mặt nhiều thách thức từ đại dịch

Ngày 3/12, diễn đàn Công nghệ FPT Techday 2021 diễn ra theo hình thức trực tuyến với chủ đề Tái thiết toàn diện, bứt phá trong Bình Thường Xanh (Thrive in The Green Normal) đã thu hút hơn 100.000 người tham dự trực tiếp trên nhiều nền tảng khác nhau. Điều đó cho thấy các tổ chức, doanh nghiệp dành mối quan tâm rất lớn trong việc đi tìm những phương cách để trụ vững và vượt lên mạnh mẽ trong thời đại dịch hiện nay.

Người đàn ông đầu tiên thế giới đã được chữa khỏi bệnh tiểu đường loại 1, niềm hy vọng của Y học

Cuộc sống của Brian Shelton bị căn bệnh tiểu đường loại 1 hoành hành, cho đến khi một phương pháp điều trị mới mang lại cho ông một “cuộc đời khác”.

Tỷ phú Charlie Munger cho rằng Trung Quốc đã đúng khi cấm tiền điện tử

Tỷ phú Charlie Munger và là cánh tay phải của Warren Buffett nhận định thị trường hiện tại còn “điên cuồng hơn cả thời đại dotcom”, và Trung Quốc đã đi đúng hướng khi cấm tiền điện tử.

FTC khởi kiện, ngăn chặn thương vụ Nvidia thâu tóm Arm với giá 40 tỷ USD

Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) hôm 2/12 đã khởi kiện nhằm ngăn việc mua lại hãng thiết kế chip Arm (Anh) của Nvidia (Mỹ) với giá 40 tỷ USD.

Snapdragon 888+ thống trị bảng xếp hạng smartphone Android mạnh nhất

Nhóm nghiên cứu về điểm chuẩn AnTuTu đã công bố bảng xếp hạng hàng tháng mới nhất đối với smartphone Android có hiệu suất tốt nhất hiện nay.

Apple thừa nhận nhu cầu suy yếu của dòng iPhone 13

Apple đã nói với các nhà cung cấp của hãng rằng nhu cầu đối với dòng iPhone 13 đã chậm lại do người tiêu dùng đã không còn mặn mà với việc mua một sản phẩm đang khó kiếm trên thị trường.

Grab chính thức niêm yết trên sàn Nasdaq

Ngày 2/12 tại Singapore, Grab Holdings Limited chào mừng cột mốc trở thành công ty đại chúng cùng với nhân viên, đối tác tài xế, đối tác giao hàng, đối tác thương nhân trong Lễ Rung Chuông trên sàn Nasdaq được tổ chức lần đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á.

Mỹ thử nghiệm kẹo cao su mới: Có tác dụng bẫy và giảm tải lượng virus SARS-CoV-2 trong nước bọt

Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, một loại kẹo cao su thử nghiệm mới có chứa một loại protein “bẫy” các virus SARS-CoV-2, từ đó có thể giúp hạn chế số lượng virus trong nước bọt, đồng thời giúp hạn chế sự lây truyền khi người bị nhiễm bệnh nói chuyện, thở hoặc ho.

Huawei Việt Nam tổng kết chương trình Hạt giống tương lai 2021, trao thưởng cho những sinh viên xuất sắc nhất

Ngày 3/12, Huawei đã tổ chức lễ tổng kết chương trình Hạt giống cho Tương lai 2021 (Seeds for the Future) và trao thưởng cho những sinh viên có kết quả học tập xuất sắc nhất.

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với 47,6 triệu tấn công giao thức RDP được ngăn chặn

Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021, Kaspersky phát hiện và ngăn chặn tổng cộng 47.602.256 tấn công brute force vào giao thức Remote Desktop Protocol (RDP – giao thức kết nối máy tính từ xa) tại Việt Nam. Đây cũng là khoảng thời gian doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.