App di động kết hợp công nghệ học sâu giúp phát hiện tiểu đường

App di động kết hợp công nghệ học sâu giúp phát hiện tiểu đường. Ảnh: @Interestingengineering.

Bằng cách tích hợp thêm công nghệ học sâu vào một App di động có sẵn, trong tương lai việc theo dõi, kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Trước giờ, bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu, ảnh hưởng đến hơn 450 triệu người trên toàn thế giới. Mặc dù công nghệ đã tiến một bước dài trong việc giúp phát hiện và quản lý bệnh tiểu đường, nhưng nó vẫn thường tập trung qua việc lấy máu và các công cụ lâm sàng khác. Hơn nữa, khoảng một nửa số người mắc bệnh tiểu đường thậm chí không biết rằng họ mắc bệnh.

App di động kết hợp công nghệ học sâu giúp phát hiện tiểu đường - ung dung
App di động kết hợp công nghệ học sâu giúp phát hiện tiểu đường. Ảnh: @Interestingengineering.

Tác giả chính Robert Avram nhận định: “Bệnh tiểu đường có thể không có triệu chứng trong một thời gian dài, khiến việc chẩn đoán khó khăn hơn nhiều”.

Vì thế, các nhà nghiên cứu tại UC San Francisco đã đưa ra một phương pháp phát hiện bệnh tiểu đường đầy hứa hẹn, bằng cách sử dụng camera trên điện thoại thông minh và một số phương pháp học sâu, tích hợp vào ứng dụng đo nhịp tim Instant Heart Rate có sẵn từ Azumio, để ghi lại các phép đo thể tích đồ (photoplethysmography – PPG), là quá trình sử dụng ánh sáng để đo lưu lượng máu.

Khi phát triển công nghệ này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng, một camera trên điện thoại thông minh có thể được sử dụng để phát hiện tổn thương mạch máu do bệnh tiểu đường gây ra, bằng cách đo các tín hiệu PPG, mà hầu hết các thiết bị di động, bao gồm đồng hồ thông minh và thiết bị theo dõi thể dục có khả năng thu được.
Khi người dùng đặt đầu ngón tay của mình lên đèn pin và máy ảnh của điện thoại, ứng dụng sẽ đo PPG, bằng cách chụp các thay đổi màu sắc cũng như lưu lượng máu trong đầu ngón tay tương ứng với mỗi nhịp tim.

App di động kết hợp công nghệ học sâu giúp phát hiện tiểu đường - ung dung 2
Ảnh: @Interestingengineering

Mặc dù cách đo nhịp tim có thể khá phổ biến và hiệu quả trên điện thoại thông minh, nhưng các nhà nghiên cứu của UCSF cũng nhận thấy rằng, dữ liệu nhịp tim, cùng với sự thay đổi nhịp tim và một số hình thái dạng sóng PPG cũng có tương quan với nhiều cơ chế sinh lý bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường gây ra.

Vì vậy, họ đã thực hiện một nghiên cứu để xem liệu PPG có thể là một chỉ số sinh học chính xác để phát hiện bệnh tiểu đường hay không.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển và xác thực một thuật toán học sâu sử dụng gần 3 triệu bản ghi PPG từ 53.870 bệnh nhân. Thuật toán từ bản ghi PPG dự đoán chính xác tới 82% bệnh nhân mắc tiểu đường.

Thậm chí, hiệu suất của thuật toán này còn được cải thiện hơn nữa khi kết hợp với dữ liệu bệnh nhân, chẳng hạn như tuổi, giới tính và chỉ số BMI, cũng như các bệnh đi kèm khác.

Hiện tại, cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để kết hợp các thuật toán này vào trong các app kỹ thuật số trước khi công bố chính thức.

Công trình này vừa được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 18/8 với tiêu đề: “Có thể xác định chỉ số sinh học của bệnh tiểu đường từ các tín hiệu mạch máu dựa trên điện thoại thông minh”.

Theo Mdegadet

Có thể bạn quan tâm
Chùm ảnh: TP. Đà Nẵng những ngày giãn cách xã hội

Nhiều phương tiện công cộng không thể hoạt động, đường phố vắng vẻ, quán xá đóng cửa trong thời gian dài… là những điều đang xảy ra tại nơi có biệt danh là “Thành phố đáng sống” của Việt Nam trong thời gian giãn cách vì đại dịch.

ASUS ExpertBook P2: Hiệu suất tối ưu, bền và bảo mật

Dòng laptop doanh nhân ExpertBook P2 (P2451) vẫn được ASUS thiết kế với trọng lượng nhẹ nhưng sở hữu hiệu suất tối ưu, độ bền đạt chuẩn quân đội, cơ chế bảo mật cấp doanh nghiệp.

Cảm biến theo dõi mồ hôi từ Nanocellulose vi sinh

Các nhà nghiên cứu ở Brazil đã phát triển một cảm biến mới để theo dõi các chỉ số sinh học từ mồ hôi tiết ra trên cơ thể. Thiết bị này có thể đeo được và làm từ vật liệu nanocellulose vi sinh.

Hệ thống AI phát hiện các cuộc gọi lừa đảo vì cảm nhận được sự đau khổ

Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) do một nhà nghiên cứu ở Queensland phát triển có thể hỗ trợ giúp xác định các cuộc gọi lừa đảo với các cuộc gọi khẩn cấp thực sự.

Màn hình di động ThinkVision M14t đa năng với bút cảm ứng

Màn hình ThinkVision M14t (được nâng cấp từ M14) có thiết kế hiện đại, cho phép mở rộng không gian làm việc, thêm tương tác cảm ứng với các thiết bị khác.

Việt Nam và Mỹ hợp tác điều tra vụ lợi dụng dịch Covid-19 lừa gần triệu USD tại Mỹ

Ba nghi phạm người Việt đã bị Bộ Công an Việt Nam bắt giữ khi bị cáo buộc liên quan đến vụ lừa đảo bán hàng khan hiếm trong mùa đại dịch tại Mỹ.

Thêm 38 chi nhánh vào danh sách trừng phạt, Mỹ không cho Huawei “đường sống”

Không chỉ hết hạn giấy phép chung tạm thời vào tuần trước, chính phủ Mỹ hiện còn ban hành nhiều hạn chế hơn nhằm cắt bỏ khả năng sản xuất chip xử lý từ chính Huawei cho smartphone của họ.

Quán quân Expert Challenge mùa đầu tiên giờ ra sao?

Trong khi anh chàng Ngọc Hải có những bước tiến nhất định trên lĩnh vực ICT và hiện đang thử sức ở một startup công nghệ tại TP.HCM thì cô nàng Bích Nhung, thí sinh nữ duy nhất tại cuộc thi Expert Challenge, cũng đã ứng dụng những kiến thức đã học được vào ngành kiến trúc mà mình theo đuổi.

Smartphone 5G camera ẩn dưới màn hình đầu tiên sẽ xuất hiện vào tháng 9

Các nhà sản xuất điện thoại thông minh luôn tìm kiếm khái niệm “đầu tiên trên thế giới” để ghi dấu ấn với người dùng. Theo nhiều thông tin, chiếc điện thoại thông minh 5G đầu tiên trên thế giới có camera dưới màn hình sẽ được công bố vào tháng 9.

Huawei chuẩn bị bán máy tính ARM mạnh hơn cả Intel Core i9-9900K

Huawei tuyên bố rằng bộ vi xử lý Kunpeng 920 3211K với nhân ARM tùy chỉnh của hãng có thể vượt mặt Intel Core i9-9900K.