Năm 2020 là năm có rất nhiều sự kiện lớn, khiến ban giám khảo vốn đã khó khăn hơn trong việc chọn lựa một tác phẩm đẹp về câu chuyện thời sự giờ càng khó khăn hơn để chọn đâu là câu chuyện ấn tượng nhất của năm. Cùng Thế Giới Số nhìn lại năm 2020 qua các bức ảnh.
Ảnh báo chí thế giới World Press Photo là một trong những giải thưởng danh giá, là cuộc thi ảnh báo chí quy mô lớn nhất thế giới. Cuộc thi vinh danh công việc của các phóng viên ảnh trên khắp nơi bởi mỗi bức ảnh là một câu truyện khắc họa sự kiện nổi bật. Cuộc thi được chọn bởi ban giám khảo độc lập, các bức ảnh thắng giải được chọn từ hàng chục ngàn bức ảnh của hàng ngàn nhiếp ảnh gia và phóng viên ảnh gửi về tham gia. 2020 là năm có rất nhiều sự kiện lớn, khiến ban giám khảo vốn đã khó khăn hơn trong việc chọn lựa một tác phẩm đẹp với câu chuyện thời sự giờ càng khó khăn hơn để chọn ra câu chuyện ấn tượng nhất của năm.
Ảnh thắng giải chung cuộc World Press Photo 2020: “Straight Voice” Nhiếp ảnh gia Yasuyoshi Chiba người Nhật Bản, hãng tin Agence France-Presse.
Tháng 12/2018 các cuộc biểu tình ở Sudan bắt đầu và lan rộng khắp cả nước. Đến tháng 4/2019, những người biểu tình yêu cầu chấm dứt sự cai trị 30 năm của nhà độc tài Omar al-Bashir. Các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục sau khi chế độ độc tài al-Bashir bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự vào ngày 11/04, người biểu tình kêu gọi trao quyền lực cho nhóm dân sự. Đầu tháng 5, chính phủ lâm thời nổ súng vào những người biểu tình không có vũ trang đã khiến cho bạo lực leo thang ở nước này, các tổ chức quốc tế cũng lên án hành động của chính phủ.
Đầu tháng 6/2019, chính phủ bắt đầu đàn áp mạnh tay, cắt điện, cắt internet, số người chết ngày một tăng… Nhưng người dân vẫn vẫn tiếp tục bằng tin nhắn điện thoại, truyền miệng và duy trì các cuộc biểu tình. Cuối tháng 6/2019, chính phủ cuối cùng cũng nhượng bộ và chia sẻ quyền lực với các tổ chức dân sự.
Bức ảnh kể một câu chuyện đầy máu và nước mắt trong một khoảnh khắc hòa bình hiếm hoi được phóng viên ảnh người Nhật Bản Yasuyoshi Chiba chụp lại. Trung tâm bức ảnh là một thanh niên trẻ tuổi đang khóc và đọc to một bài thơ giữa một khung ảnh đầy ánh đèn điện thoại bởi điện đã bị cắt. Bức ảnh đầy khát vọng hòa bình.
Nhiếp ảnh gia Chiba của hãng tin quốc tế Agence France-Presse (AFP) khu vực Đông Phi và Ấn Độ Dương và hiện có trụ sở tại Kenya đã có mặt ở thời điểm then chốt. Tháng 6/2019 là thời điểm người dân yêu cầu chuyển giao quyền lực từ chính phủ quân sự cho nhóm dân chủ. Bất chấp các biện pháp khống chế các cuộc biểu tình của chính phủ quân sự, người dân kiên trì không để tiếng nói mình bị bóp nghẹt.
Hình ảnh một người trẻ không vũ trang, không bạo động đang đọc to một bài thơ đối lập với bạo lực đang diễn ra xung quanh đã khắc họa được thực tại đau thương nhưng người dân vẫn không quên hy vọng và đấu tranh cho quyền lợi của mình.
Các bức ảnh được đề cử cho giải nhiếp ảnh báo chí 2020 cũng ấn tượng không kém
“Cuộc đụng độ giữa và người biểu tình chống chính phủ”, nhiếp ảnh gia Farouk Batiche người Algeria của hãng tin Deutsche Presse-Agentur. Giải nhất ảnh Tiêu Điểm (Spot News).
