Ủy ban Thị trường và Cạnh tranh Quốc gia (CNMC) của Tây Ban Nha đang điều tra các hành vi chống cạnh tranh độc quyền có thể xảy ra ở Tây Ban Nha của Apple và Amazon, liên quan đến việc bán các sản phẩm điện tử trực tuyến.
Ủy ban Thị trường và Cạnh tranh Quốc gia (CNMC) của Tây Ban Nha – hay CNMC được cho là đang điều tra cả Apple và Amazon về việc bán hàng điện tử tiêu dùng trực tuyến, mặc dù các chi tiết cho đến nay vẫn còn sơ sài.
Trong một tuyên bố, CNMC nói rằng họ đã mở các thủ tục tố tụng về hành vi trái pháp luật có thể xảy ra và dựa trên những phát hiện của mình, vụ kiện mới có thể có những tác động đối với trang web của Amazon và việc bán các sản phẩm của Apple ở Tây Ban Nha.
Chi tiết hơn, Apple đã ký một thỏa thuận với Amazon vào năm 2018 để cung cấp cho công ty Cupertino một cửa hàng Amazon chính thức. Điều này có nghĩa là khách hàng có thể tin tưởng rằng, họ đang mua hàng từ Apple chứ không phải là bên trung gian thứ ba, trong khi Amazon vẫn được hưởng lợi từ mức giá chiết khấu trên một số sản phẩm.
Trong khi thỏa thuận này được quảng cáo là an toàn hơn cho người tiêu dùng, bảo vệ họ trước các sản phẩm giả mạo và các nhà bán lẻ không rõ tên tuổi, tuy nhiên nó lại liên quan tới việc cạnh tranh độc quyền, không công bằng xảy ra trong các lĩnh vực bán sản phẩm điện tử trên internet, và có hành vi phối hợp chèn ép các nhà bán lẻ bên thứ ba thông qua các nền tảng trực tuyến ở Tây Ban Nha.
CNMC đã có một số thông tin, bằng chứng cho thấy các công ty đã vi phạm hai luật gồm điều 1 trong 2 Luật 15/2007 về Bảo vệ Cạnh tranh (LDC) và Điều 101 của Hiệp ước về Hoạt động của Liên minh Châu Âu (TFEU).
Amazon cho biết trong một tuyên bố, họ hoàn toàn hợp tác với cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này, trong khi Apple ở Tây Ban Nha không đưa ra bình luận nào. Vẫn chưa biết sẽ mất bao lâu để điều tra vụ án này, bởi các cơ quan tố tụng của CNMC mở thời hạn tối đa là 18 tháng để điều tra và giải quyết, hoàn tất vụ án.
Đây không phải là lần đầu tiên hai gã khổng lồ công nghệ đối mặt với hình phạt tiềm năng vì hạn chế cạnh tranh.
Ủy ban châu Âu đã mở một vụ kiện chống lại Amazon vào tháng 11 năm 2020 vì lạm dụng vị trí thống lĩnh với cáo buộc sử dụng “dữ liệu nhạy cảm trên quy mô lớn để cạnh tranh với các nhà cung cấp nhỏ hơn” một cách bất thường, đặc biệt là ở Pháp và Đức.
Một cuộc điều tra chính thức thứ hai cũng đang được tiến hành tập trung vào các quy tắc chống độc quyền “đối với các ưu đãi có thể có đối với các dịch vụ bán lẻ của chính Amazon, và của những người bán hàng trên thị trường sử dụng dịch vụ hậu cần và giao hàng của công ty”.
Về phần mình, các cơ quan quản lý chống độc quyền của Liên minh Châu Âu đã buộc tội Apple vào tháng 4 năm ngoái, vì đã lạm dụng vị trí thống trị của mình trong việc phân phối các ứng dụng tải nhạc thông qua App Store của mình, bằng cách áp đặt các khoản phí lạm dụng trên các nền tảng âm nhạc như Spotify.
Thực tế cho thấy, các công ty công nghệ lớn đã thu hút sự chú ý của các cơ quan quản lý chống độc quyền ở một số khu vực trong thời gian gần đây. Điển hình là cơ quan quản lý chống độc quyền của Đức xác nhận rằng, họ đang xem xét Apple về các quy định luật cạnh tranh, biến nó thành cuộc điều tra thứ tư đối với một công ty kỹ thuật số lớn, sau các vụ việc xem xét Facebook, Amazon và Google trước đây. Còn Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường ở Vương quốc Anh cũng đã mở một cuộc điều tra, xem xét liệu Google và Apple có độc quyền ngăn cản cạnh tranh công bằng hay không.
Từ ngày 2/7 đến 9/7/2021, trong chương trình “Chuyển tiền – MoMo hoàn liền: Gấp 10 – 100 lần”, người dùng khi chuyển tiền 111đ đến Ví MoMo của người thân, bạn bè… sẽ được MoMo hoàn tiền trực tiếp vào Ví với giá trị hoàn ngẫu nhiên gấp 10 – 100 lần và có cơ hội nhận thưởng 10 triệu đồng/người.
Praesensa là Hệ thống Âm thanh Thông báo và Sơ tán khẩn cấp bằng giọng nói mới nhất của Bosch – dựa trên nền tảng IP, kết nối với nhau thành một mạng lưới, nhằm đảm bảo tính linh hoạt và khả năng mở rộng của hệ thống.
Khảo sát mới nhất được Shopee thực hiện đã định hình 4 nhóm tâm lý khách hàng Việt Nam thường xuyên tham gia mua sắm trực tuyến. Bạn có trong các nhóm này không?
Tech Data và IBM vừa công bố ra mắt loạt giải pháp giúp các khách hàng và đối tác tại thị trường châu Á Thái Bình Dương tăng tốc
chuyển đổi số. Các giải pháp chung này được phát triển dựa trên nền tảng IBM Cloud Pak for Data sẽ củng cố năng lực quản lý dữ liệu và AI của các doanh nghiệp.
Tính năng “Lấy món tại quán” đang được Grab triển khai thử nghiệm tại Cần Thơ, cung cấp thêm lựa chọn tự đến quán lấy thức ăn thay vì nhờ người giao hàng cho người dùng.
Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi), người sáng lập Huawei Technologies đã yêu cầu các nhân viên của công ty học hỏi từ Hoa Kỳ, để tiếp tục phát triển trên thị trường quốc tế.
MoMo bất ngờ mua lại toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ của Pique (tên trước đây là NextSmarty) – Công ty cung cấp các giải pháp trí tuệ nhân tạo giúp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng cho tất cả các doanh nghiệp số.
Ba nền tảng, giải pháp akaBot, akaChain, akaMES do FPT Software phát triển được xếp hạng cao tại IT World Awards 2021.
Với 12 giải thưởng đạt được tại Hội nghị Nhận dạng Hình ảnh và Thị giác Máy tính (CVPR 2021), gồm 1 giải nhất, 7 giải nhì và 4 giải ba, OPPO đã thể hiện năng lực công nghệ và những đột phá sáng tạo trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của hãng.
Ngày hội mua sắm toàn cầu Amazon Prime Day 2021 vừa qua đã giúp các doanh nghiệp bên thứ ba hoạt động trên Amazon đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong 2 ngày diễn ra sự kiện, bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam.