Bị quấn trong “băng đỏ”, các công ty khởi nghiệp Trung Quốc dần từ bỏ giấc mơ đại lục

Khi môi trường pháp lý ngày càng trở nên ngột ngạt, các công ty trẻ ở Trung Quốc càng gặp khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với thành công của những “anh lớn” tiền nhiệm như Alibaba và Tencent, vốn bắt đầu cách đây hai thập kỷ. Anh: @AFP.

Đối mặt với những hạn chế, các công ty khởi nghiệp của Trung Quốc suy nghĩ lại về tương lai của họ.

Giống như nhiều người Trung Quốc đầy tham vọng đã tốt nghiệp đại học ở nước ngoài trong những năm 2010, và khao khát trở thành thế hệ Jack Ma hoặc Pony Ma tiếp theo, Lucas trở về quê hương để xây dựng công ty khởi nghiệp Internet của riêng mình.

Tuy nhiên, hai năm điều hành công việc kinh doanh, sự nhiệt tình của anh ấy đã vơi dần. Rủi ro quy định và chi phí tuân thủ càng lớn ảnh hưởng đến công ty của anh ấy, khiến anh ấy không còn động lực để xây dựng sản phẩm tập trung vào Trung Quốc nữa, mà muốn hướng ra nước ngoài để phát triển. (Lucas là bút danh người sáng lập của công ty khởi nghiệp Internet Trung Quốc giấu tên này, do tính chất nhạy cảm. Trang Techcrunch cũng không thể chỉ rõ tên công ty của anh ấy là vì điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến danh tính của anh ấy).

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khẳng định quyền kiểm soát nhiều hơn đối với lĩnh vực internet của mình. Các ngành dọc từ fintech, truyền thông xã hội, trò chơi và thương mại điện tử đến phát trực tiếp ngày càng chịu sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý, vì sự phát triển vô lề lối tự do của các ngành này và các vấn đề xã hội mà chúng tạo ra. Giờ đây, sự giám sát kỹ lưỡng đó đang thúc đẩy các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp Trung Quốc cho rằng, họ có tương lai hơn nếu tập trung cấp vốn và thực hiện chính sách tăng trưởng ở nước ngoài hơn là tại quê nhà.

Các nhà quan sát cho rằng, việc đàn áp những gã khổng lồ internet tiêu dùng như Alibaba và Didi là nhằm thúc đẩy sự đổi mới trong nước về công nghệ “cứng” sẽ giúp Trung Quốc cạnh tranh trên trường toàn cầu. Bắc Kinh muốn kiềm chế sức mạnh của những BigTech đó, đặc biệt là những doanh nghiệp gây ra các vấn đề về cơ cấu như cho vay các sản phẩm khiến người tiêu dùng trẻ dễ mắc nợ, các trò chơi gây nghiện, và các dịch vụ giáo dục trực tuyến bất cập, những thứ đang chung tay làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Những chính sách như vậy ban đầu có thể được đặt ra để kiềm chế những BigTech trên internet, nhưng cuối cùng chúng cũng đã làm tê liệt sự phát triển của các công ty khởi nghiệp mới chớm nở như công ty của Lucas, vốn đang phải đối mặt với chi phí tuân thủ và càng ngày có nhiều trở ngại để hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc.

Thậm chí, đại diện ba công ty khởi nghiệp internet tiêu dùng (giấu tên) ở Trung Quốc đã nói chuyện với đội ngũ trang TechCrunch rằng, họ cũng đang bỏ lại thị trường Trung Quốc vì sự không chắc chắn về quy định ngày càng gay gắt. Họ chia sẻ, bốn nhà đầu tư từ các công ty của họ tuyên bố rằng, các công ty này hãy tập trung vào các danh mục đầu tư như giáo dục trực tuyến, fintech và trò chơi điện tử để nhắm mục tiêu người dùng quốc tế sẽ tốt hơn.

Bị quấn trong “băng đỏ”, các công ty khởi nghiệp Trung Quốc dần từ bỏ giấc mơ đại lục - Trung Quoc
Thị trường kinh doanh quê hương đang bỏ lỡ dịch vụ và sự chung tay sáng tạo của giới doanh nhân trẻ Trung Quốc, khi họ bị xua đuổi bởi cơn bão quy định bất thường, đột ngột khó lường và kéo dài. Ảnh: @AFP.

