Sáng nay 11/8, Bộ Y tế cho biết Việt Nam ghi nhận thêm 4.802 ca mắc Covid-19 mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP.HCM với 2.128 ca. Cũng hôm qua 10/8, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng thuốc điều trị Covid-19 tên là Vipdervir, được bào chế hoàn toàn từ thảo dược.
Tính từ 18h ngày 10/8 đến 6h sáng ngày 11/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận thêm 4.802 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 4.792 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (2.128), Bình Dương (936), Long An (515), Đồng Nai (428), Tây Ninh (263), Tiền Giang (177), Bà Rịa – Vũng Tàu (102), Vĩnh Long (63), Khánh Hòa (41), Phú Yên (33), Bình Thuận (27), Sơn La (19), Đồng Tháp (15), Kiên Giang (12), Bình Định (10), Quảng Ngãi (9), Hà Tĩnh (7), Hà Nội (3), Nghệ An (2), Nam Định (1), Lạng Sơn (1) trong đó có 1.135 ca trong cộng đồng.
Như vậy, tính đến sáng ngày 11/8, Việt Nam có tổng cộng 232.937 ca nhiễm, trong đó có 2.377 ca nhập cảnh và 230.560 ca nhiễm trong nước.
Về tình hình điều trị: Tổng số ca được điều trị khỏi là 80.348 ca; Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 491 ca; Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 20 ca.
Về tình hình tiêm chủng: Trong ngày 10/8 có thêm 1.408.453 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 11.341.864 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 10.305.762 liều, tiêm mũi 2 là 1.036.102 liều.
Riêng tại TP.HCM, tính đến 6 giờ sáng ngày 11/8 theo Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của Bộ Y tế thì trên toàn địa bàn thành phố có tổng cộng 131.618 ca nhiễm Covid-19, 3.321 ca tử vong và có 3.598.687 liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm chủng.
Thuốc điều trị Covid-19 từ dược liệu Việt Nam đầu tiên được cấp phép thử nghiệm lâm sàng
Sáng 10/8, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng thuốc điều trị Covid-19 tên là Vipdervir, được bào chế hoàn toàn từ thảo dược Việt Nam.
Công trình do PGS.TS Lê Quang Huấn, nghiên cứu viên cao cấp Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chủ trì thực hiện. Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia, Bộ Y tế đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, và chấp thuận cho thử nghiệm lâm sàng thuốc Vipdervir trên bệnh nhân Covid-19.
TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ đào tạo, Bộ Y tế cho hay, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện giai đoạn tiền lâm sàng (trên labo), là giai đoạn đầu tiên trong nghiên cứu thuốc điều trị Covid-19. Kết quả tiền lâm sàng thành công, tuy nhiên trước mắt còn giai đoạn quan trọng là đánh giá lâm sàng trên bệnh nhân.
Tới đây, Bộ Y tế sẽ phối hợp cùng cùng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chỉ đạo các đơn vị liên quan thử nghiệm lâm sàng, dự kiến trên 260 bệnh nhân Covid-19. Sau khi hoàn thành thử nghiệm, nếu Hội đồng Bộ Y tế đánh giá sản phẩm an toàn, hiệu quả, Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược Cổ truyền sẽ xem xét cấp phép. Lúc ấy, sản phẩm mới có thể đưa vào sử dụng.
“Nếu kết quả nghiên cứu chứng minh thuốc Vipdervir là sản phẩm tốt, có thể phục vụ điều trị cho nhóm bệnh nhân thể nhẹ và vừa thì đây sẽ là thành công rất lớn, giúp giảm áp lực, quá tải cho hệ thống y tế hiện nay”, ông Quang nói.
TS Quang đánh giá thuận lợi của quá trình thử nghiệm lâm sàng là số lượng bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là F0 thể nhẹ và vừa hiện rất đông nên việc tuyển mộ đối tượng tham gia nghiên cứu khá thuận lợi. Thứ hai, Vipdervir có thành phần hoàn toàn từ thảo dược, là sản phẩm y học cổ truyền nên nhiều người dân cũng mong muốn được sử dụng.
Thời gian nghiên cứu lâm sàng dự kiến khoảng 2-3 tháng, sau đó có thêm 1-2 tháng để các nhà khoa học tổng kết nghiên cứu. “Như vậy, chúng tôi hy vọng đến cuối năm nay có thể xem xét cấp phép lưu hành sản phẩm này”, TS Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.
Bộ Quốc phòng có thể điều trực thăng vận chuyển vaccine Covid-19
Sáng 10/8, tại Sở chỉ huy chiến dịch, Bộ Quốc phòng, Ban chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 toàn quốc họp đánh giá tiến độ các hoạt động. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua công tác tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine được triển khai quyết liệt.
Ngành y tế đã phối hợp với quân đội khảo sát, xây dựng và lắp đặt 8 kho bảo quản vaccine tại 7 Quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô với công suất bảo quản lên đến 60 triệu liều vaccine. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã bàn giao 63 xe đông lạnh cho các Quân khu để vận chuyển vaccine đi các địa phương, nhằm bảo đảm kịp thời cho công tác tiêm chủng.
