Ngày 23/10 sẽ diễn ra Hội thảo trực tuyến An toàn Thông tin khu vực Phía Nam năm 2021 với chủ đề “An toàn Thông tin trong Chuyển đối số, những thách thức và cơ hội mới” do Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) – Chi hội Phía Nam phối hợp cùng Bộ Thông tin Truyền thông – Cục An toàn Thông tin, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh - Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM đồng tổ chức.
Đây là sự kiện quan trọng thường niên luôn thu hút sự quan tâm của giới khoa học công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT) và An toàn Thông tin (ATTT) cũng như sự quan tâm của lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp đang triển khai các ứng dụng chuyển đổi số, các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và trên địa bàn các tỉnh thành phía Nam.
Hội thảo là dịp để các nhà lãnh đạo chia sẻ tầm nhìn, định hướng mục tiêu nhiệm vụ và giao lưu cùng các doanh nghiệp, cộng đồng CNTT và ATTT, là nơi để các chuyên gia, các nhà khoa học, các đơn vị ứng dụng và cung cấp sản phẩm dịch vụ CNTT và ATTT trong và ngoài nước, chia sẻ kinh nghiệm, tri thức về lĩnh vực An ninh, An toàn Thông tin, là nơi giới thiệu những thành tựu về công nghệ mới nhằm đáp ứng các đòi hỏi của xu thế phát triển công nghệ, phục vụ công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra sâu rộng trong các cơ quan, doanh nghiệp và người dùng cá nhân.
Chia sẻ tại buổi hợp báo công bố sự kiện ngày 18/10, ông Ngô Vi Đồng, Chủ tịch VNISA Chi hội phía Nam cho biết, trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Cùng với chiến lược, mục tiêu của chuyển đổi số là những kế hoạch cụ thể đã và đang được các cơ quan doanh nghiệp triển khai. Công cuộc chuyển đổi số đòi hỏi các cơ quan, doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ càng, trang bị tri thức về quản trị và công nghệ phù hợp, chuẩn bị nguồn lực tương ứng để thực thi thành công các mục tiêu chuyển đổi số.
Chiến lược chuyển đổi số quốc gia cũng khẳng định, đảm bảo an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về CNTT đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế”.
Theo chương trình Hội thảo, Chi hội VNISA phía Nam sẽ trình bày báo cáo về bức tranh tổng thể ATTT của khu vực phía Nam cũng như tình hình ATTT chung của Việt Nam và thế giới, nêu lên những cảnh báo, phòng ngừa và các khuyến nghị thiết thực với các cơ quan, doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra song song với những nỗ lực phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam và trên toàn cầu. Bên cạnh đó là các báo cáo chuyên đề cùng các phiên tọa đàm sẽ đề cập đến những chủ đề rất thiết thực, được sự quan tâm và mong chờ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp và cộng đồng CNTT, ATTT.
Hội thảo trực tuyến sẽ diễn ra từ 8h00 và bế mạc lúc 16h30 ngày thứ Bảy, ngày 23/10/2021, tại kênh livestream Facebook / kênh riêng Youtube / trang tin website.
Hội thảo bắt đầu mở đăng ký từ ngày 16/10/2021 và hoàn toàn miễn phí tham dự. Các thông tin hội thảo và đăng ký tham dự được Ban tổ chức gửi qua email cũng như đăng tải trên các kênh truyền thông của VNISA phía Nam qua website, fanpage.
Sự kiện An toàn Thông tin khu vực Phía Nam năm 2021 tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực CNTT và ATTT như: IBM, VNPT, HPE, Momo, McAfee, Sao Bắc Đẩu, V2verify, Trend Micro, QD.Tek, Oracle, Cisco, HPT, Vcyber, SolarWinds … và các đơn vị đồng tài trợ khác.
Sau thời gian phải tạm ngưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện nhiều quận, huyện của TP.HCM đã tiếp nhận hồ sơ cấp làm căn cước công dân (CCCD) của người dân trở lại.
Giải thưởng cao nhất trong cuộc thi hack Tianfu Cup hàng năm ở Trung Quốc đã được trao cho nhóm Pangu sau khi họ thực hiện bẻ khóa từ xa iPhone 13 Pro chạy iOS 15.
Theo GfK Việt Nam, OPPO Reno6 Z 5G với 20% thị phần đã dẫn đầu phân khúc giá từ 7-10 triệu đồng trong hai tháng 8 và 9/2021. Trong khi đó, OPPO Reno6 5G cũng được ghi nhận là smartphone bán chạy nhất trong phân khúc giá từ 10-15 triệu đồng.
Canon đang bị kiện vì không cho phép khách hàng sử dụng chức năng quét hoặc fax trong các thiết bị đa chức năng nếu hết mực trên nhiều dòng máy in.
Nhỏ gọn và thời trang, hai dòng ổ cứng SSD di động KLEVV R1 và KLEVV S1 còn có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh.
Microsoft từng tuyên bố Windows 11 có thể được cài đặt trên các máy tính không tương thích nhưng sẽ không nhận được các bản cập nhật. Mặc dù vậy, dường như việc cập nhật vẫn xảy ra, ít nhất ở thời điểm hiện tại.
Theo Báo cáo Hoạt động của Mã độc tống tiền vừa được Google công bố, mã độc tống tiền ransomware tại Việt Nam đã tăng gần 200% trong thời gian đại dịch.
Ra mắt tại Trung Quốc vào năm 2014, mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn sắp phải rút khỏi thị trường này do sự thiếu phổ biến nhất định của dịch vụ cũng như các quy tắc nghiêm ngặt gây khó khăn cho Microsoft.
Hệ thống FPT Shop tái khởi động chương trình đặt trước iPhone 13 VN/A áp dụng từ 15-21/10/2021 với ưu đãi tặng kèm lên đến 6 triệu đồng. Trong đó, hệ thống Di Động VIệt áp dụng chương trình mở bán với thông điệp “Ồ. Thật. Pro. Pro Là Phải Có Hàng”.
Ngày 15/10, đúng dịp kỷ niệm 21 năm Ngày Truyền thống, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) ra mắt Nền tảng số Quản trị Doanh nghiệp vESS (Viettel Enterprise Support System), đồng thời ưu đãi miễn phí trải nghiệm cho tất cả các doanh nghiệp đăng ký trong thời gian từ 19/10-31/12/2021.