Bảo vệ tài nguyên số và chiến lược an toàn, an ninh mạng trước thách thức toàn cầu mới

Họp báo công bố sự kiện ngày 9/8/2022 tại Sở TT&TT TP.HCM.

Đó chính là chủ đề Hội thảo và Triển lãm quốc tế An toàn thông tin khu vực phía Nam năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày 26/8/2022 tại Trung tâm hội nghị GEM, TP.HCM trên cả hai nền tảng online và offline.

Hội thảo và triển lãm quốc tế An toàn thông tin khu vực phía Nam năm 2022 với chủ đề “Bảo vệ tài nguyên số và chiến lược an toàn, an ninh mạng trước thách thức toàn cầu mới” do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) – Chi hội phía Nam phối hợp cùng Cục An toàn Thông tin, Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM đồng tổ chức. Đây là sự kiện thường niên dành cho giới khoa học công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) và An toàn thông tin (ATTT), cũng như sự quan tâm của lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp đang triển khai các ứng dụng chuyển đổi số, các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và trên địa bàn các tỉnh thành phía Nam.

Tại buổi họp báo công bố sự kiện, ông Ngô Vi Đồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Chủ tịch Chi hội phía Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo mật thông tin trong bối cảnh Việt Nam đang bám sát, theo đuổi các xu hướng chuyển đổi số (CĐS) với mục tiêu dẫn đầu trong một số lĩnh vực. “Người dân sẽ quay lưng với CĐS khi mà ứng dụng lại không hoạt động (mất tính khả dụng) khi họ cần; thông tin cá nhân của họ bị rò rỉ (mất tính bảo mật) khi họ sử dụng CĐS. Đó cũng là các bài toán căn bản của ATTT và là điều căn bản cần có của CĐS” – ông Đồng nói.

Trong Chiến lược chuyển đổi số quốc gia cũng khẳng định, đảm bảo an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về CNTT đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế. Riêng tại TP.HCM, bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM cho biết, Sở đang phối hợp với Chi hội VNISA phía Nam xây dựng Chiến lược An toàn thông tin cho thành phố.

Vì vậy, theo quan điểm của VNISA, trước những đòi hỏi và thách thức toàn cầu mới chúng ta cần một tư duy mới trong chiến lược đảm bảo an toàn, an ninh mạng ở mọi cấp độ từ Chính phủ đến các cơ quan doanh nghiệp và kể cả người dân. Đảm bảo an toàn, an ninh mạng là bảo vệ tài nguyên số quốc gia, tài sản số của các cơ quan doanh nghiệp và của chính người dân.

Hội thảo và triển lãm quốc tế An toàn thông tin khu vực phía Nam năm 2022 diễn ra trong một ngày với nhiều chuyên đề được thảo luận. Bên cạnh công bố báo cáo về bức tranh tổng thể ATTT của khu vực phía Nam, tình hình ATTT chung của Việt Nam và thế giới, nêu lên những thách thức về nguồn nhân lực, các nguy cơ tấn công mới, đồng thời cảnh báo, phòng ngừa và các khuyến nghị thiết thực với các cơ quan, doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra song song với những thách thức toàn cầu mới. Sự kiện còn chia sẻ những quy trình, công nghệ, giải pháp bảo mật mới cho doanh nghiệp, tổ chức và cả người dùng cuối.

Hội thảo và triển lãm trực tiếp diễn ra ngày 26/8/2022 tại Trung tâm hội nghị GEM, TP. HCM. Đối với kênh trực tuyến, hội thảo sẽ được livestream trên kênh Facebook, kênh Youtube của Chi hội VNISA TPHCM. Ngoài ra, các thông tin về chương trình sẽ được cập nhật liên tục trên Landing page của Hội thảo và Website Chi hội. Sự kiện dự kiến thu hút 1.000 người tham dự trực tiếp và trên môi trường online.

Nằm trong chuỗi sự kiện An toàn thông tin năm nay còn có nhiều hoạt động khác. Cụ thể, trước đó vào ngày 25/8/2022 sẽ diễn ra buổi Tọa đàm lãnh đạo về ATTT dành cho lãnh đạo Bộ TTTT, Cục ATTT, lãnh đạo các Sở Thông tin – Truyền thông để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý trong lĩnh vực ATTT, những khó khăn thách thức và giải pháp cho một môi trường phát triển kinh tế – xã hội an toàn, an ninh và bảo mật.

