Apple lao đao trước lệnh cấm sử dụng iPhone của Trung Quốc đối với nhân viên chính phủ

Apple có nguy cơ đối mặt với lệnh cấm iPhone một phần tại Trung Quốc. Ảnh: @AFP.

Lệnh cấm iPhone đối với các quan chức chính phủ có thể là sự trả đũa đối với những động thái tương tự của Mỹ, chống lại công nghệ Trung Quốc, và nó có thể gây ra tác động nghiêm trọng đối với Apple, và các thương hiệu lớn nước ngoài khác mong muốn có sự hiện diện lâu dài ở quốc gia tỷ dân này.

Động thái mới có thể cho thấy, Trung Quốc khó mà bỏ qua bất kỳ công ty Mỹ nào trong cuộc chiến thúc đẩy công nghệ cây nhà lá vườn

Theo đó, cổ phiếu Apple đã giảm hơn 3% vào ngày 7/9, sau khi giảm 4% vào ngày 6/9, sau khi có một số báo cáo cho rằng, nhân viên chính phủ Trung Quốc có thể bị cấm sử dụng iPhone của Apple.

Tờ Wall Street Journal hôm 6/9 đưa tin rằng, Trung Quốc đã ra lệnh cho các quan chức tại các cơ quan chính phủ trung ương không mang iPhone vào văn phòng, hoặc sử dụng chúng để làm việc. Không rõ lệnh cấm được ban hành rộng rãi đến mức nào, lệnh cấm có thể lan sang các công ty nhà nước khác, và các cơ quan được chính phủ hậu thuẫn hay không.

Các báo cáo này còn trích dẫn thông tin rằng, trong những tuần gần đây, nhân viên chính phủ đã được cấp trên hướng dẫn chỉ thị trong các nhóm trò chuyện hoặc cuộc họp tại nơi làm việc, và chỉ thị này là bước đi mới nhất trong chiến dịch của Bắc Kinh nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, và cũng là cách để tăng cường an ninh mạng.

Tuy nhiên, nội dung trong các báo cáo này chưa được chính phủ Trung Quốc công bố công khai, làm dấy lên lo ngại rằng, đây có thể là thời khắc cảnh báo trước khi các sản phẩm của Apple có thể sẽ vướng vào căng thẳng quốc tế giữa Mỹ và Trung Quốc.

Các chuyên gia công nghệ quốc tế nhận định, nếu là sự thật thì động thái của Bắc Kinh có thể gây ra tác động ớn lạnh đối với các thương hiệu nước ngoài tại Trung Quốc, bao gồm cả Apple. Bởi Apple thống trị thị trường điện thoại thông minh cao cấp trong nước, và coi Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất của mình, chiếm khoảng 19% tổng doanh thu. Đây cũng là nơi lắp ráp phần lớn các sản phẩm của Apple.

Nhà phân tích Toni Sacconaghi của Bernstein viết trong một ghi chú hôm 7/9 rằng, mặc dù lệnh cấm đối với tất cả nhân viên chính phủ có thể làm giảm doanh số bán iPhone ở Trung Quốc tới 5%, nhưng đó cũng sẽ là mối đe dọa lớn hơn đối với Apple, nếu lệnh cấm gửi tín hiệu rằng, người dân trong quốc gia này nên thay thế iPhone, chuyển sang sử dụng các thiết bị điện tử do các công ty Trung Quốc sản xuất.

Sacconaghi viết: “Có lẽ quan trọng hơn, việc hạn chế sử dụng iPhone đối với các nhân viên chính phủ có thể tác động tiêu cực đến doanh số bán hàng, và đây có thể là một phần trong động thái rộng lớn hơn của chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy việc sử dụng công nghệ nội địa”.

Dan Niles, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Satori Fund cho biết rằng, ông đã bán cổ phần của mình tại Apple, với lý do có thể có lệnh cấm iPhone của chính phủ Trung Quốc, và sự cạnh tranh gia tăng từ Huawei.

