Ba yếu tố để đảm bảo chiến lược AI hiệu quả

Xây dựng chiến lược AI thành công cho doanh nghiệp. Ảnh: @business-reporter.

Với việc trí tuệ nhân tạo (AI) được thiết lập để hỗ trợ hầu hết mọi ngành công nghiệp, có một điều rõ ràng mà các công ty, tổ chức doanh nghiệp cần phải nghĩ tới đó là: Đã đến lúc bắt đầu suy nghĩ về cách để đảm bảo chiến lược AI hiệu quả vào doanh nghiệp của bạn.

Trí tuệ nhân tạo là một lực lượng biến đổi. Việc tự động hóa các nhiệm vụ tạo ra những cơ hội mới cho sự đổi mới, và cho phép các doanh nghiệp đổi mới hoạt động của mình. Bằng cách cung cấp cho máy móc khả năng học hỏi, suy luận và đưa ra quyết định ngày càng tăng, AI đang tác động đến hầu hết mọi ngành, từ sản xuất, dịch vụ hậu cần đến khách sạn, chăm sóc sức khỏe và công nghệ thương mại. Thế nên, nếu không có chiến lược AI, các tổ chức có nguy cơ bỏ lỡ những lợi ích mà AI có thể mang lại.

Phát triển chiến lược trí tuệ nhân tạo toàn diện rất quan trọng để các tổ chức đạt được lợi ích từ AI. Bài viết này nhấn mạnh sự cần thiết phải triển khai AI có trách nhiệm, con người phải giám sát AI, và tích hợp chuyên môn của con người vào AI.

Khi AI phát triển và trở nên quan trọng hơn trong kinh doanh đối với các tổ chức, việc phát triển và chủ động triển khai AI từ quan điểm đạo đức, đáng tin cậy, an toàn và hợp pháp là rất quan trọng. Sử dụng AI một cách có trách nhiệm sẽ tăng tính minh bạch, đồng thời giúp giảm thiểu các vấn đề như sai lệch AI.

Đảm bảo chiến lược AI hiệu quả bắt đầu bằng việc hiểu rõ mối quan tâm về AI, sau đó là chia sẻ công khai các quyết định áp dụng với nhiều bên liên quan khác nhau, bao gồm khách hàng, người tiêu dùng, nhà cung cấp và bất kỳ bên nào có liên quan hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp khác.

Hơn nữa, việc phát triển và triển khai công nghệ AI có trách nhiệm vì lợi ích của mọi người đòi hỏi phải có quy trình ra quyết định minh bạch, và phát triển các chính sách đạo đức AI có thể áp dụng được, đồng thời kết hợp nghiên cứu, tham vấn rộng rãi, phân tích tác động đạo đức cũng như kiểm tra và cân bằng liên tục.

Những thách thức luôn tồn tại khi đối mặt với những lo ngại về đạo đức và quyền riêng tư trong AI. Tuy nhiên, điều quan trọng là không nên coi đây là những trở ngại cho việc áp dụng, mà nên xem nó như là con đường dẫn đến phát triển chiến lược AI lâu dài và bền vững. Do đó, việc đưa ra các nguyên tắc AI có trách nhiệm về tính toàn diện, công bằng, quyền riêng tư, minh bạch, không ác ý và trách nhiệm là điều cần thiết cho sự phát triển và áp dụng công nghệ này.

Triển khai AI có trách nhiệm

Các tổ chức thực hiện việc ra quyết định ràng buộc trách nhiệm xung quanh AI từ lý thuyết đến thực tiễn nên cân nhắc tuân theo các nguyên tắc sau: Thu hút các chuyên gia về chính sách, công nghệ, đạo đức và vận động xã hội để đảm bảo các quan điểm đa diện, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.

Đồng thời, phải tạo niềm tin và trách nhiệm giải trình từ công chúng và các bên liên quan, từ đó thúc đẩy tính minh bạch trong các quy trình vận hành, áp dụng AI có trách nhiệm.

Ngoài ra phải áp dụng và tuân thủ tính đạo đức AI ngay từ đầu trong suốt quá trình thiết kế công nghệ AI cho đến các giải pháp AI cuối cùng.

Tăng cường sự giám sát con người với AI

Sự giám sát của con người đối với AI có trách nhiệm phải là một nỗ lực bền vững, liên quan đến sự thích ứng và cảnh giác liên tục và dài hơi, thay vì nỗ lực chỉ thực hiện một lần cho xong. Các tổ chức nên thiết lập các sáng kiến ​​con người giám sát AI một cách rõ ràng, bao gồm thiết lập hội đồng đánh giá hoặc ủy ban đạo đức, để hướng dẫn việc ra quyết định về mặt đạo đức và giám sát việc tuân thủ AI có trách nhiệm.

Tích hợp chuyên môn của con người vào AI

Việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn như Quy định bảo về dữ liệu chung (General Data Protection Regulation, viết tắt là GDPR) của Châu u, hay Quy tắc bảo vệ dữ liệu sức khoẻ tiêu chuẩn của Mỹ tên là Federal Health Insurance Portability and Accountability Act (viết tắt là HIPAA), cũng như các tiêu chuẩn và luật quốc tế khác liên quan đến bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư sẽ làm tăng thêm độ phức tạp cho việc triển khai áp dụng AI.

