Biến thể Lambda kháng vaccine đã lan rộng tới 41 quốc gia

Bệnh viện Dã chiến số 10 tăng số giường cấp cứu để kịp thời xử lý các tình huống chuyển nặng của bệnh nhân. Ảnh: @BYT.

Sáng ngày 10/8, Bộ Y tế công bố Việt Nam có thêm 5.149 ca mắc Covid-19 mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP. Hồ Chí Minh với 2.490 ca. Trên thế giới, các chuyên gia cảnh báo biến thể Lambda của Covid-19 đã lan sang 41 quốc gia, trong đó Châu Á đã có ca nhiễm biến chủng này.

Tính từ 18h30 ngày 9/8 đến 6h sáng ngày 10/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận thêm 5.149 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 5.144 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2.490), Bình Dương (1.325), Đồng Nai (354), Long An (313), Bà Rịa – Vũng Tàu (109), Tây Ninh (102), Tiền Giang (100), Bến Tre (58), An Giang (53), Vĩnh Long (52), Sóc Trăng (43), Ninh Thuận (32), Kiên Giang (26), Cần Thơ (23), Đắk Lắk (19), Phú Yên (13), Đồng Tháp (13), Hậu Giang (8 ), Gia Lai (6), Cà Mau (2), Hải Dương (1), Bạc Liêu (1), Hà Nội (1), trong đó có 662 ca trong cộng đồng.

Như vậy, tính đến sáng ngày 10/8, Việt Nam có tổng cộng 224.894 ca nhiễm, trong đó có 2.367 ca nhập cảnh và 222.527 ca nhiễm trong nước, tổng cộng có 3.757 ca tử vong.

Về tình hình điều trị, tổng số ca được điều trị khỏi là 75.920 ca; số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 509 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 23 ca.

Về tình hình tiêm chủng, trong ngày 10/8 có thêm 599.941 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 9.987.587 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 8.984.300 liều, tiêm mũi 2 là 1.003.287 liều.

Riêng tại TP.HCM, theo Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của Bộ Y tế, tính đến 6 giờ sáng ngày 10/8/2021, trên địa bàn toàn thành phố có tổng cộng 128.285 ca nhiễm Covid-19, 3.013 ca tử vong, cùng 2.505.533 liều vaccine Covid-19 đã tiêm.

203.000 bộ kit test nhanh của Đức đến TP.HCM

Chiều qua 9/8, hơn 203.000 bộ xét nghiệm nhanh Covid-19 từ Frankfurt (Đức) đã hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Chuyến hàng này có tổng khối lượng 4,5 tấn, nằm trong số một triệu bộ xét nghiệm nhanh do chính quyền các bang của Đức trao tặng cho Việt Nam.

Biến thể Lambda kháng vaccine đã lan rộng tới 41 quốc gia - Covid 19 3 5
Lô kit test nhanh về đến sân bay Tân Sơn nhất. Ảnh: @VNA.

Theo kế hoạch, số kit test nhanh này sẽ được phân bổ cho TP.HCM và tỉnh Bình Dương để phục vụ công tác tầm soát dịch Covid-19.

Triển khai robot y tế hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch

Sáng 9/8, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức xuất quân triển khai robot vận chuyển y tế Vibot hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19.

Vừa mới trở về sau quá trình triển khai robot hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại tỉnh Bắc Giang, các cán bộ, nhóm nghiên cứu phát triển robot của Học viện Kỹ thuật Quân sự lại bắt tay ngay vào công tác chuẩn bị để đưa robot Vibot vào thành phố Hồ Chí Minh chống dịch.

Robot Vibot-2 có nhiệm vụ vận chuyển đồ ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm cho bệnh nhân Covid-19, cũng như giúp các y, bác sĩ giao tiếp từ xa với bệnh nhân. Để đáp ứng được nhiệm vụ trên, các cán bộ, nhóm nghiên cứu đã tìm ra giải pháp kỹ thuật đáp ứng các phương án khác nhau, đảm bảo robot sẽ sẵn sàng phục vụ hết các bệnh nhân tại khu vực điều trị.