Ở một góc độ khác, trong khi các doanh nhân tập trung vào thế hệ nền tảng web3 từ khắp nơi trên thế giới để chạy đua với cuộc cách mạng hóa không gian kỹ thuật số, thì ngành công nghiệp này đã thất bại ở Trung Quốc, nơi mà sự kiểm duyệt nghiêm ngặt và lệnh cấm sâu rộng đối với tiền điện tử đã loại bỏ tiềm năng cho các dịch vụ phi tập trung, vốn là cốt lõi của web3 để phát triển mạnh. Vì thế, nỗi lo sợ rằng một ngành dọc khác như web3 có thể sẽ phải đối mặt với sự kìm kẹp luôn hiện hữu trong cộng đồng khởi nghiệp của Trung Quốc.

Thực ra, các quy định nhắm vào các công ty công nghệ không phải là điều gì mới mẻ ở Trung Quốc, nhưng trong nhiều năm, nhiều chính sách đã được đưa ra một cách mơ hồ hoặc không được thực thi. Lucas cho biết: “Các nhà chức trách đã nhắm một mắt khi mọi thứ trở nên lỏng lẻo hơn”.

Đối với những doanh nhân thận trọng, việc Bắc Kinh ngừng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Ant Group vào năm 2020 là hồi chuông cảnh báo đầu tiên, cho thấy kỷ nguyên mà các công ty internet của Trung Quốc được chính quyền bật đèn xanh để phát triển với tốc độ chóng mặt đã kết thúc. Việc đình chỉ được đưa ra khi chính phủ thực hiện “những thay đổi lớn trong môi trường pháp lý fintech”, điều này sau đó dẫn đến việc tái cơ cấu tại Ant và tuân theo các quy định tài chính nghiêm ngặt.

Thậm chí, măm ngoái, một cuộc điều tra của chính phủ đối với Didi về hoạt động chia sẻ dữ liệu xuyên biên giới của họ một lần nữa nhấn mạnh quyết tâm của Bắc Kinh trong việc thắt chặt kiểm soát đối với thứ mà họ từng coi là “con cưng của internet”. Các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn cũng cảm nhận được tác động. Các nền tảng Internet thuộc mọi quy mô hiện phải đối mặt với tiền phạt nghiêm trọng và thậm chí là đình chỉ dịch vụ nếu họ không thực hiện cơ chế kiểm duyệt nội dung, và lưu trữ dữ liệu cần thiết, nếu không khéo, nó có thể dễ dàng làm tiêu tốn tới vài triệu nhân dân tệ một năm cho giai đoạn đầu.

Trong khi đó, bản chất không thể đoán trước của kiểm duyệt – những cụm từ hoặc hình ảnh được dung thứ một ngày nào đó có thể bị coi là chính trị và bất hợp pháp – gây áp lực rất lớn lên các công ty non trẻ, thiếu kinh nghiệm và chi phí để có thể lọc ra ranh giới của những gì có thể chấp nhận được trên mạng. Điển hình là nền tảng Jike được Tencent hậu thuẫn, một mạng xã hội phổ biến trong cộng đồng startup Trung Quốc đã đột ngột đóng cửa trong một năm trước khi hoạt động trở lại vào năm 2020. Lý do đình chỉ của nền tảng không bao giờ được tiết lộ, mặc dù nhiều người suy đoán rằng đó là vì kiểm duyệt.

Đối với nhiều doanh nhân Trung Quốc, việc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ, nơi có sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới, là mục tiêu cuối cùng, điều này sẽ cho phép họ rút tiền và tạo ra nhiều vốn hơn để mở rộng quy mô. Nhưng tuyến đường đó cũng có vẻ mờ hơn. Vào tháng 12/2021, cơ quan quản lý an ninh mạng của Trung Quốc cho biết các nhà khai thác nền tảng internet có dữ liệu của hơn một triệu cá nhân [ở Trung Quốc] phải trải qua một cuộc đánh trước khi niêm yết ở nước ngoài. Nếu cơ quan quản lý quyết định nền tảng này gây ra các mối đe dọa an ninh quốc gia, thì đợt niêm yết đó ngay lập tức sẽ bị đình trệ.