Do đó, các chính phủ, tổ chức và công ty trên toàn thế giới phải hợp tác đảm nhận trách nhiệm về AI để theo đuổi sự đổi mới, đồng thời chung tay tạo ra các hướng dẫn nhất quán, các phương pháp thực thi triển khai tốt nhất trong ngành công nghiệp đang biến đổi này.

Phải xem xét cẩn thận các bộ dữ liệu được sử dụng để huấn luyện hệ thống AI, nhằm đảm bảo tính công bằng trong các mô hình AI và tránh sai lệch, phân biệt đối xử. Để đảm bảo bảo vệ dữ liệu của mọi người một cách công bằng, các cơ chế phải được thiết lập để kiểm soát việc thu thập và sử dụng dữ liệu.

Nói tóm lại, điều quan trọng cần nhấn mạnh là mặc dù AI là một công cụ mạnh mẽ nhưng không thể bỏ qua việc quản trị AI có trách nhiệm, duy trì sự giám sát của con người với AI và tích hợp chuyên môn của con người với AI. Xã hội phải tập trung vào việc triển khai AI có trách nhiệm, nhằm bổ sung cho khả năng của con người, và đóng góp tích cực, tôn trọng vào các khía cạnh khác nhau của cuộc sống, bao gồm cả quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng.


Có thể bạn quan tâm
Hiểu AI để làm giàu hành trang nghề nghiệp

Gần 2.000 sinh viên tại TPHCM được trải nghiệm thực tế các sản phẩm AI hữu ích của Google và tham gia phiên đào tạo trong hội thảo “Hiểu AI làm giài hành trang nghề nghiệp” kéo dài cả ngày.

3 xu hướng nổi trội sẽ định hình tương lai thanh toán tại Việt Nam

Diễn đàn Thanh toán Mở (Open Payments Forum) của Visa vừa mở ra, đã phác lên bức tranh tương lai thanh toán tại Việt Nam, nêu bật những công nghệ thanh toán mới trong bối cảnh tiêu dùng thương mại điện tử ngày một gia tăng.

Hội nghị và Triển lãm Biztech Việt Nam 2024: Chuyển đổi xanh – Tăng trưởng bền vững

Hội nghị và Triển lãm Biztech Việt Nam 2024 chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Tăng trưởng bền vững” đã được khai mạc hôm nay 10/5/2024. Đây là lần thứ hai chương trình được tổ chức bởi Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) nhằm mục đích kết nối B2B, B2B2C, thúc đẩy chuyển đổi số trong khối doanh nghiệp.

Chỉ sau 12 ngày triển khai trên Zalo, Mini App của Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút 18.000 người dùng

Sau 12 ngày triển khai mini app trên Zalo, BR-VT Smart của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận gần 18.000 người dùng mới và 22.000 lượt truy cập.

Lập trình viên FPT Software thích thú sử dụng trợ lý GitHub Copilot, giúp code nhanh và chính xác

Cũng giống như nhiều lĩnh vực khác trong xã hội, trí tuệ nhân tạo (AI) đang đóng vai trò ngày một quan trọng trong việc phát triển phần mềm khi giúp các lập trình viên gia tăng đáng kể năng suất, hiệu quả và tính sáng tạo.

Amazon Bedrock ra mắt tính năng mới, giúp doanh nghiệp xây dựng, mở rộng ứng dụng AI tạo sinh an toàn

Ngày 6/5, Amazon Web Services (AWS) công bố ra mắt các tính năng mới của Amazon Bedrock nhằm cung cấp cách thức dễ dàng, nhanh chóng và an toàn nhất cho khách hàng trong việc phát triển các ứng dụng và trải nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh tiên tiến.

FPT IS và ngân hàng SHBFinance hoàn thành đánh giá cấp chứng chỉ PCI DSS 4.0 ở mức độ cao nhất

Vượt qua 12 yêu cầu khắt khe trong tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu thanh toán PCI DSS, SHBFinance đã nhận được chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS 4.0 Level 1. Chứng chỉ được cấp bởi FPT IS – đơn vị QSA (Qualified Security Assessor) được công nhận bởi Hội đồng PCI SSC.

Huawei tổ chức Hội nghị Kỹ thuật số và Thông minh Khu vực APAC 2024

Hội nghị Kỹ thuật số và Thông minh Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) do Huawei và Quỹ ASEAN Foundation đồng tổ chức đã diễn ra ngày 29/4/2024 tại Bangkok với sự tham gia của hơn 2.000 quan chức chính phủ, chuyên gia và các đối tác từ 15 quốc gia nhằm thảo luận về việc triển khai cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thông minh trong khu vực.

Giải pháp “hầm” chứa dữ liệu để đối phó với các cuộc tấn công ransomware

Phát hiện và phòng chống các cuộc tấn công trên không gian mạng, đảm bảo cho hệ thống CNTT đứng vững trước những nguy cơ mất an toàn an ninh thông tin luôn là một vấn đề tối quan trọng nhằm đảm bảo tính liên tục cho hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp (TC & DN).

Đôi cánh của chuyển đổi số

Chuyển đổi số (CĐS) là quá trình chuyển đổi từ phương thức sản xuất tự động hóa sang phương thức sản xuất thông minh hóa. Tự động hóa là hình thái sản xuất đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (CMCN 3) còn thông minh hóa là hình thái sản xuất đặc trưng của CMCN 4. Như thế, cũng có thể nói CĐS là quá trình chuyển từ CMCN 3 sang CMCN 4.