Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản (FTC) đang tiến hành một cuộc kiểm tra đầy đủ để xác định xem liệu Apple và Google có tận dụng sự thống trị của họ một cách bất công đối với điện thoại, smartwatch và các thiết bị đeo khác hay không.
Cuộc kiểm tra của FTC diễn ra sau khi chính phủ Nhật Bản khởi động cuộc điều tra chống độc quyền đối với Apple và các cáo buộc trước đó. FTC sẽ biên soạn một báo cáo về lý do tại sao cạnh tranh vẫn ở mức tĩnh, đồng thời liệu Apple và Google có đang sử dụng các phương pháp chống cạnh tranh hay không.
Tờ Nikkei Asia đưa tin, tổng thư ký Shuichi Sugahisa của FTC cho biết báo cáo sẽ dựa trên các cuộc phỏng vấn và khảo sát với người dùng và các nhà phát triển. FTC của Nhật Bản cũng sẽ phỏng vấn Apple và Google.
Bên cạnh đó, ủy ban cũng làm việc với Hội đồng Cạnh tranh Thị trường Kỹ thuật số của chính phủ trung ương Nhật Bản – vốn cũng đang tiến hành thực hiện một cuộc điều tra cạnh tranh riêng.
Các cuộc điều tra nói trên bao gồm các mối quan ngại về chống cạnh tranh trong các dịch vụ đám mây, thương mại điện tử và cửa hàng ứng dụng, cùng với quảng cáo kỹ thuật số.
Cuộc điều tra cũng liên quan đến Đạo luật mới của Nhật Bản vê Cải thiện tính minh bạch và công bằng của các nền tảng kỹ thuật số. Các quan chức Nhật Bản vẫn chưa quyết định rằng đạo luật này có áp dụng cho thị trường smartphone và hệ điều hành thiết bị đeo được hay không. Tuy nhiên, nếu họ làm vậy thì Apple và Google sẽ phải tuân theo các điều kiện. Cụ thể, cả hai công ty sẽ phải nộp báo cáo giao dịch thường xuyên cho Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.
Nikkei Asia báo cáo rằng iOS chiếm gần 70% thị trường Nhật Bản, trong khi Android chiếm phần lớn trong 30% còn lại. Các báo cáo gần đây cho thấy Apple đã bán được gần một nửa tổng số smartphone tại Nhật Bản vào năm 2020.
Theo AppleInsider
Trong một thông báo mang tính bước ngoặt, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị sử dụng vaccine phòng bệnh sốt rét đầu tiên trên thế giới, RTS,S, hay còn được gọi là Mosquirix.
Sở hữu cấu hình máy mạnh cùng màn hình 11 inch có tần số quét 120 Hz, Xiaomi Pad 5 đã khiến không ít người dùng quan tâm khi được bán với mức giá chỉ 8,9 triệu đồng.
Trong bối cảnh đại dịch, có rất nhiều thách thức an ninh mạng đang nổi lên mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam phải đối mặt. Thực trạng này đã được ghi nhận tại Báo cáo “An ninh mạng cho các DNVVN: Các doanh nghiệp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chuẩn bị phòng thủ số” do Cisco ủy quyền thực hiện.
Hệ điều hành Windows 11 mới nhất của Microsoft đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt mà PC phải đáp ứng để đủ điều kiện nâng cấp, trong đó đáng chú ý nhất là phải hỗ trợ chip TPM 2.0, mà Trung Quốc thì đã cấm loại này.
Các cơ quan thẩm định độc lập với ứng dụng PC-Covid đều thống nhất rằng PC-Covid hoàn toàn không khai thác vị trí, tuân thủ các quy định của pháp luật và tuyệt đối không khai thác thông tin SMS, OTT của người dùng.
Hơn 80 sản phẩm và giải pháp từ Viet Solutions được đánh giá phù hợp để các doanh nghiệp đầu tư, hợp tác phát triển, ngay khi kết thúc vòng sơ loại, Viettel đã lên kế hoạch hợp tác với 16 đội.
AMD đã đăng một thông báo cảnh báo về hiệu suất giảm tới 15% trên các hệ thống Windows 11 sử dụng bộ xử lý AMD. Một bản cập nhật dự kiến sẽ đến vào tháng 10 hứa hẹn có thể giải quyết vấn đề.
Báo cáo về “Thị trường lao động trong làn sóng Covid thứ 4: Thực trạng và Hướng đi” do VietnamWorks vừa công bố đã ghi nhận bức tranh khá rõ nét về hiện trạng của doanh nghiệp và người lao động Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh. Dự báo để thích ứng với tình hình mới, cả doanh nghiệp và người lao động sẽ có những chiến lược tuyển dụng và tìm việc theo định hướng mới.
HMD Global vừa trình làng chiếc máy tính bảng đầu tiên của mình – Nokia T20. Máy trang bị pin khủng và có mức giá 250 USD.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, CEO Intel, ông Pat Gelsinger đã chia sẻ những nhận xét của mình liên quan đến trận chiến giữa công ty của ông với đối thủ AMD.