Chưa đầy vài tiếng đăng tải trên Internet, một video tháo hoàn toàn Vsmart Live và Meizu 16XS được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Nhiều người cảm thấy bất ngờ khi cả hai sản phẩm này giống nhau như hai giọt nước.
Trong tuần qua, một page được lập bởi người hâm mộ dòng điện thoại Meizu bất ngờ chia sẻ hình ảnh điện thoại Vsmart Live và kèm thông điệp Meizu 16Xs không dùng hệ điều hành Flyme sẽ ra mắt tại Việt Nam. Đối với thị trường thế giới, câu chuyện này thực tế không thu hút người dùng bởi Meizu vẫn là một thương hiệu khá nhỏ và thậm chí không được biết đến ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, liên quan đến thương hiệu Vsmart thì lại là một câu chuyện khác.
Một số người dùng đã chụp lại bức ảnh chia sẻ trên fanpage và bắt đầu đăng tải trên khắp mạng xã hội Việt Nam, gây chú ý dư luận. Để làm sáng tỏ nghi ngờ về việc Vsmart Live có phải là một phiên bản của Meizu 16Xs nhưng gắn mác Việt, nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm sản phẩm Meizu để so sánh.
Trong video mới đăng tải, một người dùng mở hoàn toàn nắp lưng của hai thiết bị và cho thấy, cách bố trí linh kiện, pin và cáp kết nối gần như giống nhau 100%. Tiếp tục đọ cấu hình, cả hai đều cùng chung một thông số, từ con chip, màn hình cho đến camera. Chính sự giống nhau đến lạ thường như vậy đã gây bão cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng, Vsmart Live thực chất là mẫu Meizu 16Xs và chỉ thay đổi lớp vỏ mặt lưng cũng như vỏ hộp máy bởi sản phẩm Meizu đã ra mắt trước 2 tháng so với sản phẩm của Việt Nam. Ngay lập tức, rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra liên quan đến vấn đề này.
Ủng hộ cho Vsmart, một độc giả cho biết: “Đây là chuyện bình thường. Việc làm hàng điện tử thì phải biết khái niệm OEM, đó là lý do các điện thoại Trung Quốc ra đời nhiều model nhanh như hiện nay”. Còn một độc giả khác thì cho rằng – “Cả hai công ty cùng thuê một người thiết kế sản phẩm này. Còn phần gia công thì Meizu không có nhà máy sản xuất khi mà công ty này đều đi thuê. Với Vsmart, công ty có nhà máy sản xuất của riêng mình”.
Không đồng tình với ý kiến trên, một độc giả cho rằng: “Việc linh kiện có thể nhập, lắp ráp có thể thuê là điều chấp nhận được, nhưng thiết kế đi mua hay sao chép y của một hãng khác thì sản phẩm sẽ mất đi chất riêng của nó”. Một độc giả nghi vấn: “Copy từ thiết kế đến cấu hình, không khác Meizu 16Xs ra mắt hồi tháng 6. Vậy mà quảng cáo là công nghệ Việt Nam, do người Việt Nam thiết kế. Phải chăng có sự lừa dối khách hàng”.
Ở trạng thái trung lập, một độc giả nói: “Meizu, Oppo hay Huawei ban đầu đều thuê thiết kế nên các sản phẩm mới ra nhanh, và phần lớn đều sao chép từ các hãng lớn, sau này phát triển hơn họ mới có đội ngũ riêng như Oppo hay Huawei bây giờ. Vsmart cũng đang theo con đường ấy, không có gì sai cả. Vẫn ủng hộ chỉ nhìn cái giá hơi buồn”.
Được biết Vsmart Live và Meizu 16Xs đều có mặt lưng nhựa đổi màu, màn hình AMOLED 6,2 inch không chứa notch, cảm biến vân tay dưới màn hình. Bên trong tích hợp chip Snapdragon 675, camera 3 ống kính phía sau với cảm biến chính 48 MP và pin 4.000 mAh.
Tuy nhiên, Vsmart Live chạy trên nền tảng VOS 2.0 tùy biến riêng từ công ty Việt Nam. Sản phẩm cũng được đóng dấu “Made in Vietnam”, có nghĩa nó được sản xuất tại nhà máy của Vsmart tại Việt Nam.
Được biết, Vsmart Live được bán tại Việt Nam với giá gần 7 triệu đồng, trong khi giá bán Meizu 16Xs tại châu Âu là 220 EUR, tương đương khoảng 5,71 triệu đồng.
Hiện tại VinSmart chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về các nghi vấn mà người dùng đang đặt ra. Thế Giới Số sẽ tiếp tục đăng tải các thông tin tiếp theo của sự việc này.
An Nhiên
Viettel và Cục Viễn thông và Cơ yếu – Bộ Công an vừa ký hợp đồng tư vấn thiết kế lắp đặt cáp quang, thuộc Dự án “Mạng cáp quang ngành Công an giai đoạn II”.
Huawei đã chính thức xác nhận về việc công ty đang phát triển một dịch vụ bản đồ số của riêng mình để giảm dần sự phụ thuộc vào các dịch vụ của Google sau khi các lệnh cấm của Mỹ dần có hiệu lực.
Samsung đã tổ chức buổi công bố sản phẩm, giá, ngày mở bán cho Galaxy Note 10 tại Việt Nam.
Ngày 14/8, Sở Du lịch Ninh Bình, Tạp chí Du lịch, TikTok Việt Nam cùng các đối tác khởi động Chiến dịch quảng bá du lịch Ninh Bình trên nền tảng TikTok với tên gọi #HelloNinhBinh.
CLS. Trade là một sản phẩm công nghệ cung cấp cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, có một website riêng có thể tự niêm yết, kinh doanh khóa học, tự quản trị và vận hành mà ko cần phải có chuyên môn về công nghệ thông tin.
Báo cáo từ Bloomberg cho biết Facebook đã trả tiền thuê các công ty bên ngoài để sao chép các tin nhắn bằng âm thanh từ người dùng dịch vụ Messenger. Facebook cũng xác nhận thông tin trên và đã chấm dứt hoạt động này cách đây 2 tuần.
Nhiều cơ quan quản lý hàng không trên thế giới đã cấm hành khách mang theo một số mẫu MacBook Pro trên các chuyến bay sau khi Apple tuyên bố chúng có pin có nguy cơ gây hỏa hoạn.
Facebook, YouTube, TikTok, Twitter và thậm chí là mạng xã hội công việc LinkedIn cũng đã tung ra phiên bản Lite của ứng dụng di động dành cho thị trường tại các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam…
Xung đột Nhật – Hàn đang khiến cho ngành công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản, tập đoàn Samsung, thị trường điện thoại và máy tính điện tử toàn cầu… đứng trên bờ vực nguy hiểm.
Realme cho biết, cụm 4 camera Quad Leap sẽ được trang bị trên những điện thoại mới của hãng từ trung cấp đến cao cấp bao gồm camera chính độ phân giải 64MP, một camera ống kính siêu rộng, camera ống kính tele và một camera trang bị khả năng chụp super macro ở khoảng cách 4cm.