Bắc Kinh tuyên bố xoá sổ công nghệ nước ngoài tại cơ quan nhà nước trong 3 năm tới

Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu thay thế toàn bộ phần mềm và thiết bị máy tính nước ngoài trong các cơ quan công quyền nước này vào năm 2022.

Theo thông tin từ Bloomberg, Bắc Kinh vừa đưa ra yêu cầu với các cơ quan công quyền và các tổ chức của nước này phải thay thế các thiết bị và phần mềm nước ngoài bằng các sản phẩm nội địa. Mục tiêu này phải được hoàn thành trước khi năm 2022 kết thúc. Hiện ước tính số lượng máy tính mà Trung Quốc cần phải thay thế lên đến hơn 20 triệu thiết bị.

Bắc Kinh tuyên bố xoá sổ công nghệ nước ngoài tại cơ quan nhà nước trong 3 năm tới - 3FB42F8C 600B 4580 89D7 F8C643C3EB0B

Đây được xem là nỗ lực của chính phủ quốc gia tỷ dân nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và tăng khả năng tự chủ của công nghiệp Trung Quốc. Theo thông tin từ China Securities, năm 2020 trung Quốc đặt mục tiêu thay thế 30% công nghệ nước ngoài tại các văn phòng nói trên, 50% tiếp theo sẽ được thay thế vào năm 2021 và 20% còn lại vào năm 2022. Người ta đặt cho chương trình này một cái tên hài hước là chương trình “3-5-2” của chính phủ Trung Quốc.

Các xung đột về chính trị và công nghệ giữa Trung Quốc Và Hoa Kỳ thời gian qua lại càng khiến chính phủ Trung Quốc tiến hành các động thái mạnh mẽ để chấm dứt sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Hồi tháng 5 năm nay, chính quyền tổng thống Donald Trump đã cấm các công ty Mỹ làm ăn với hãng Huawei Technologies và đưa thêm nhiều công ty Trung Quốc khác vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ, khiến Trung Quốc phải một phen lao đao.

Thế nhưng đó không phải là lý do duy nhất khiến Trung Quốc muốn đẩy nhanh sự tự lực về công nghệ. Thực tế là chính phủ của ông Tập Cận Bình đã lên kế hoạch chấm dứt phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài từ lâu. Năm năm trước, Bloomberg đã từng có bài báo cho rằng Bắc Kinh đang lên kế hoạch xóa sổ các công nghệ nước ngoài trong các ngân hàng các tổ chức quân đội, các cơ quan công quyền và các công ty nhà nước vào năm 2020.

Thực tế là cho đến tận bây giờ, ngành công nghiệp nội địa của Trung Quốc vẫn chưa cho thấy khả năng có thể bắt kịp công nghệ nước ngoài trong những lĩnh vực nhất định, do đó kế hoạch thay thế này của Bắc Kinh nhận được nhiều hoài nghi từ giới chuyên gia.

Trung Quốc hiện đã có nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới Lenovo với các sản phẩm PC và laptop, thậm chí còn có hệ điều hành tự phát triển Kylin OS, bên cạnh Xiaomi và Huawei cũng đang sản xuất các thiết bị của riêng mình. Thế nhưng, sự thật là các vi xử lý của Intel, card đồ hoạ của nVIDIA và ổ cứng của Samsung vẫn là những bộ phận quan trọng mà Trung Quốc chưa tự sản xuất được, còn Kylin OS có quá ít nhà phát triển tham gia xây dựng phần mềm.

Cho dù vậy, việc hàng loạt công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc đang phải lao đao chống đỡ với những lệnh trừng phạt của chính phủ Mỹ đang buộc chính phủ Trung Quốc phải thúc đẩy chiến lược này mạnh mẽ hơn cho dù sẽ gặp rất nhiều trở ngại phía trước.

Bắc Kinh tuyên bố xoá sổ công nghệ nước ngoài tại cơ quan nhà nước trong 3 năm tới - 07AACDEC A3A9 4E23 ABF2 79A0478A7A0A

Vào năm sau, các ngành công nghiệp mũi nhọn bao gồm tài chính, năng lượng và viễn thông sẽ lần lượt tiến hành thử nghiệm các sản phẩm nội địa. Ngân hàng Trung Quốc được cho là sẽ chuyển từ việc sử dụng các thiết bị IBM và Oracle sang các thiết bị x86 của các nhà cung cấp địa phương vốn sản xuất 100% tại Trung Quốc. Nước này thậm chí còn quyết định mua lại kiến trúc chip ARM cho các thiết bị nội địa của mình, China Securities cho biết.