Biến thể Lambda kháng vaccine đã lan rộng tới 41 quốc gia - Covid 19 4 2
Robot Vibot-2 vận chuyển đồ ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: @Phương Trà.

Robot Vibot sẽ tham gia hỗ trợ quá trình chăm sóc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19 do Bệnh viện Quân y 175 phụ trách thuộc Bệnh viện dã chiến số 7; khu vực này gồm 16 tầng với khả nâng tiếp nhận, điều trị lên đến 1.200 bệnh nhân.

Dự kiến, tổ công tác cùng robot Vibot sẽ có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh trong vài ngày tới; tiếp đó, sẽ tiến hành thiết lập cơ sở hạ tầng để robot hoạt động trong hai ngày và bắt đầu vận hành hệ thống robot hỗ trợ quá trình chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 từ ngày 15/8.

TP.HCM: Thêm 3 chợ truyền thống được mở cửa bán thực phẩm

Báo cáo nhanh của các quận, huyện, TP.Thủ Đức về tình hình tổ chức lại các điểm cung ứng hàng hóa (chủ yếu là lương thực, thực phẩm thiết yếu) cho thấy, tính đến 12 giờ ngày 9/8, trên địa bàn TP HCM có thêm 3 chợ truyền thống khôi phục hoạt động để cung cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống.

Cụ thể, chợ Tân Chánh Hiệp (quận 12) tổ chức cho 30 tiểu thương ngành hàng tươi sống kinh doanh, chợ Nguyễn Đình Chiểu (quận Phú Nhuận) tổ chức cho 16 tiểu thương, chợ Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) tổ chức cho 4 tiểu thương hoạt động.

Việc mở cửa trở lại 3 ngôi chợ này đã nâng số chợ đang hoạt động trên địa bàn TP lên con số 37/234 chợ truyền thống. Tuy vậy, vẫn còn 197 chợ truyền thống và 3 chợ đầu mối vẫn chưa đủ điều kiện hoạt động trở lại.

Tình hình thế giới

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 475.037 trường hợp mắc Covid-19 mới và 7.096 ca tử vong mới. Tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu vượt 204 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,3 triệu người không qua khỏi.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của trang Worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 10/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) trên toàn cầu là 204.015.005 ca, trong đó có 4.314.590 người tử vong.

Số ca mắc bệnh trong ngày sau một thời gian thuyên giảm nay đang có dấu hiệu tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch “nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại. Đồng thời, tiến trình tiêm vaccine trên thế giới có sự chênh lệch mạnh giữa các nước.

Một số nước Á-Âu có tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Anh, Indonesia và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới.

Châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, đã ghi nhận 64.392.299 ca nhiễm. Châu Âu đang có 52.552.508 ca nhiễm. Con số này ở Bắc Mỹ là 43.849.437 ca trong khi của Nam Mỹ là 35.811.850 ca. Tuy nhiên, nếu xét theo số ca tử vong, châu Âu ghi nhận nhiều nhất với 1.139.862 ca, tiếp đến là Nam Mỹ hiện đã hơn 1 triệu ca, sau đó là Bắc Mỹ với 946.849 ca và châu Á với 922.464 ca.

Biến thể Lambda kháng vaccine đã lan rộng tới 41 quốc gia - Covid 19 1 8
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân Covid-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Miami, bang Florida, miền Nam nước Mỹ. Ảnh: @AFP/TTXVN.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 633.116 ca tử vong trong số  36.543.338 ca mắc. Tiếp đến là Brazil với 563.470 ca tử vong trong số 20.165.672 ca mắc, Ấn Độ với 428.339 ca tử vong và 31.969.954 ca mắc.