Tuy nhiên trong quý 4, các lô vaccine Covid-19 sẽ về dồn dập, trong đó riêng vaccine Pfizer có gần 50 triệu liều, chưa kể hàng chục triệu liều vaccine khác như AstraZeneca, Sputnik V, Moderna… do Việt Nam đặt mua và nguồn từ Covax.
Nhiều loại vaccine phải bảo quản ở nhiệt độ âm sâu. Do vậy, công tác vận chuyển, bảo quản phải được tính toán, lên kế hoạch chi tiết, có sự phối hợp giữa y tế với quân đội, giữa trung ương và địa phương.
“Cần phải hoàn thiện và phê duyệt ngay các quy trình vận chuyển, bảo quản vaccine, mỗi loại có nhiệt độ bảo quản khác nhau nên cần có những quy định cụ thể. Cục Quản lý Dược phải sớm đánh giá, phê duyệt GSP (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) đối với các kho bảo quản vaccine tại các Quân khu và cho vận hành ngay”, Bộ trưởng Long nhấn mạnh.
Thứ trưởng Quốc phòng Vũ Hải Sản cho biết, Bộ đã chỉ đạo các quân khu, quân đoàn và lực lượng quân y phối hợp với các địa bàn trên toàn quốc để tổ chức thực hiện.
“Lực lượng quân đội sẵn sàng trực 24/24, thậm chí có thể điều trực thăng vận chuyển vaccine đến các hải đảo, vùng có địa bàn khó khăn để tiêm chủng cho nhân dân đúng tiến độ. Bộ Quốc phòng sẽ có kế hoạch vận chuyển ngay khi vaccine về Việt Nam”, Thứ trưởng Quốc phòng khẳng định.
TP.HCM: Tổng đài khẩn cấp của “Chợ nghĩa tình” hỗ trợ người dân trong khu phong tỏa
Ngày 10/8, tại buổi họp báo cung cấp thông tin, tuyên truyền công tác phòng chống dịch trên địa bàn, Phó giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Nguyên Phương cho biết, để đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân ở các khu vực cách ly, phong tỏa, Sở đã phối hợp với các địa phương tổ chức phát phiếu mua hàng tại các chợ, siêu thị…
Đồng thời, các địa phương cũng tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm phân phối hàng hóa tận nơi, giúp người dân hạn chế ra khỏi nhà. Ngoài ra, ông Phương cho biết người dân trong các khu phong tỏa, khó tiếp cận hàng hóa có thể liên hệ với với tổng đài hỗ trợ khẩn cấp 096.387.0058 của “Phiên chợ nghĩa tình” để được hỗ trợ kịp thời.
Hiện Sở cũng phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tuyển chọn thêm các nguồn hàng, mặt hàng và tổ chức các gói hàng hóa đóng sẵn, chở đến các khu phong tỏa để cung ứng nhanh, thuận tiện, số lượng nhiều cho người dân.
Đến nay, Sở Công Thương TP.HCM đã phối hợp các đơn vị tổ chức phiên chợ với 70 mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu. “Mô hình này đã hỗ trợ được 6.035 hộ dân tương đương với 24.140 nhân khẩu tại các khu phong tỏa. Người dân đã tiếp cận được 9.103 đơn hàng với tổng giá trị 2,7 tỷ đồng”, ông Phương thông tin.
Hiện nay, tồn kho của phiên chợ nghĩa tình còn 836 triệu đồng, tương đương với 2.938 đơn hàng. “Chúng tôi vẫn đang tiếp nhận tài trợ của các đơn vị để tiếp tục tổ chức mô hình này”, Phó giám đốc Sở Công Thương chia sẻ.
Tình hình thế giới
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 570.000 ca nhiễm mới và 9.200 ca tử vong mới. Những quốc gia đạt nhiều tiến bộ tiêm chủng như Israel, Mỹ đang chứng kiến ca nhiễm tăng mạnh, trong khi Indonesia liên tiếp dẫn đầu về ca tử vong mới.
Theo trang thống kê Worldometer.info, tính đến 6 giờ sáng ngày 11/8 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 204.689.783 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó có 4.325.016 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 579.455 và 9.200 ca tử vong mới. Số bệnh nhân bình phục đã đạt 183.754.204 người, 16.599.692 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 100.704 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, nước Mỹ dẫn đầu thế giới với 88.934 ca mắc mới; tiếp theo là Iran (39.139 ca) và Ấn Độ (36.316 ca); Indonesia dẫn đầu về số ca tử vong mới với 2.048 người chết, tiếp theo là Brazil (1.066 ca) và Nga (792 ca).
Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 36.872.488 người, trong đó có 634.543 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 32.033.333 ca nhiễm, bao gồm 429.183 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 20.212.642 ca bệnh và 564.773 ca tử vong.
