Apple đã được cấp bằng sáng chế cho chiếc iPhone hoàn toàn bằng kính, có thiết kế trong suốt hoàn toàn. Ảnh: @Patentlyapple.
Bằng sáng chế mới cho thấy, chiếc iPhone hoàn toàn bằng kính có thể đi kèm với màn hình bao quanh các cạnh.
Điện thoại thông minh trong suốt đã xuất hiện trên thị trường khá lâu. Trong khi một số công ty đã tung ra điện thoại thông minh chuyên dụng với mặt sau có thể nhìn xuyên thấu, nhưng khái niệm này phần lớn đã xuất hiện với thị trường điện thoại thông minh Android. Nhưng giờ đây, iPhone hoàn toàn trong suốt có thể sớm ra đời.
Theo bằng sáng chế lần đầu tiên được trang Patently Apple đăng tải, Apple đặt tên là “Thiết bị điện tử có vỏ bọc bằng kính”. Nghĩa là nó sẽ được làm bằng thủy tinh trong suốt và có sáu bề mặt phẳng trên thân có thể được sử dụng làm màn hình. Hiện tại, bằng sáng chế độc đáo này đã được Văn phòng Nhãn hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ phê duyệt chính thức vào ngày 21/11.
Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy mẫu này tương tự như một phiên bản của iPhone. Nó hiển thị một loạt các ứng dụng cùng với các biểu tượng trạng thái ở trên. Các bức ảnh cũng cho thấy các màn hình có thể bao quanh iPhone, tạo ảo giác về một màn hình vô cực liền mạch trên toàn bộ thiết bị, thay vì các bề mặt rõ ràng.
Hồ sơ đăng ký bằng sáng chế cũng bao gồm các hình vẽ cho thấy một số nút trên màn hình cong dọc theo cạnh của điện thoại, bao gồm cả nút để kích hoạt chế độ trên máy bay, bật Wi-Fi và điều khiển âm lượng, nhưng vẫn có chỗ dành cho micro và loa.
Trong hồ sơ đăng ký bằng sáng chế, Apple cũng đã trình bày chi tiết cách thức lắp ráp và tháo rời thiết bị để sửa chữa. Chiếc điện thoại này có khả năng bị tách rời bằng cách tháo “nắp” khỏi đầu hoặc cuối iPhone, cho phép các thành phần của thiết bị trượt ra ngoài. Còn việc thiết bị sẽ hoạt động như thế nào và các cơ chế khác trong thiết bị vẫn không được tiết lộ trong bằng sáng chế.
Nhưng tất nhiên thiết kế hoàn toàn bằng kính trong suốt đặt ra các vấn đề cần được giải quyết, đó là phải đảm bảo tính toàn vẹn của cấu trúc, cũng như độ bền của thiết bị.
Mối quan tâm đầu tiên có thể là độ trơn trượt của iPhone trong suốt, vì thiết kế sẽ khiến cho iPhone trơn trượt như “một thanh xà phòng”. Do có kính xung quanh nên khi một vết xước trên màn hình cũng có nghĩa là một cơn ác mộng đối với người dùng iPhone.
Ngoài ra, ngay cả với kính cường lực Corning Gorilla Glass Victus hàng đầu, chiếc điện thoại đó vẫn dễ vỡ hơn. Ngoài ra, trọng lượng cũng là một vấn đề đáng quan tâm, bởi mặt kính xung quanh sẽ nặng hơn hẳn so với chất liệu nhôm nên rất khó để cầm nắm và tăng nguy cơ bị rơi vỡ. Vì vậy, vẫn còn rất nhiều lý do khiến một chiếc điện thoại như vậy trở nên cực kỳ khó khăn để trở thành dòng điện thoại phổ thông.
Không rõ Apple sẽ làm thế nào để đạt được một chiếc điện thoại thông minh hoàn toàn bằng kính. Vẫn chưa rõ liệu nó sẽ là một tấm kính hay nhiều mảnh kính ghép lại với nhau để tạo thành một chiếc điện thoại thông minh. Ngoài ra, tài liệu cũng không xác nhận liệu thiết kế điện thoại thông minh này là dành cho iPhone hay một sản phẩm hoàn toàn mới. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, chúng sẽ có bề mặt hiển thị lớn hơn để người dùng tương tác.
