Bát nháo mua bán thông tin cá nhân trên mạng

Sau khi Nhà nước có quy định xử phạt, chẳng những không giảm, hoạt động mua bán thông tin cá nhân trên mạng lại còn tăng mạnh về quy mô, tinh vi hơn về hình thức giao dịch

Hiện nay, chỉ cần truy cập trang Google, gõ các từ khóa như “danh sách khách hàng VIP, danh sách email, điện thoại khách hàng…” là sẽ có hàng ngàn kết quả liên quan đến việc mua bán thông tin cá nhân từ hàng loạt website.

Giao dịch hiện đại lẫn thô sơ

Thử truy cập website www.quangcao…com, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi trang này đang rao bán đến 25 triệu địa chỉ email, số điện thoại cùng thông tin cá nhân của hàng triệu doanh nghiệp Việt Nam với giá chỉ… 500.000 đồng. Đồng thời, người mua còn được tặng phần mềm tự động gửi email cùng lúc đến hàng triệu doanh nghiệp để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.

Truy cập một website rao vặt khác, chúng tôi còn “choáng” hơn trước mẩu tin rao bán thông tin doanh nghiệp, cá nhân trên website này. Theo lời rao, với giá chỉ 2 triệu đồng, người mua sẽ có ngay số ĐTDĐ, email, thông tin cá nhân của 50.000 thuê bao di động, 10.000 doanh nhân tại TPHCM, hàng chục ngàn khách hàng VIP của các trung tâm thương mại, các dự án bất động sản, thậm chí còn có danh sách những người sở hữu xe hơi, hàng trăm người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí.

Bát nháo mua bán thông tin cá nhân trên mạng - 5h1 e7e3e

Việc mua bán thông tin cá nhân vẫn dày đặc trên mạng internet


Ở Việt Nam đang có hàng chục website chuyên mua bán thông tin cá nhân và hàng trăm trang mạng rao bán thông tin này, còn việc rao bán tương tự trên các diễn đàn thì không thể đếm xuể.

Nếu như trước đây, đa phần việc mua bán thông tin cá nhân được thực hiện trực tiếp giữa người mua và kẻ bán thì hiện nay, giao dịch được thực hiện qua internet, tài khoản ngân hàng do bên bán sợ bị cơ quan chức năng “sờ gáy”. Chúng tôi đã gọi điện thoại cho một người tên L. đang rao bán thông tin cá nhân trên mạng và được biết bên bán không giao file trực tiếp.

Bát nháo mua bán thông tin cá nhân trên mạng - 5h2 0793d


Sau khi chuyển tiền vào tài khoản người bán, người mua sẽ được cung cấp địa chỉ để tải “hàng” về. L. còn cho biết thêm nếu đồng ý, người mua được xem trước qua email vài trăm thông tin cá nhân để đánh giá chất lượng “hàng hóa”. Khi bị hỏi: Đã chuyển tiền nhưng không nhận được hàng thì sao? L. liền khẳng định trường hợp này chưa xảy ra trong hàng trăm vụ anh ta đã mua bán.

Không chỉ qua internet, thông tin cá nhân còn được giao dịch bằng việc chuyển phát nhanh đĩa DVD có chứa dữ liệu cho người mua sau khi nhận được tiền hoặc người mua nhận hàng và thanh toán tiền qua những người chạy xe ôm.

Dễ xảy ra rắc rối nguy hiểm

Chị D.T.T (ngụ huyện Bình Chánh – TPHCM) cho biết chị đã gặp nhiều phiền toái từ việc thông tin cá nhân của mình bị tiết lộ trên mạng. “Mỗi ngày, tôi nhận hàng chục email chào mời, quảng cáo dịch vụ nhà đất, bất động sản, ăn uống, vay tiền… Trên ĐTDĐ thì liên tục nhận được các cuộc gọi, tin nhắn mời mua sim ĐTDĐ, chung cư, đất đai… Thậm chí, có lần tôi bị chồng giận vì anh ấy nghĩ vợ mình thường lui tới khách sạn do lúc đó, trên ĐTDĐ của tôi có lời chào mời dịch vụ của một khách sạn” – chị T. bức xúc.

Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo an ninh mạng Athena (TPHCM), cho biết việc thông tin cá nhân bị mua bán tràn lan sẽ gây ra nhiều hiểm họa khôn lường. Người bị bán thông tin cá nhân không chỉ bị quấy rối bởi các lời chào mời, quảng cáo mà còn phải đối mặt với nhiều rắc rối nguy hiểm hơn. Khi có thông tin của một cá nhân, kẻ xấu có thể đe dọa, khủng bố tinh thần, thậm chí tống tiền người đó. Vì vậy, mỗi người nên thận trọng khi cung cấp thông tin cá nhân trên mạng.