Ngoài ra, Mỹ hiện đang đối mặt với nguy cơ lây lan của biến thể Lambda được phát hiện đầu tiên tại Peru vào cuối năm ngoái. Các kết quả phân tích gen cho thấy hơn 1.000 ca bệnh nhiễm biến thể Lambda đã được phát hiện trên toàn nước Mỹ. Dù sự xuất hiện của biến thể Delta vẫn đang là lo ngại chính lúc này tại Mỹ, nhưng giới chức cũng không ngừng theo dõi diễn biến lây lan biến thể Lambda.

Tình hình Đông Nam Á

Theo thống kê của trang Worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 9/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm trên 80.200 ca mắc Covid-19 mới, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 172.000 người.

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có các quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì Covid-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Philippines và Đông Timor. Đông Nam Á vẫn đang là điểm dịch nóng nhất châu Á.

Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tiếp tục tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và mắc mới cao nhất châu Á.

Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Tuy nhiên, Philippines đang chứng kiến số ca tử vong và ca mắc thấp hơn khá nhiều các nước thành viên khác, báo hiệu dịch có dấu hiệu chững lại ở quốc gia này. Trong 1 ngày qua, nước này chỉ ghi nhận 6 ca tử vong, giảm rõ rệt so với mấy ngày trước.

Còn Malaysia tình hình tiếp tục xấu hơn. Nước này hiện cũng là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới trong ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì Covid-19 cũng ở mức báo động. Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.

Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch, lùi ngày mở cửa du lịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 9/8 ghi nhận thêm 19.603 ca bệnh mới (nhiều thứ 2 khu vực và cao nhất tại nước này kể từ đầu dịch), trong khi số ca tử vong là 149 người.

So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.

Campuchia dịch bệnh cũng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 508 bệnh nhân mới và 23 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia trải qua giai đoạn dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành. Thủ đô Phnom Penh vẫn là điểm dịch nặng nhất của Campuchia.

Biến thể Lambda đã lan sang 41 nước

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, virus gây bệnh SARS-CoV-2 đã đột biến nhiều lần, với một số chủng có khả năng lây nhiễm và gây tử vong cao hơn những chủng khác.

Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại 4 biến thể đáng lo ngại cấp bách gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta. Bốn chủng khác gồm Eta, Iota, Kappa và Lambda được xếp vào biến thể cần quan tâm.

Trong những tuần gần đây, sự lây lan nhanh chóng của chủng Lambda, lần đầu tiên được phát hiện ở Peru đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia. Lambda hiện là biến thể thống trị ở Peru, quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên đầu người cao nhất thế giới. Ngoài ra, chủng Lambda cũng đã lây lan sang 41 quốc gia khác bao gồm Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador, Vương quốc Anh, Mỹ, Nhật…

Biến thể Lambda được phát hiện lần đầu tiên ở Peru vào tháng 12/2020. Trong 3 tháng qua, Lambda đã phát triển, chiếm 80% tổng số ca bệnh ở Peru.

Pablo Tsukayama, Tiến sĩ về vi sinh phân tử tại Đại học Cayetano Heredia ở Lima, là một trong những người ghi lại sự xuất hiện của Lambda nhận định: “Ban đầu, chủng virus này không thu hút nhiều sự chú ý. Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục xử lý mẫu. Đến tháng 3, biến thể này đã nằm trong 50% số mẫu ở Lima. Đến tháng 4, nó đã nằm trong 80% các mẫu ở Peru”, ông Tsukayama nói.

“Sự tăng vọt từ 1% lên 50% là dấu hiệu ban đầu cho thấy đây là một biến thể dễ lây truyền hơn”.

Mới đây nhất vào hôm 6/8, Nhật Bản cũng đã ghi nhận bệnh nhân đầu tiên nhiễm biến chủng Lambda, là một phụ nữ khoảng 30 tuổi đến từ Peru có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, khi được làm xét nghiệm tại sân bay, nhưng không có triệu chứng.