Sau những trắc trở đến mức khắc nghiệt này, Lucas than thở, anh khẳng định thành công của một công ty khởi nghiệp giờ đây phụ thuộc một phần vào việc liệu người sáng lập có thể dự đoán hướng đi của các chính sách của Trung Quốc, và tuân theo chúng hay không. “Chúng tôi không mong đợi các tầng lớp doanh nhân của chúng tôi sẽ trở thành các nhà khoa học chính trị. Chúng tôi nên được để yên để tập trung vào việc xây dựng sản phẩm”.

Theo Techcrunch

Có thể bạn quan tâm
Khánh thành dự án làm sạch sông Cần Thơ

Hơn 100 đại diện của các cơ quan quản lý Nhà nước trung ương và địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ đã tham gia Lễ khánh thành dự án làm sạch sông Cần Thơ.

Cục ATTT cảnh báo 7 lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong hệ điều hành Windows

Ngày 13/4, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, đã đưa ra cảnh báo về 7 lỗ hổng bảo mật mức cao và nghiêm trọng trong hệ điều hành Windows được Microsfot công bố qua bản vá bảo mật tháng 4/2022.

Meta giới thiệu công cụ tin nhắn mới giúp doanh nghiệp kết nối sâu với khách hàng

Ngày 19/5 tới đây, lần đầu tiên Meta sẽ tổ chức một hội nghị tập trung bàn về hoạt động bán hàng qua tin nhắn với tên gọi Conversations (Những cuộc hội thoại), nhằm giới thiệu về các công cụ nhắn tin mới nhất trong dòng ứng dụng của Meta.

Google âm thầm ra mắt ứng dụng giúp người dùng iPhone chuyển dữ liệu sang Android

Google đã âm thầm phát hành một ứng dụng miễn phí dành cho iOS để giúp người dùng dễ dàng chuyển dữ liệu từ iPhone sang thiết bị Android.

Meta bị cộng đồng sáng tạo tức giận khi lấy phí 47,5% cho việc bán tài sản trên vũ trụ ảo

Meta, công ty mẹ của Facebook đang có kế hoạch tính phí tới 47,5% trong việc bán tài sản kỹ thuật số trên nền tảng ảo Horizon Worlds, là một phần không thể thiếu trong kế hoạch tạo ra cái gọi là “metaverse” (vũ trụ ảo) của công ty.

Apple đối diện nguy cơ phải trì hoãn một loạt MacBook mới

Apple được cho là sẽ tung ra các phiên bản mới của dòng MacBook Air và MacBook Pro 13 vào cuối năm nay, tuy nhiên điều này có thể bị chậm trễ do sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc.

Tránh phụ thuộc Trung Quốc, Apple bắt đầu sản xuất iPhone 13 tại Ấn Độ

Apple đã chính thức thông báo rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất iPhone 13 tại Ấn Độ. Động thái sản xuất này là một nỗ lực của công ty nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Lazada Foundation: cấp học bổng cùng cơ hội việc làm cho tài năng trẻ và nữ giới

Ngày 12/4, Lazada ra mắt chương trình Lazada Foundation, với mục đích mang lại cơ hội tiếp cận giáo dục dành cho phụ nữ và tài năng trẻ thông qua các học bổng, cơ hội việc làm tại 6 nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Mẹ của một thiếu niên kiện Meta và Snap vì gây nghiện dẫn đến cái chết con trai mình

Một thiếu niên đã tự sát sau khi trở thành một người nghiện mạng xã hội bị lôi cuốn vào các ứng dụng, bởi các thuật toán được thiết kế cố ý để thúc đẩy việc sử dụng quá mức từ Meta, Snap.

HP ENVY x360 13 cải tiến, đáp ứng công việc sáng tạo nội dung

Dễ dàng chuyển đổi linh hoạt từ một máy tính xách tay thành máy tính bảng, HP ENVY x360 13 nhiều cải tiến, mang đến những trải nghiệm cao cấp, hiệu năng vượt trội dành cho người sáng tạo nội dung, các nhiếp ảnh gia, vlogger, nhà thiết kế đồ họa.