Xử phạt quá ít

Theo Nghị định 19/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sẽ phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm gồm: không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng; chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ 3 khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng.
 
Theo điều 226 Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009, hành vi “Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó…” sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Như vậy, hiện đã có đầy đủ chế tài xử phạt đối với hành vi thu thập, mua bán thông tin cá nhân trái phép. Tuy nhiên, thời gian gần đây, số vụ vi phạm mua bán thông tin cá nhân bị phát hiện, xử phạt rất ít. Vì vậy, hành vi phạm pháp này vẫn cứ ngang nhiên tồn tại.

Theo NLD

iCenter chính thức bán iPod thế hệ mới nhất tại VN

Ngày 3/11, các sản phẩm iPod chính hãng mới của Apple bao gồm iPod touch thế hệ 5, iPod nano và iPod shuffle mới đã chính thức lên kệ tại Việt Nam thông qua nhà bán lẻ uỷ quyền cấp 1 iCenter.

Android 4.1 chiếm 2.7% tổng số các thiết bị chạy Android

Dựa vào thông tin của các máy Android đã truy cập vào Google Play Store trong 2 tuần, tính đến thứ 4 (31/10/2012), hiện tại Android 4.1 chiếm 2.7% trong tổng số các thiết bị chạy Android, tăng cao so với mức 1.8% của tháng trước. Gingerbread (Android 2.3.3 – 2.3.7) vẫn chiếm thị phần cao nhất trong các máy chạy Android với 53.9%, giảm nhẹ từ mức 55.5% của tháng trước.

BlackBerry PlayBook 3G+ chính thức được phát hành tại Anh

Như chúng ta đã biết, cùng với việc phát hành PlayBook 4G, RIM cũng thông báo rằng sẽ sớm phát hành phiên bản PlayBook 3G+.

Website thu phí nhạc online đang lừa khách hàng?

Trên các diễn đàn như vozforums, hdvietnam, nhiều thành viên đã phản ánh một số file nhạc thu phí trên website Nhac.vui, nhaccuatui… dù được “quảng cáo” có chất lượng 320 Kbps nhưng khi kiểm tra bằng một số phần mềm thì chỉ có chất lượng 128 Kbps.

Nhộn nhịp buôn bán mẹo DDoS, SQL Injection

Các hacker đang rỉ tai nhau điều gì? Những ngày này, hai chủ đề nóng nhất – chiếm 19% tổng số các cuộc thảo luận trên diễn đàn – là liên quan đến các vụ tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) và tấn công SQL injection.

Triển lãm Sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt 2012

Từ ngày 15-17/11, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM sẽ diễn ra ngày hội triển lãm Sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt (VIBrand 2012).

Giả mạo website: không “chết” vì thiếu hiểu biết

Các website giả mạo thường tung các thông tin mang tính cạnh tranh không lành mạnh, tạo ra những chiêu, trò nhằm hạ bệ uy tín đối thủ. Tuy vậy, các bài học này dường như chưa được các DN quan tâm nhiều hoặc có quan tâm nhưng chưa sát nên những kẻ lừa đảo, giả mạo vẫn có đất “tung hoành”, gây thiệt hại đến uy tín, doanh thu của DN và làm mất niềm tin của khách hàng.

Opera thay đổi theo hướng thương mại hóa

Ngày 5/1/2010, trên trang blog chính thức của công ty, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành (Chief Executive Officer – CEO) của hãng Opera Software ASA (Na-Uy), Jon Stephenson von Tetzchner thông báo sẽ trao lại vị trí CEO hiện tại cho Lars Rabaek Boilesen, vốn đang đảm nhiệm vai trò giám đốc thương mại (Chief Commercial Officer) tại đây. Sau hơn hai năm, việc này đã cho thấy có lý, trình duyệt đã kiếm ra tiền.

Vừa ra mắt, 2 hệ điều hành của Microsoft đã bị kiện

Windows 8 và Windows Phone 8 của Microsoft đã phải đối diện với khiếu nại pháp lý đầu tiên chỉ sau chưa đầy 1 tuần ra mắt khi công ty SurfCast đến từ Portland cáo buộc vi phạm bằng sáng chế của mình.

TechDays Việt Nam 2012: Đón chào Windows 8!

Microsoft Việt Nam đã có một cuộc đại trình diễn công nghệ TechDays Việt Nam 2012 với tâm điểm là hệ điều hành Windows 8 hoành tráng tại khách sạn Intercontinental, TPHCM trong 2 ngày 1 và 2/11. Với Microsoft, Windows 8 không phải là phiên bản tiếp theo của Windows 7, mà là một sản phẩm hoàn toàn mới, mở ra kỷ nguyên công nghệ mới. Ngày hội đã thực sự mang đến cho giới yêu công nghệ những trải nghiệm mong chờ.