Đặc biệt, từ ngày 7-9/9/2022 tại Công viên Phần mềm Quang Trung sẽ Tổ chức Diễn tập thực chiến ATTT nhằm nâng cao nhận thức về ATTT, kiểm tra tính sẵn sàng, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn của các kỹ sư trong giám sát, phát hiện và xử lý các sự cố về ATTT. Ông Trần Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Chi hội VNISA phía Nam cho biết thêm, với sự ra đời của HISSC – Trung tâm chuyên trách về ATTT của TP. HCM, công tác diễn tập ATTT này sẽ được tổ chức định kỳ, thường xuyên nhằm đảm bảo TP.HCM luôn có đầy đủ nhân lực cùng trang thiết bị phục vụ cho giám sát, phát hiện và xử lý nhanh chóng các sự cố về ATTT trên địa bàn Thành phố.

Ngày 8/11/2022, Chi hội phía Nam phối hợp cùng với Hiệp hội ATTT VNISA tại Hà Nội Tổ chức chung kết cuộc thi “Sinh viên với ATTT Asean 2022”. Đây là năm thứ hai cuộc thi ATTT được mở rộng với sự tham gia của Sinh viên khu vực Asean, thử thách được nâng tầm, hứa hẹn cuộc thi sẽ mang lại nhiều gay cấn đầy thú vị. Mục đích tạo sân chơi này VNISA mong muốn tạo ra nguồn nhân lực bảo mật chất lượng – một yếu tố có tính chất quyết định cho lĩnh vực ATTT.

Chuỗi sự kiện ATTT 2022 tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực CNTT và ATTT như: IBM, VNPT, vCyber, Google, Fortinet, Nessar, Tech Data, HISSC, HPT, Đại Trần Gia, QD.Tek, Trellix… Sự kiện còn nhận được bảo trợ truyền thông của Tạp chí An toàn thông tin, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Truyền hình Nhân dân, Tạp chí Nhịp cầu Đầu Tư, Tạp chí Kinh Tế Việt Nam, Truyền hình Công an nhân dân…

38% người dùng iOS 14.5 Việt Nam cho TikTok truy cập thông tin

Báo cáo mới nhất cho thấy, sau khi mô hình App Tracking Transparency (ATT) được ra mắt, nhiều nhà quảng cáo tăng chi quảng cáo trên Android và giảm chi trên iOS.

Sennheiser ra mắt tai nghe không dây MOMENTUM 4 Wireless

Sennheiser vừa giới thiệu đến thị trường Việt Nam dòng tai nghe không dây MOMENTUM 4 Wireless có thiết kế hoàn toàn mới, tích hợp nhiều công nghệ tối ưu âm thanh ở mức cao.

Đánh cắp dữ liệu, tấn công APT và ransomware – mối lo ngại của doanh nghiệp Đông Nam Á

Nghiên cứu mới đây của Kaspersky cho thấy, lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á đã có nhận thức cao về các mối đe doạ mạng. Đánh cắp dữ liệu, tấn công APT, lây nhiễm ransomware là 3 mối lo ngại hàng đầu của họ.

Tai nghe EarHealth giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý về tai

Tai nghe EarHealth do nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Buffalo phát triển ứng dụng công nghệ AI và máy học và sóng âm để giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý về tai.

Tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam trong tháng 7 giảm

Số liệu ghi nhận từ các hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin, trong tháng 7/2022 có 983 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 16,6% so với tháng 6.

iPadOS 16 có thể bị trì hoãn cho đến khi iPad mới xuất xưởng

Apple được cho là sẽ không phát hành bản cập nhật phần mềm iPadOS 16 sắp tới của mình cùng lúc với iOS 16 vì nhiều lý do.

PRU-Thiết Thực, gói bảo hiểm theo tình trạng tổn thương của hệ cơ quan và chức năng

Sản phẩm bảo hiểm PRU-Thiết Thực vừa được Prudential Việt Nam ra mắt là giải pháp bảo hiểm có hướng tiếp cận khác biệt so với dòng sản phẩm bảo hiểm bệnh lý nghiêm trọng hiện nay.

Ra mắt các giải pháp đo kiểm kiến trúc Open RAN toàn diện vận hành trên đám mây

Keysight vừa công bố các giải pháp đo kiểm kiến trúc mạng truy nhập mở Open Radio Access Network Architect (KORA) của hãng đang được chuyển sang hình thức triển khai vận hành trên đám mây nhằm nâng cao tính linh hoạt và rút ngắn thời gian.

OnePlus 10T 5G có hấp dẫn với giá bán từ 16 triệu đồng?

Dòng smartphone OnePlus 10T 5G sẽ được bán tại thị trường Việt Nam với hai phiên bản RAM/ ROM 8 GB/ 128 GB có giá 15,9 triệu đồng và 16 GB/ 256 GB có giá 17,9 triệu đồng.

Mỹ ngăn Intel và TSMC gia tăng sản xuất chip nhỏ hơn 28nm ở Trung Quốc

Với Đạo luật Chips và Khoa học vừa được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tuần trước, các công ty sản xuất chip được tài trợ phải cam kết không tăng sản lượng chip tiên tiến của họ ở Trung Quốc trong vòng 10 năm.