Còn nhà phân tích Tom Forte của DA Davidson cho biết : “Ngay cả Apple cũng khó mà tránh khỏi nước đi này của Trung Quốc, nơi Apple sử dụng hơn một triệu công nhân, để lắp ráp sản phẩm của mình thông qua mối quan hệ với Foxconn”.

Điều này sẽ truyền cảm hứng cho các công ty cần khẩn trương đa dạng hóa cả chuỗi cung ứng để ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc trong trường hợp căng thẳng trở nên tồi tệ hơn, Tom Forte chia sẻ thêm.

Tuy nhiên, nhà phân tích Angelo Zino của CFRA Research cho biết, dự kiến ​​sẽ không có tác động ngay lập tức nào đến thu nhập của Apple, nếu xét đến mức độ phổ biến của iPhone ở Trung Quốc, cho dù đây có là sự thật.

Hiện tại, Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, Cục Quản lý Dịch vụ Dân sự Quốc gia Trung Quốc, và Apple đã không đưa ra phản hồi nào về thông tin này.

Cuộc đua công nghệ mới Mỹ- Trung Quốc được đẩy mạnh

Tuần trước, một số nhà bán lẻ Trung Quốc đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng trước cho chiếc điện thoại Huawei mới, Mate 60 Pro, chiếc điện thoại nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội nước này.

Điện thoại có giá khởi điểm khoảng 954 USD, và sử dụng chip do Trung Quốc sản xuất, từ ​​công ty con chip của Huawei, HiSilicon. Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, điện thoại này có thể truy cập mạng với tốc độ 5G.

Apple lao đao trước lệnh cấm sử dụng iPhone của Trung Quốc đối với nhân viên chính phủ - apple 1
Liệu Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch thực thi, và mở rộng lệnh cấm sử dụng iPhone đối với các công ty và cơ quan nhà nước hay không? Ảnh: @AFP.

Nhưng con chip mới của Huawei đặt ra câu chuyện khác khẩn trương hơn về việc đẩy mạnh, thực thi các hạn chế riêng biệt đối với công nghệ sản xuất chip, nhằm tăng tốc ngăn cản các công ty Trung Quốc sản xuất bộ chip xử lý tiên tiến.

“Theo quan điểm của tôi, điều đó cho chúng ta biết là Mỹ nên tiếp tục thực hiện các hạn chế công nghệ sân nhỏ, hàng rào cao, tập trung hẹp vào các mối lo ngại về an ninh quốc gia, chứ không phải chỉ đơn thuần là việc tách rời thương mại”, Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho biết trong một cuộc họp ngắn mới nhất.

Huawei bị đưa vào danh sách thực thể của Hoa Kỳ vào năm 2019, vì lo ngại rằng công nghệ của họ có thể giúp chính phủ Trung Quốc truy cập thông tin liên lạc của người dân Mỹ bằng cửa sau. Động thái này yêu cầu các công ty Mỹ như Google và Qualcomm phải xin phép chính phủ Mỹ trước khi cung cấp phần mềm, linh kiện cho Huawei. Các lệnh trừng phạt đã cản trở đáng kể hoạt động kinh doanh điện thoại của Huawei, vốn đang phát triển trước các lệnh trừng phạt, buộc công ty này trong những năm gần đây phải loại bỏ một số thương hiệu điện thoại của mình, và góp phần gây ra khoản thiếu hụt 12 tỷ USD vào năm 2020.

Không chỉ vậy, Huawei và ZTE của Trung Quốc từ lâu đã phải chịu sự hạn chế của Mỹ. Và vào tháng 11/ 2022, chính quyền Biden đã cấm phê duyệt thiết bị viễn thông mới của cả hai công ty này, cho rằng vì chúng gây ra rủi ro không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia Mỹ.

TikTok cũng đã bị cấm sử dụng trên các thiết bị do nhiều tổ chức của Mỹ cấp, bao gồm Hạ viện, Thành phố New York, Montana, New Jersey, Ohio, Texas và Georgia, vì lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc có thể truy cập vào dữ liệu của người dùng thông qua công ty mẹ Trung Quốc, Bytedance.