Tình hình Đông Nam Á
Theo thống kê của trang Worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 10/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 89.866 ca mắc Covid-19 mới và thêm 2.982 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 8.221.691 trường hợp và 175.432 ca tử vong. Toàn khối có 6.856.391 bệnh nhân đã bình phục.
Đến hết ngày 10/8, khu vực Đông Nam Á có 7 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì Covid-19, trong đó Indonesia chiếm nhiều nhất với 2.048 ca; Việt Nam đứng thứ hai với 388 ca; Thái Lan ghi nhận 235 ca; Malaysia với 201 ca, trong khi Philippines thêm 92 ca, Campuchia thêm 17 ca và Đông Timor Leste ghi nhận 1 ca.
Với 32.081 ca nhiễm trong ngày 10/8, Indonesia tiếp tục dẫn đầu khối về lây nhiễm mới. Nước này tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực, với tổng cộng 3.718.821 ca bệnh và 110.619 ca tử vong. Malaysia có số ca nhiễm mới đứng thứ hai trong khối với 19.991 trường hợp, nâng tổng ca bệnh lên 1.299.767 người, bao gồm 11.162 ca tử vong.
Tình hình Thái Lan chưa có dấu hiệu dịu đi với 19.843 ca trong ngày, nâng tổng ca bệnh lên 795.951 người, bao gồm 6.588 ca tử vong.
Cùng ngày, Philippines ghi nhận ca nhiễm giảm xuống dưới ngưỡng 10.000, với 8.560 ca; Việt Nam có 8.390 ca mới, nâng tổng số ca lên 228.135 kể từ đầu đại dịch; trong khi Campuchia ghi nhận số ca nhiễm mới đang giảm dần với 499 ca; Lào thêm 315 ca.
Cùng với việc triển khai nhiều giải pháp công nghệ vào công cuộc phòng chống đại dịch, ngành Y tế Việt Nam cũng đồng thời đối mặt với nhiều nguy cơ về an ninh mạng. Vì vậy theo các chuyên gia an ninh mạng, ngành Y tế cần tăng cường bảo mật để tránh những rủi ro có thể xảy ra,
Hôm nay 10/8, Công ty TNHH FPT Smart Cloud (FCI) và Công ty cổ phần Công nghệ Liên Phát (LPC) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp các Giải pháp Chuyển đổi số với công nghệ Điện toán đám mây – FPT.Cloud và Trí tuệ nhân tạo – FPT.AI.
Keysight Technologies vừa hợp tác với Xilinx và Cisco để trình diễn giải pháp kết nối fronthaul nhằm hỗ trợ chuyển đổi thông suốt từ mạng 4G LTE truyền thống sang mạng truy cập vô tuyến mở 5G O-RAN.
Sáng ngày 10/8, Bộ Y tế công bố Việt Nam có thêm 5.149 ca mắc Covid-19 mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP. Hồ Chí Minh với 2.490 ca. Trên thế giới, các chuyên gia cảnh báo biến thể Lambda của Covid-19 đã lan sang 41 quốc gia, trong đó Châu Á đã có ca nhiễm biến chủng này.
Ứng dụng Be là kênh tiếp nhận, xác nhận thông tin các trường hợp cần hỗ trợ về nhu yếu phẩm trên địa bàn TPHCM.
Hưởng ứng kêu gọi của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc chia sẻ khó khăn, hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh nhiều địa phương thực hiện giãn cách do dịch bệnh Covid-19, Vietnamobile tham gia gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông cho khách hàng với nhiều ưu đãi sau.
Theo báo cáo đến từ Bleeping Computer và United Daily News cho biết, Gigabyte đã phải chịu một cuộc tấn công ransomware từ ngày 3/8 đến ngày 4/8. Công ty có trụ sở tại Đài Loan chỉ xác nhận rằng họ đã đóng cửa cơ sở hạ tầng CNTT và một số máy chủ bị ảnh hưởng, tuy nhiên có những gợi ý cho thấy cuộc tấn công có thể còn tồi tệ hơn.
Bkav và người rao bán mã nguồn phần mềm của Tập đoàn Bkav trên diễn đàn dành cho hacker hồi đầu tháng 8 đã đưa ra những lời khẳng định và cả phủ nhận về nguồn dữ liệu bị đánh cắp này.
Kinh tế số hoạt động theo những nguyên lý gì? Quá trình bản chất của nó là gì? Khác biệt cơ bản của kinh tế số với kinh tế truyền thống ở Việt Nam là gì? Chúng ta cần phát triển kinh tế số theo cách nào? Đâu là cơ hội cho một cách đi riêng?… Trả lời được những câu hỏi này thì việc tiếp cận, chuẩn bị và phát triển kinh tế số ở nước ta sẽ trở nên đơn giản hơn.
Một cuộc khảo sát ban đầu ở Israel cho thấy hầu hết những người được tiêm mũi thứ ba vaccine Covid-19 của Pfizer đều cảm thấy tác dụng phụ tương tự hoặc ít hơn so với sau khi tiêm liều thứ hai.