Động thái này của Trung Quốc đang khiến các ông lớn như Microsoft và IBM lo ngay ngáy, bởi thị trường tỷ dân là nơi đem lại doanh thu lớn cho họ trong nhiều năm qua.

Nếu có người hỏi OTP của bạn, chắc chắn đó là kẻ lừa đảo

Dù có nhiều khuyến cáo từ phía các ngân hàng, nhưng các thủ đoạn lừa đảo ngày một tinh vi, đánh vào tâm lý khách hàng khiến nhiều người vẫn mắc bẫy.

Apple Mac Pro chính thức cho đặt hàng, máy cấu hình cao và đầy đủ nhất tầm 1,1 tỷ đồng

Cùng với Mac Pro, màn hình Pro Display XDR cũng sẽ được cho đặt hàng vào ngày mai 10/12.

Nhiều loại thủ tục sẽ được thực hiện trực tuyến dễ dàng từ 9/12

Theo thông tin từ Văn phòng chính phủ, Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) được khai trương vào ngày 9/12 tới đây sẽ cung cấp 9 loại dịch vụ công triển khai trong cả nước.

OPPO công bố lịch ra mắt smartphone chạy chip Qualcomm Snapdragon 865 và 765G

Tại sự kiện Qualcomm Snapdragon Tech Summit, OPPO cho biết hãng sẽ là một trong những công ty đầu tiên ra mắt smartphone flagship 5G sử dụng nền tảng di động Qualcomm Snapdragon 865 trong quý đầu tiên của năm 2020.

Để thoát khỏi việc theo dõi vị trí người dùng trên iPhone 11/Pro, hãy tắt định vị!

Cuối cùng Apple cũng đã làm rõ việc theo dõi vị trí người dùng trên mẫu iPhone 11 và iPhone 11 Pro bị phản ánh trong thời gian qua. Hãng giải thích là do công nghệ băng thông siêu rộng được tích hợp trong các mẫu iPhone mới nhất này.

Người dùng cần cảnh giác khi giao dịch vay tiền trực tuyến

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương vừa đưa ra một số khuyến cáo người dùng cần cảnh giác khi thực hiện các giao dịch vay tiền trực tuyến.

OPPO thực hiện thành công cuộc gọi 5G tích hợp công nghệ DSS đầu tiên thế giới

Ngày 2/12/2019, OPPO công bố thực hiện thành công cuộc gọi DSS (Dynamic Spectrum Sharing) đầu tiên thông qua smartphone đầu tiên trên thế giới với sự hợp tác cùng Ericsson, Qualcomm, Swisscom và Telstra.

Hỗ trợ thủ tục giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sàn thương mại toàn cầu

Ngày 4/12, Amazon Global Selling đã ký kết cùng Bộ Công thương Việt Nam biên bản ghi nhớ hợp tác chung về hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương mại điện tử và đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến trong năm 2020.

Những trục trặc người dùng hay gặp phải với iPhone và cách khắc phục

iPhone bị thoát ứng dụng đột ngột, không gọi và nhắn tin được! Không xóa được ứng dụng trên iPhone! Không tắt nguồn được! Download ứng dụng từ App Store yêu cầu thẻ Visa!… Đó là loạt trục trặc mà Thế Giới Số thường hay nhận được từ bạn đọc gửi về nhờ cách khắc phục.

Quyết hạ Huawei đến cùng, FCC tung quỹ 5G cực khủng hỗ trợ nông thôn Mỹ

FCC vừa công bố 5G Fund trị giá 9 tỷ USD để hỗ trợ đưa kết nối tốc độ cao đến khu vực nông thôn Mỹ, trong đó ít nhất 1 tỷ USD sẽ được dành cho việc áp dụng 5G trong nông nghiệp. Điều này sẽ khiến các nhà cung cấp dịch vụ ở nông thôn dễ quay lưng với thiết bị mạng từ Huawei.