“Algeria bị kéo vào chuỗi các cuộc biểu tình từ tháng Hai,yêu cầu lật đổ tổng thống Abdelaziz Bouteflika – 81 tuổi. Các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục khi tổng thống Abdelaziz Bouteflika đã từ chức vào tháng 4/2019. Người biểu tình yêu cầu hủy bỏ việc bầu cử diễn ra ngày 4/7/2019 và trở lại với nền dân chủ dân sự. Người biểu tình cũng yêu cầu các quan chức trước đây của chế độ Abdelaziz Bouteflika phải ra đi, gồm cả tổng thống lâm thời, thủ tướng.”
Viếng thăm chiến sĩ người Kurd đang được chăm sóc tại bệnh viện, nhiếp ảnh gia Ivor Prickett của tạp chí The New York Times
Chiến sĩ SDF Ahmed Ibrahim (18 tuổi) thuộc lực lượng Dân chủ Syria (SDF), được bạn gái đến thăm tại một bệnh viện ở Al-Hasakah vào ngày 20/10/2019, anh đang được điều trị do bị bỏng nặng trong cuộc xung đột với các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ. Lúc đầu, cô không đủ can đảm để vào thăm vì cô sợ những vết thương trên người anh, một y tá khuyến khích cô đi vào để nắm tay Ahmed Ahmed, hai người đã có một cuộc trò chuyện ngắn.
Nỗi đau mất mát của người thân các nạn nhân vụ rơi máy bay ET 302, Nhiếp ảnh gia Mulugeta Ayene, hãng tin AP (Associated Press)
Ngày 12/3, một người thân của nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay đang ném bụi bẩn vào mặt cô để thể hiện sự đau buồn tại địa điểm gặp nạn, gần Addis Ababa, Ethiopia. Vào ngày 10/3, chiếc Boeing 737 MAX số hiệu ET302 của hãng hàng không Ethiopian Airlines, biến mất khỏi radar sau khi cất cánh sáu phút từ sân bay Addis Ababa và đâm vào một cánh đồng, tất cả 157 hành khách trên máy bay đều thiệt mạng. Vụ va chạm lớn đến mức cả hai động cơ bị chôn vùi trong miệng hố sâu 10 mét. Một tuần sau vụ tai nạn, những chiếc quan tài trống đã được chôn cất tại một buổi lễ tại Nhà thờ Holy Trinity ở Addis Ababa, vì không thể xác định được nạn nhân. Các quan chức đã giao cho người thân túi đất từ điểm gặp nạn.
Nothing Personal—the Back Office of War”, Nhiếp ảnh gia Nikita Teryoshin người Russia. Giải về vấn đề đương đại.
Một doanh nhân đang mang đi cất hai súng phóng lựu chống tăng vào cuối ngày triển lãm, tại Triển lãm và Hội nghị Quốc phòng Quốc tế (IDEX) ở Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Đây cũng là triển lãm quốc phòng lớn nhất Trung Đông và là hội chợ vũ khí lớn nhất thế giới. Sự kiện này thu hút 1200 chuyên gia quốc phòng toàn cầu, 1235 nhà triển lãm và 105.000 lượt khách tham quan, người tham dự là những người thuộc bộ quốc phòng, quân đội, nội các chính phủ… Có những mô hình giả lập cuộc chiến, hình ảnh mô tả, có cả các cuộc biểu tình, trình diễn cuộc chiến như thật.
“Awakening” Nhiếp ảnh gia Tomek Kaczor người Poland, for Duży Format, Gazeta Wyborcza. Giải Chân dung, Câu chuyện
Resignation Syndrome (RS) hội chứng làm cho bệnh nhân bị câm, không ăn uống, không tự chủ và đáp ứng các vấn đề thể lý. Nó làm cho tâm lý đứa trẻ bị tổn thương nhất là những người sống trong trại tị nạn kéo dài.
Đề cử câu chuyện của năm:
Kho – Nguồn gốc của sự nổi dậy, nhiếp ảnh gia Romain Laurendeau người Pháp. Giải Nhiếp Ảnh Báo Chí Thế Giới – Câu chuyện của năm 2020.
Người dân đang hô vang những lời lăng mạ chống lại nhà nước, tổng thống, tướng lĩnh và cảnh sát trong trận chung kết Cup Algeria ở Algiers.
