AOL đã bán phần lớn số bản quyền sáng chế của mình cho Microsoft với giá khoảng 1 tỉ USD. Đây có lẽ đã là con số khiến cho AOL hài lòng sau một khoảng thời gian rất dài đi tìm đối tượng bán phù hợp.
Microsoft đã trở thành người chiến thắng trong một cuộc đấu giá rất cạnh tranh để mua lại số bản quyền của AOL. Ngoài 800 bản quyền mua được, Microsoft cũng được “khuyến mãi” thêm 300 bằng sáng chế khác. Tuy vậy, với số bản quyền đã bán cho Microsoft, bản thân AOL vẫn có quyền sử dụng số sáng chế này.
Trong một cuộc họp báo của AOL, cố vấn trưởng của Microsoft, Brad Smith nói rằng Microsoft đã có thể đạt được hai mục tiêu: tiếp cận kho bản quyền của AOL và sở hữu những bản quyền sáng tạo nhất có thể hỗ trợ hoàn thiện cho những sáng chế vốn có của công ty.
Bản thân AOL hi vọng rằng giao dịch sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012 bởi hãng này đang có kế hoạch sử dụng phần lớn số tiền có được do bán bản quyền là 1,056 tỉ USD để chi trả cho các cổ đông.
Mặc dù Microsoft không chịu tiết lộ 800 bằng sáng chế đó là thuộc lĩnh vực nào, nhưng AOL nói rằng 300 sáng chế trong đó liên quan đến các lĩnh vực là: công nghệ, quảng cáo, tìm kiếm, quản trị nội dung, bản đồ mạng xã hội, đa phương tiện và bảo mật…
Microsoft, một trong những công ty lớn nhất và là anh cả trong ngành công nghệ, thực ra đã có một số lượng bản quyền sáng chế rất lớn. Hãng này đã thu được không dưới hàng trăm triệu từ các sáng chế liên quan đến Android – một HĐH mà Microsoft thậm chí không hề sở hữu hay hỗ trợ trực tiếp gì.
Có lẽ đây là nước cờ quá chu toàn của Microsoft khi hãng này đã “đánh hơi” được sự nguy hiểm từ cuộc chiến giữa hai “đồng đội” Yahoo và Facebook. Microsoft từ sớm đã là bạn đồng hành với Facebook, có thể thương vụ tỉ đô này xuất phát từ nỗi lo sợ liệu Facebook có lặp lại thủ đoạn “đâm sau lưng” mà Yahoo đang tiến hành với trang mạng xã hội hàng đầu thế giới này hay không.
Theo TTCN/Mashable
Charlie Kindel, người vừa mới rời khỏi Microsoft sau 21 năm làm việc, từng trên cương vị phụ trách mảng Windows Phone đã có một bài viết nói về vần đề mà nền tảng non trẻ này gặp phải. Đó là mối quan hệ không được ngọt ngào giữa các nhà mạng, các nhà sản xuất và tất nhiên là cả Windows Phone. Theo ông, các nhà mạng và các OEM đã miễn cưỡng phát hành Windows Phone trong khi Android của Google thì giảm bớt “va chạm” trong chặng đường cuối tới tay người dùng.
Chín tháng sau khi đồng ý mua lại Skype với cái giá 8,5 tỷ USD, các thiết bị cầm tay Microsoft Windows Phone đã được trang bị phiên bản beta của dịch vụ chat bằng giọng nói và video này. Phiên bản beta được cung cấp miễn phí trên Windows Phone Marketplace. Mặc dù những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên chạy Windows Phone không có camera phía trước cho chức năng gọi video, nhưng những mô hình mới đã xuất hiện và hỗ trợ cuộc gọi video trên Skype. Dưới sự điều hành và định hướng của Microsoft, Skype hứa hẹn sẽ là vũ khí cạnh tranh xứng đáng với món tiền khổng lồ mà hãng này đã bỏ ra.
Gã khổng lồ Web một thời Yahoo tiếp tục lún sâu trong khủng hoảng khi một loạt quan chức chủ chốt dứt áo ra đi.
Các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam sẽ phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.