Một báo cáo được đưa ra từ Financial Times, Apple đã tăng tốc công việc của mình trên một công cụ tìm kiếm độc quyền mà có thể nguyên nhân vì áp lực pháp lý.
Theo đó, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã đệ đơn kiện chống độc quyền chống lại Google vào hôm 27/10 về khoản thanh toán hàng năm trị giá khoảng 8 – 12 tỉ USD cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị của họ. Khoản thanh toán này được cho là chiếm từ 15 đến 20% lợi nhuận của nhà sản xuất iPhone, và các thiết bị Apple dường như đứng sau 50% lưu lượng tìm kiếm của Google vào năm ngoái.
Mặc dù vụ kiện của DOJ không cáo buộc Apple có hành vi sai trái nhưng dường như họ muốn có một giải pháp thay thế nội bộ sẵn sàng trong trường hợp quan hệ đối tác của họ với Google bị các cơ quan quản lý chặn lại. Apple thực sự rất bí mật khi nói đến các dự án nội bộ, nhưng đây không phải là lần đầu tiên chúng ta nghe về những nỗ lực của hãng nhằm tung ra một sản phẩm đối thủ với công cụ tìm kiếm của Google.
Với iOS 14, Apple dường như đã thực hiện một bước để hướng tới mục tiêu đó khi phiên bản mới nhất của nó hiển thị kết quả của chính Apple khi người dùng nhập các truy vấn từ màn hình chính.
Công ty cũng đã thuê John Giannandrea, trưởng bộ phận tìm kiếm của Google hơn 2 năm trước và cũng đang tích cực thuê các kỹ sư tìm kiếm. Trình thu thập dữ liệu web Applebot của Apple cũng đã tăng cường các hoạt động thu thập thông tin gần đây. Đây là trình để lập chỉ mục web, một thứ tạo thành xương sống của công cụ tìm kiếm.
Điều đó có nghĩa việc tạo ra một công cụ tìm kiếm phù hợp với Google không có nghĩa là khó khăn. Đồng thời, Apple là một công ty có đủ tài chính để đầu tư dài hạn cần thiết cho việc tạo ra một công cụ tìm kiếm và nó cũng phù hợp với chiến lược kiểm soát các thành phần quan trọng nhất trong các sản phẩm của mình.
Công cụ tìm kiếm cũng sẽ mang lại một nguồn thu nhập mới. Vì Apple kiểm soát trình duyệt mặc định trên các thiết bị của mình nên không quá khó để thu hút người dùng vào công cụ tìm kiếm mà họ phát triển.
Ngày xưa, khi còn nhỏ, tôi thường nghe các bậc phụ huynh răn dạy con mình rằng “Không chịu học hành thì lớn lên có mà đi cày!”. “Đi cày” thời đó được hiểu chung là làm nông. Hình như, trong tiềm thức của người dân hồi đó, làm nông là việc dễ nhất, không học cũng làm được, chỉ có điều là vất vả và không mấy vẻ vang. Nhưng nay thời đại công nghệ mọi thứ có vẻ đang khác đi.
Được biết đến với tên gọi α-WaLTR, đây là một loại robot biến bánh xe thành chân nhanh chóng. Thiết bị này đang được phát triển bởi một nhóm chuyên gia hoạt động tại Đại học Texas A&M.
Nhiều giải pháp, nhiều bài học kinh nghiệm triển khai hiệu quả và sáng tạo trong quản lý và giảng dạy đã được chia sẻ tại Ngày Hội Công Nghệ Giáo Dục do Microsoft phối hợp Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM tổ chức ngày 28/10.
Microsoft cho biết ứng dụng Office cho iPad của hãng đã hỗ trợ chuột và touch đúng với lời hứa hồi đầu năm. Hiện tại bản cập nhật đã sẵn sàng trong AppStore cho Word, Excel và PowerPoint.
Truyền thông Australia cho biết công ty AstraZeneca và đại học Oxford của Anh đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công vaccine ngừa Covid-19. Vaccine này sẽ sớm được sản xuất và có mặt trên thị trường trước Giáng sinh năm nay.
Ở những quốc gia tiếp giáp với biển, bão nhiệt đới, siêu bão là những khái niệm ớn lạnh, khủng khiếp của con người. Với trình độ khoa học công nghệ đang ngày càng tân tiến, liệu công nghệ đã thực sự đóng góp thế nào trong công tác bảo vệ tài sản và tính mạng con người trước mùa mưa bão.
Công ty khởi nghiệp Ware ở San Francisco sử dụng thiết bị bay không người lái Skydio và phần mềm tinh vi để xử lý, theo dõi hàng tồn kho cho ngành công nghiệp.
Nhờ một hệ thống mới được phát triển tại EPFL, chủ sở hữu tòa nhà có thể phát hiện số lượng người cư ngụ và theo dõi chuyển động của họ, bằng cách sử dụng các cảm biến được lắp đặt trên các tấm sàn. Cách tiếp cận mới này có thể đặc biệt hữu ích để tăng cường an toàn trong các viện dưỡng lão hay những nơi đòi hỏi độ an ninh bảo mật cao.
Sau khi một trận động đất mạnh xảy ra, nhiều cây cầu giao thông đứng trước nguy cơ bị rạn nứt hoặc thậm chí bị gãy đôi. Điều này tiêu tốn hàng tỷ đô la chi phí sửa chữa hoặc xây lại. Đó là lý do tại sao cách thiết kế cầu lai trượt dưới đây hứa hẹn sẽ khắc phục các vấn đề nan giải ở trên.
Zalo đã triển khai tính năng “SOS” ngay lúc cơn bão số 9 sắp đổ bộ, tính năng giúp người dân trong vùng thiên tai, bão lũ chia sẻ vị trí và trạng thái để nhận được sự ứng cứu kịp thời từ cộng đồng.