Theo báo cáo của UNESCO, 72% người dưới 30 tuổi ở Algeria đang thất nghiệp, những người này chiếm hơn 1/2 dân số Algeria. Các khoảnh khắc trong lịch sử Algeria, như cuộc nổi dậy ‘Tháng Mười Đen Tối’ năm 1988, hơn 500 người đã bị giết chỉ trong vòng năm ngày, và sau đó là một thập kỷ đen tối của bạo lực và bất ổn. 30 năm trôi qua, những ảnh hưởng của thập kỷ đó vẫn còn hiện hữu. Điều kiện sống tồi tàn và tỷ lệ thất nghiệp quá lớn, tháng 2 /2019, hàng ngàn thanh niên từ các khu dân cư thuộc tầng lớp lao động một lần nữa xuống đường trong một thử thách toàn quốc đối với triều đại của tổng thống lâu năm Abdelaziz Bouteflika.
“Kho (từ này có nghĩa là ‘anh em’ trong tiếng Ả Rập Bắc Phi thông tục) là về cội nguồn của sự nổi dậy. Bức ảnh nói về câu chuyện của sự bất an sâu bên trong mỗi người trẻ tuổi, những người bị chính quyền thách thức, những người được truyền cảm hứng bởi nhóm dân số còn lại để hành động, cùng nhau tạo ra cuộc biểu tình lớn nhất tại Algeria trong hàng thập kỷ”.
Đấu tranh vì sự thay đổi tích cực là một chủ đề phủ sóng những bức hình đoạt giải của cuộc thi. Romain Laurendeau thắng giải Nhiếp Ảnh Báo Chí Thế Giới – Câu chuyện của năm 2020 với bức hình thể hiện sự nhức nhối của người trẻ Algeria. Bằng cách thách thức chính quyền, họ đã châm ngòi cho cuộc biểu tình lớn nhất mà quốc gia này từng chứng kiến.
tại đây.
Năm 2019 có nhiều câu chuyện ảnh thời sự không kém, HongKong là một trong số đó.
Bất ổn HongKong, nhiếp ảnh gia Nicolas Asfouri, Đan Mạch, hãng tin Agence France-Presse. Giải nhất hạng mục tin chung – Câu chuyện.
Các cuộc biểu tình bắt đầu ở HongKong vào cuối tháng 3/2019 và vẫn chưa hề ngưng nghỉ cho đến tận hôm nay. Các cuộc biểu tình chống lại đề nghị của chính phủ về việc sửa đổi luật pháp hiện hành và cho phép dẫn độ sang Trung Quốc Đại Lục. Những cuộc biểu tình chống chính phủ đã tạo động lực trong những tuần tiếp theo khi các nhóm ủng hộ dân chủ được hợp nhất với nhau, với các sinh viên đóng vai trò lớn trong các cuộc biểu tình và các hình thức đấu tranh khác.
Hàng chục ngàn người biểu tình đã tập trung tại tòa nhà Hội đồng Lập pháp trước một cuộc tranh luận về luật dẫn độ và gặp phải sự phản đối dữ dội từ cảnh sát vào ngày 12/6. Sau đó các cuộc biểu tình tiếp tục leo thang, cả về tần suất và quy mô, cũng như các biện pháp đối phó của cảnh sát. Sau đề xuất hoãn và sửa đổi luật, Giám đốc điều hành của Hồng Kông Carrie Lam cuối cùng đã tuyên bố rằng cô sẽ rút dự luật vào ngày 23/10, những người biểu tình đã mở rộng yêu cầu bao gồm việc thực hiện quyền bầu cử phổ thông thực sự và giải phóng những người biểu tình bị bắt giữ.
tại đây.
Năm 2020 là năm có rất nhiều sự kiện lớn, khiến ban giám khảo vốn đã khó khăn hơn trong việc chọn lựa một tác phẩm đẹp về câu chuyện thời sự giờ càng khó khăn hơn để chọn đâu là câu chuyện ấn tượng nhất của năm. Cùng Thế Giới Số nhìn lại năm 2020 qua các bức ảnh.
Ảnh báo chí thế giới World Press Photo là một trong những giải thưởng danh giá, là cuộc thi ảnh báo chí quy mô lớn nhất thế giới. Cuộc thi vinh danh công việc của các phóng viên ảnh trên khắp nơi bởi mỗi bức ảnh là một câu truyện khắc họa sự kiện nổi bật. Cuộc thi được chọn bởi ban giám khảo độc lập, các bức ảnh thắng giải được chọn từ hàng chục ngàn bức ảnh của hàng ngàn nhiếp ảnh gia và phóng viên ảnh gửi về tham gia. 2020 là năm có rất nhiều sự kiện lớn, khiến ban giám khảo vốn đã khó khăn hơn trong việc chọn lựa một tác phẩm đẹp với câu chuyện thời sự giờ càng khó khăn hơn để chọn ra câu chuyện ấn tượng nhất của năm.