Tuy nhiên, vẫn chưa biết liệu công ty Apple có bao giờ sản xuất sản phẩm này hay không, vì đã có nhiều bằng sáng chế được đệ trình và phê duyệt nhưng chưa bao giờ được đưa ra thị trường thương mại. Giới chuyên gia cũng nhận định, việc sở hữu một chiếc iPhone hoàn toàn bằng kính cũng là một điều cần phải suy nghĩ rất nhiều về mặt tính năng cũng như độ bền vững thực tế của nó.
Dù gì thực tế là các bằng sáng chế như vậy đã được đệ trình, nó minh chứng cho thấy một số hiểu biết, quan tâm sâu sắc về những đường lối thiết kế mới mà Apple có thể nghĩ đến, khi nói đến các sản phẩm tiến bộ trong tương lai.
“Apple chắc chắn sẽ đi theo hướng này vào một thời điểm nào đó, câu hỏi đặt ra là khi nào và bao xa …”, Chuyên gia công nghệ Ben Lovejoy khẳng định.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã tham dự cuộc gặp trực tuyến với Giám đốc điều hành Nhậm Chính Phi của Huawei Technologies về việc hỗ trợ Thái Lan chuyển đổi số và phục hồi sau đại dịch của Huawei.
Ngành Tài Chính – Ngân Hàng đang trải qua những thay đổi lớn bởi sức ép cạnh tranh từ các mô hình tài chính mới như Fintech, hay xu thế ngân hàng di động, và cả từ sự gia tăng của các rủi ro an ninh mạng, kỳ vọng của khách hàng và áp lực nâng cao hiệu quả vận hành.
Richemont sẽ đóng cửa các trung tâm dữ liệu ở châu Âu và sẽ dịch chuyển các trung tâm dữ liệu ở Hồng Kông và Mỹ, gồm 5.000 máy ảo và 120 máy chủ đám mây SAP lên AWS vào cuối năm 2022 để hiện đại hóa hạ tầng, nâng cao năng lực bảo mật và thúc đẩy tự động hóa trong các hoạt động toàn cầu.
“Siêu hội hoàn tiền 50%” sau 11 ngày (từ 1/11 – 11/11) diễn ra đã khiến dịch vụ Ví Trả Sau của ứng dụng này tăng gấp 10 lần người mở ví.
Đó là nhận định của đại diện Huawei tại Triển lãm quốc tế “Ngày an toàn thông tin Việt Nam”, ông khẳng định việc bảo đảm an ninh, an toàn mạng, đầu tư vào ICT là giải pháp duy nhất và quan trọng nhất để nắm bắt giá trị nền kinh tế dữ liệu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Chế tạo máy và sản xuất thực phẩm – đồ uống là hai ngành cần tập trung mạnh vào việc thúc đẩy về mặt số hóa, vì tính cạnh tranh rất cao trên thị trường toàn cầu.
Ngày 25/11/2021, Tổng Công ty Viễn thông Viettel thực hiện khai trương thử nghiệm 5G tại tỉnh Vĩnh Phúc, trở thành nhà mạng đầu tiên triển khai công nghệ này tại đây và là địa phương thứ 9 trên cả nước có sóng 5G Viettel.
Nhờ ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số, lấy khách hàng làm trọng tâm, gia tăng độ phủ…, dự kiến hết năm 2021 doanh thu hệ thống cửa hàng bán lẻ Viettel Store đạt 7.400 tỷ, hoàn thành 134% kế hoạch, tăng trưởng 56% so với cùng kỳ.
Khủng hoảng chip toàn cầu và sự cạnh tranh khốc liệt đã khiến Xiaomi vấp ngã trong quý 3/2021, giúp Apple vượt mặt hãng trên thị trường smartphone.
Amazon Web Services (AWS) vừa công bố thương hiệu thể thao adidas AG sẽ đưa môi trường SAP của mình lên AWS và triển khai nền tảng SAP S/4HANA hiện đại.