Có thể bạn quan tâm
Tổng đài Be tiếp nhận và xác nhận thông tin người dân vùng dịch cần hỗ trợ nhu yếu phẩm

Ứng dụng Be là kênh tiếp nhận, xác nhận thông tin các trường hợp cần hỗ trợ về nhu yếu phẩm trên địa bàn TPHCM.

Vietnamobile hỗ trợ gói data và chăm sóc khách hàng đặc biệt trong đại dịch

Hưởng ứng kêu gọi của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc chia sẻ khó khăn, hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh nhiều địa phương thực hiện giãn cách do dịch bệnh Covid-19, Vietnamobile tham gia gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông cho khách hàng với nhiều ưu đãi sau.

Gigabyte bị tấn công mã độc tống tiền, nguy cơ lộ lọt bí mật công nghệ

Theo báo cáo đến từ Bleeping Computer và United Daily News cho biết, Gigabyte đã phải chịu một cuộc tấn công ransomware từ ngày 3/8 đến ngày 4/8. Công ty có trụ sở tại Đài Loan chỉ xác nhận rằng họ đã đóng cửa cơ sở hạ tầng CNTT và một số máy chủ bị ảnh hưởng, tuy nhiên có những gợi ý cho thấy cuộc tấn công có thể còn tồi tệ hơn.

Khẩu chiến: Hacker khẳng định dữ liệu lấy được rất mới, Bkav nói chỉ là mã nguồn cũ

Bkav và người rao bán mã nguồn phần mềm của Tập đoàn Bkav trên diễn đàn dành cho hacker hồi đầu tháng 8 đã đưa ra những lời khẳng định và cả phủ nhận về nguồn dữ liệu bị đánh cắp này.

Phát triển kinh tế số ở Việt Nam, một cách tiếp cận mới

Kinh tế số hoạt động theo những nguyên lý gì? Quá trình bản chất của nó là gì? Khác biệt cơ bản của kinh tế số với kinh tế truyền thống ở Việt Nam là gì? Chúng ta cần phát triển kinh tế số theo cách nào? Đâu là cơ hội cho một cách đi riêng?… Trả lời được những câu hỏi này thì việc tiếp cận, chuẩn bị và phát triển kinh tế số ở nước ta sẽ trở nên đơn giản hơn.

Mũi vaccine Pfizer thứ 3 có tác dụng phụ tương tự như mũi thứ 2

Một cuộc khảo sát ban đầu ở Israel cho thấy hầu hết những người được tiêm mũi thứ ba vaccine Covid-19 của Pfizer đều cảm thấy tác dụng phụ tương tự hoặc ít hơn so với sau khi tiêm liều thứ hai.

Amazon tan rã giấc mơ giao hàng bằng máy bay không người lái

Amazon đã sa thải hơn 100 nhân viên tại nhóm giao hàng bằng máy bay không người lái của mình ở Anh, tờ Wired đưa tin. Các cựu nhân viên của Prime Air nói với Wired rằng, bộ phận này bắt đầu tan rã từ năm 2019.

Ấn Độ tình cờ tiêm hai mũi vaccine Covishield và Covaxin cho khả năng miễn dịch tốt hơn

Sáng nay ngày 9/8, Bộ Y tế cho biết Việt Nam ghi nhận thêm 5.155 ca mắc Covid-19 mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP.HCM với 2.349 ca. Ngoài ra, cũng theo thông tin từ Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, 10.000 lọ thuốc Remdesivir sẽ được phân bổ đến các bệnh viện để phục vụ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM.

Vaccine Moderna đạt hiệu quả 93% trong 6 tháng

Moderna đã công bố chi tiết tài chính quý 2/2021 cũng như thông tin về các thử nghiệm và kế hoạch vaccine COVID-19 trong tương lai của hãng.

Honor đang có nguy cơ vào danh sách đen của Mỹ dù đã được Huawei bán đi

Một nhóm gồm 14 chính trị gia đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ vừa yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ bổ sung Honor vào Danh sách đen của họ.