Ảnh thắng giải chung cuộc World Press Photo 2020: “Straight Voice” Nhiếp ảnh gia Yasuyoshi Chiba người Nhật Bản, hãng tin Agence France-Presse.
Tháng 12/2018 các cuộc biểu tình ở Sudan bắt đầu và lan rộng khắp cả nước. Đến tháng 4/2019, những người biểu tình yêu cầu chấm dứt sự cai trị 30 năm của nhà độc tài Omar al-Bashir. Các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục sau khi chế độ độc tài al-Bashir bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự vào ngày 11/04, người biểu tình kêu gọi trao quyền lực cho nhóm dân sự. Đầu tháng 5, chính phủ lâm thời nổ súng vào những người biểu tình không có vũ trang đã khiến cho bạo lực leo thang ở nước này, các tổ chức quốc tế cũng lên án hành động của chính phủ.
Đầu tháng 6/2019, chính phủ bắt đầu đàn áp mạnh tay, cắt điện, cắt internet, số người chết ngày một tăng… Nhưng người dân vẫn vẫn tiếp tục bằng tin nhắn điện thoại, truyền miệng và duy trì các cuộc biểu tình. Cuối tháng 6/2019, chính phủ cuối cùng cũng nhượng bộ và chia sẻ quyền lực với các tổ chức dân sự.
Bức ảnh kể một câu chuyện đầy máu và nước mắt trong một khoảnh khắc hòa bình hiếm hoi được phóng viên ảnh người Nhật Bản Yasuyoshi Chiba chụp lại. Trung tâm bức ảnh là một thanh niên trẻ tuổi đang khóc và đọc to một bài thơ giữa một khung ảnh đầy ánh đèn điện thoại bởi điện đã bị cắt. Bức ảnh đầy khát vọng hòa bình.
Nhiếp ảnh gia Chiba của hãng tin quốc tế Agence France-Presse (AFP) khu vực Đông Phi và Ấn Độ Dương và hiện có trụ sở tại Kenya đã có mặt ở thời điểm then chốt. Tháng 6/2019 là thời điểm người dân yêu cầu chuyển giao quyền lực từ chính phủ quân sự cho nhóm dân chủ. Bất chấp các biện pháp khống chế các cuộc biểu tình của chính phủ quân sự, người dân kiên trì không để tiếng nói mình bị bóp nghẹt.
Hình ảnh một người trẻ không vũ trang, không bạo động đang đọc to một bài thơ đối lập với bạo lực đang diễn ra xung quanh đã khắc họa được thực tại đau thương nhưng người dân vẫn không quên hy vọng và đấu tranh cho quyền lợi của mình.
Các bức ảnh được đề cử cho giải nhiếp ảnh báo chí 2020 cũng ấn tượng không kém
“Cuộc đụng độ giữa và người biểu tình chống chính phủ”, nhiếp ảnh gia Farouk Batiche người Algeria của hãng tin Deutsche Presse-Agentur. Giải nhất ảnh Tiêu Điểm (Spot News).
“Algeria bị kéo vào chuỗi các cuộc biểu tình từ tháng Hai,yêu cầu lật đổ tổng thống Abdelaziz Bouteflika – 81 tuổi. Các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục khi tổng thống Abdelaziz Bouteflika đã từ chức vào tháng 4/2019. Người biểu tình yêu cầu hủy bỏ việc bầu cử diễn ra ngày 4/7/2019 và trở lại với nền dân chủ dân sự. Người biểu tình cũng yêu cầu các quan chức trước đây của chế độ Abdelaziz Bouteflika phải ra đi, gồm cả tổng thống lâm thời, thủ tướng.”
Viếng thăm chiến sĩ người Kurd đang được chăm sóc tại bệnh viện, nhiếp ảnh gia Ivor Prickett của tạp chí The New York Times
Chiến sĩ SDF Ahmed Ibrahim (18 tuổi) thuộc lực lượng Dân chủ Syria (SDF), được bạn gái đến thăm tại một bệnh viện ở Al-Hasakah vào ngày 20/10/2019, anh đang được điều trị do bị bỏng nặng trong cuộc xung đột với các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ. Lúc đầu, cô không đủ can đảm để vào thăm vì cô sợ những vết thương trên người anh, một y tá khuyến khích cô đi vào để nắm tay Ahmed Ahmed, hai người đã có một cuộc trò chuyện ngắn.