Theo CNBC/CNN/Theguardian

Có thể bạn quan tâm
Google Cloud Next ’23: Tối ưu cho các mô hình AI hỗ trợ ngôn ngữ bản địa

Các doanh nghiệp ở Đông Nam Á hiện có thể xây dựng các ứng dụng AI tạo sinh (generative AI) phục vụ tốt hơn người dùng trong nước, với tiếng Trung giản thể, tiếng Trung phồn thể, tiếng Indonesia, tiếng Thái và tiếng Việt được tích hợp sẵn trong PaLM 2 cho Text và Chat.

MediaTek phát triển thành công chip sử dụng tiến trình TSMC 3nm, dự kiến sản xuất hàng loạt vào năm 2024

MediaTek vừa thông báo đã thành công trong việc phát triển vi mạch đầu tiên của mình bằng công nghệ tiên tiến 3nm của TSMC, hiện đã hoàn tất thiết kế cho SoC Dimensity flagship này, dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt vào năm sau.

Apple đang chi hàng triệu USD mỗi ngày cho đối thủ ChatGPT

Khi cuộc đua về AI đàm thoại ngày càng gay gắt, Apple được cho là đang chi hàng triệu USD mỗi ngày để xây dựng một số mô hình chatbot AI.

Máy chơi game cầm tay ROG Ally lên kệ phủ rộng trên toàn quốc

ASUS Republic of Gamers (ROG) cho biết, vừa chính thức mở rộng 7 kênh phân phối máy chơi game cầm tay ROG Ally với hơn 200 showroom bán lẻ trên toàn quốc.

Kingston ra mắt ổ cứng di động XS1000 External SSD lên tới 2TB, xinh xắn

Kingston Technology vừa tung ra thị trường dòng ổ cứng di động XS1000 External SSD có thiết kế nhỏ gọn, xinh xắn.

Tiếc tiền xài “phần mềm lậu”, doanh nghiệp thiệt hại gấp trăm

Câu chuyện một doanh nghiệp Việt sử dụng phần mềm ‘bẻ khóa’ (phần mềm lậu) dẫn đến thiệt hại về tài sản, các tài khoản mạng xã hội quan trọng và cả thương hiệu của doanh nghiệp đang làm dấy lên nhiều tranh luận trong cộng đồng.

FPT Telecom phân phối giải pháp Cloudflare, giúp tối ưu tốc độ và bảo mật website doanh nghiệp

Ngày 5/9 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) công bố trở thành nhà phân phối chính thức của Cloudflare, mang tới giải pháp tối ưu hoá tốc độ, tiết kiệm chi phí và tăng cường bảo mật cho website của doanh nghiệp tại 3 thị trường Việt Nam, Lào, Campuchia.

Gojek mở rộng thí điểm dịch vụ bằng xe máy điện Selex Motors tại Việt Nam

Gojek vừa công bố hợp tác với Selex Motors, công ty khởi nghiệp xe máy điện ở Việt Nam, triển khai thí điểm sử dụng xe máy điện Selex Motors trong các dịch vụ vận chuyển hành khách, giao đồ ăn, và dịch vụ giao hàng của Gojek tại Việt Nam.

Viettel thử nghiệm thành công Trợ lý ảo pháp luật cho Tòa án

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã thử nghiệm thành công Trợ lý ảo pháp luật phục vụ Hệ thống Tòa án. Đây là trợ lý ảo duy nhất tại Việt Nam hiện nay sở hữu hệ thống tri thức pháp luật lớn và đáng tin cậy. Ứng dụng công nghệ này giúp giảm 30% khối lượng công việc so với thao tác truyền thống, tối ưu thời gian vận hành của toàn bộ Hệ thống Tòa án hiện hành.

Huawei đã sẵn sàng đưa hệ điều hành HarmonyOS vào PC

Cựu CEO Huawei, Wang Chenglu, vừa tiết lộ trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc rằng Huawei đang nhắm mục tiêu đưa nền tảng HarmonyOS đến với PC trong tương lai.