Trung tâm nghiên cứu hành vi người tiêu dùng (CIRP) đã công bố một số dữ liệu mới về tình hình điện thoại thông minh được kích hoạt trong Q1/2020, bên cạnh so sánh thị phần giữa iPhone và các thiết bị Android.
Theo đó, người dùng cả hai vẫn trung thành với nền tảng đang sử dụng và không có xu hướng chuyển đổi. Thống kê chỉ ra hầu hết các chuyển đổi diễn ra là giữa các nhà sản xuất điện thoại, không phải hệ điều hành. Thống kê cũng nói rằng mặc dù người dùng iOS có tỷ lệ trung thành cao hơn Android (91% so với 89%), tuy nhiên xu hướng chuyển thiết bị từ Android sang iPhone giảm.
Mike Levin, nhà đồng sáng lập CIRP cho biết, lòng trung thành của người dùng với hệ điều hành ở mức cao. Trong bốn năm, khoảng 90% điện thoại mới được kích hoạt thì người dùng vẫn trung thành hệ điều hành trước đó đang sử dụng. Những nỗ lực để thu hút lòng trung thành khách hàng của OEM Android và Apple những năm gần đây rất tốt. “Tuy vậy, với sự cải thiện nhiều hơn về các bản vá lỗi, những tính năng sáng tạo mới, Google đã khiến Apple ngày khó khăn trong việc lôi kéo người dùng về phía mình”, 9to5mac dẫn lời ông.
Bảng thống kê thiết bị Android và iOS mới được kích hoạt vào Q1/2020.
Năm 2009, Symbian là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới với 46,9% thị phần, kế tiếp là BlackBerry OS với 19,9%. Hiện tại, tổng thể thị trường toàn cầu, dẫn đầu tuyệt đối là Android với khoảng 86% thị phần. Đây là sự tăng trưởng đáng kinh ngạc, khi vào năm 2009 nền tảng này vỏn vẹn mức 3,9% và chỉ 0,5% vào năm 2018. iOS của Apple những năm đó đứng vị trí thứ ba, với khoảng 14,4% thị phần.
Có thể thấy rõ mọi thứ đã thật sự thay đổi, hai kẻ “sinh sau đẻ muộn” hoàn toàn áp đảo các nền tảng khác hiện tại, khi chỉ là cuộc tranh đua song mã về vị trí dẫn và tìm cách thu hút khách hàng, dẫn đến gần như không hệ điều hành nào còn tồn tại hoặc có dấu hiệu hồi sinh.
Robot, máy bay không người lái (drone) và trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (Cloud) đang được cải tiến mạnh mẽ, hỗ trợ các y bác sĩ và các nhân viên tuyến đầu để chống lại dịch bệnh Covid-19.
Khắp nơi trên thế giới, robot và drone đang tham gia tích cực vào các giải pháp phòng chống virus Covid-19. Hình ảnh của robot và drone xuất hiện liên tục trên các kênh truyền thông rất ấn tượng, dù là người máy nhưng trông rất gần gũi, như một nguồn nhân sự không thể thiếu trong cuộc chiến này.
Trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Apple chắc chắn sẽ khó ra mắt iPhone 12 vào tháng 9 mà sẽ phải lùi lại đến tháng 12 hoặc có thể sang tận năm sau.
Ngày 10/4, Gree Việt Nam tổ chức sự kiện “Ra mắt sản phẩm trực tuyến 2020”, giới thiệu 3 dòng điều hòa thế hệ mới được trang bị công nghệ chống ăn mòn muối biển và tích hợp nhiều tính năng tiên tiến khác. Đây cũng là dịp Gree chính thức công bố gia nhập thị trường gia dụng Việt Nam với loạt sản phẩm nồi cơm điện, nồi áp suất, quạt máy, bếp từ…
Cảnh sát hình sự cùng Công an một số quận, huyện trên địa bàn TP. HCM trong thời gian gần đây liên tiếp nhận được trình báo của nạn nhân bị lừa đảo qua điện thoại.
Cây ATM gạo đầu tiên ở Hà Nội đã hoạt động vào sáng 11/4 tại Trung tâm Văn hoá – Thể thao phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Các nước châu Phi đang xem việc chuyển đổi từ tiền mặt sang thanh toán di động – là một giải pháp quan trọng hàng đầu cho việc kiềm chế lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Với tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, một hãng công nghệ Việt Nam tiếp nối chương trình sản xuất máy thở đối phó dịch là BKAV.
Được biết đến là hãng công nghệ luôn tiên phong trong việc tạo ra xu hướng, tuy nhiên Apple cũng không ít lần vấp phải thất bại, với lần gần nhất là dự án bộ sạc không dây AirPower bị xoá bỏ. Đến hiện tại, hãng vẫn không từ bỏ ý tưởng muốn hiện thực hoá bộ sạc không dây cho iPhone bằng cách sử dụng MacBook.
Gates lại tiếp tục đưa ra dự đoán về thế giới hậu COVID-19 và nói rằng, gần như chắc chắn con người sẽ không phải đối mặt với một đại dịch như thời điểm hiện tại.