Nỗi đau mất mát của người thân các nạn nhân vụ rơi máy bay ET 302, Nhiếp ảnh gia Mulugeta Ayene, hãng tin AP (Associated Press)
Ngày 12/3, một người thân của nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay đang ném bụi bẩn vào mặt cô để thể hiện sự đau buồn tại địa điểm gặp nạn, gần Addis Ababa, Ethiopia. Vào ngày 10/3, chiếc Boeing 737 MAX số hiệu ET302 của hãng hàng không Ethiopian Airlines, biến mất khỏi radar sau khi cất cánh sáu phút từ sân bay Addis Ababa và đâm vào một cánh đồng, tất cả 157 hành khách trên máy bay đều thiệt mạng. Vụ va chạm lớn đến mức cả hai động cơ bị chôn vùi trong miệng hố sâu 10 mét. Một tuần sau vụ tai nạn, những chiếc quan tài trống đã được chôn cất tại một buổi lễ tại Nhà thờ Holy Trinity ở Addis Ababa, vì không thể xác định được nạn nhân. Các quan chức đã giao cho người thân túi đất từ điểm gặp nạn.
Nothing Personal—the Back Office of War”, Nhiếp ảnh gia Nikita Teryoshin người Russia. Giải về vấn đề đương đại.
Một doanh nhân đang mang đi cất hai súng phóng lựu chống tăng vào cuối ngày triển lãm, tại Triển lãm và Hội nghị Quốc phòng Quốc tế (IDEX) ở Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Đây cũng là triển lãm quốc phòng lớn nhất Trung Đông và là hội chợ vũ khí lớn nhất thế giới. Sự kiện này thu hút 1200 chuyên gia quốc phòng toàn cầu, 1235 nhà triển lãm và 105.000 lượt khách tham quan, người tham dự là những người thuộc bộ quốc phòng, quân đội, nội các chính phủ… Có những mô hình giả lập cuộc chiến, hình ảnh mô tả, có cả các cuộc biểu tình, trình diễn cuộc chiến như thật.
“Awakening” Nhiếp ảnh gia Tomek Kaczor người Poland, for Duży Format, Gazeta Wyborcza. Giải Chân dung, Câu chuyện
Resignation Syndrome (RS) hội chứng làm cho bệnh nhân bị câm, không ăn uống, không tự chủ và đáp ứng các vấn đề thể lý. Nó làm cho tâm lý đứa trẻ bị tổn thương nhất là những người sống trong trại tị nạn kéo dài.
Đề cử câu chuyện của năm:
Kho – Nguồn gốc của sự nổi dậy, nhiếp ảnh gia Romain Laurendeau người Pháp. Giải Nhiếp Ảnh Báo Chí Thế Giới – Câu chuyện của năm 2020.
Người dân đang hô vang những lời lăng mạ chống lại nhà nước, tổng thống, tướng lĩnh và cảnh sát trong trận chung kết Cup Algeria ở Algiers.
Theo báo cáo của UNESCO, 72% người dưới 30 tuổi ở Algeria đang thất nghiệp, những người này chiếm hơn 1/2 dân số Algeria. Các khoảnh khắc trong lịch sử Algeria, như cuộc nổi dậy ‘Tháng Mười Đen Tối’ năm 1988, hơn 500 người đã bị giết chỉ trong vòng năm ngày, và sau đó là một thập kỷ đen tối của bạo lực và bất ổn. 30 năm trôi qua, những ảnh hưởng của thập kỷ đó vẫn còn hiện hữu. Điều kiện sống tồi tàn và tỷ lệ thất nghiệp quá lớn, tháng 2 /2019, hàng ngàn thanh niên từ các khu dân cư thuộc tầng lớp lao động một lần nữa xuống đường trong một thử thách toàn quốc đối với triều đại của tổng thống lâu năm Abdelaziz Bouteflika.
“Kho (từ này có nghĩa là ‘anh em’ trong tiếng Ả Rập Bắc Phi thông tục) là về cội nguồn của sự nổi dậy. Bức ảnh nói về câu chuyện của sự bất an sâu bên trong mỗi người trẻ tuổi, những người bị chính quyền thách thức, những người được truyền cảm hứng bởi nhóm dân số còn lại để hành động, cùng nhau tạo ra cuộc biểu tình lớn nhất tại Algeria trong hàng thập kỷ”.
Đấu tranh vì sự thay đổi tích cực là một chủ đề phủ sóng những bức hình đoạt giải của cuộc thi. Romain Laurendeau thắng giải Nhiếp Ảnh Báo Chí Thế Giới – Câu chuyện của năm 2020 với bức hình thể hiện sự nhức nhối của người trẻ Algeria. Bằng cách thách thức chính quyền, họ đã châm ngòi cho cuộc biểu tình lớn nhất mà quốc gia này từng chứng kiến.
tại đây.
Năm 2019 có nhiều câu chuyện ảnh thời sự không kém, HongKong là một trong số đó.
Bất ổn HongKong, nhiếp ảnh gia Nicolas Asfouri, Đan Mạch, hãng tin Agence France-Presse. Giải nhất hạng mục tin chung – Câu chuyện.
Các cuộc biểu tình bắt đầu ở HongKong vào cuối tháng 3/2019 và vẫn chưa hề ngưng nghỉ cho đến tận hôm nay. Các cuộc biểu tình chống lại đề nghị của chính phủ về việc sửa đổi luật pháp hiện hành và cho phép dẫn độ sang Trung Quốc Đại Lục. Những cuộc biểu tình chống chính phủ đã tạo động lực trong những tuần tiếp theo khi các nhóm ủng hộ dân chủ được hợp nhất với nhau, với các sinh viên đóng vai trò lớn trong các cuộc biểu tình và các hình thức đấu tranh khác.
Hàng chục ngàn người biểu tình đã tập trung tại tòa nhà Hội đồng Lập pháp trước một cuộc tranh luận về luật dẫn độ và gặp phải sự phản đối dữ dội từ cảnh sát vào ngày 12/6. Sau đó các cuộc biểu tình tiếp tục leo thang, cả về tần suất và quy mô, cũng như các biện pháp đối phó của cảnh sát. Sau đề xuất hoãn và sửa đổi luật, Giám đốc điều hành của Hồng Kông Carrie Lam cuối cùng đã tuyên bố rằng cô sẽ rút dự luật vào ngày 23/10, những người biểu tình đã mở rộng yêu cầu bao gồm việc thực hiện quyền bầu cử phổ thông thực sự và giải phóng những người biểu tình bị bắt giữ.
tại đây.
HarmonyOS – hệ điều hành được Huawei phát triển riêng sau khi công ty bị liệt vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ – dự kiến sẽ trở thành nền tảng trên máy tính tương lai của công ty.
Droid là câu trả lời nghiêm túc của Motorola – Google về một sản phẩm có thể cạnh tranh toàn diện nhất với iPhone từ thiết kế, tính năng cho đến cả đội ngũ hậu thuẫn lẫn doanh số thực tế.
Ngày 1/5, Realme giới thiệu sản phẩm tiếp theo thuộc series 6 là Realme 6i, đồng thời ra mắt vòng tay thông minh Realme band.
Sau khi Intel chính thức ra mắt dòng CPU Intel Core thế hệ 10 được xây dựng trên kiến trúc Comet Lake và tiến trình 14nm++, nhiều hãng cũng đã chính thức trình làng dòng bo mạch chủ sử dụng chipset Intel Z490.
Sau khi Intel chính thức ra mắt dòng CPU Intel Core thế hệ 10 được xây dựng trên kiến trúc Comet Lake và tiến trình 14nm++, nhiều hãng cũng đã chính thức trình làng dòng bo mạch chủ sử dụng chipset Intel Z490.
Nhưng “tin mừng” là số tiền thua lỗ đã ít hơn so với thời gian trước đó.
Theo thống kê của các nhà khoa học, dịch Covid-19 vô tình giúp tránh được 11.300 ca tử vong sớm ở trẻ em do ô nhiễm không khí tại châu Âu.
Hành động này đã khiến Apple bị kiện tập thể và buộc phải dàn xếp để trả 18 triệu USD nhằm thoát khỏi rắc rối.
Một hãng dược Hoa Kỳ vừa tuyên bố sẽ có đủ vaccin chống COVID19 cho hàng triệu người vào cuối năm nay.
Sáng nay 29/4, một nhóm các học viên của Trung tâm IELTS Tuấn Quỳnh (TP.HCM) đã chính thức nộp đơn lên UBND Phường 3, Quận Gò Vấp tố cáo vụ việc cô giáo dạy IELTS sửa điểm thi lừa dối học viên.