Ấn Độ cấm các sàn thương mại tổ chức những đợt bán hàng khuyến mãi chớp nhoáng

Quy tắc mới của Ấn Độ bao gồm hạn chế các hình thức giảm giá để bán hàng chớp nhoáng, cấm quảng cáo gây hiểu lầm, yêu cầu xây dựng hệ thống khiếu nại. Ảnh: @Pixabay.

Đó là một trong những quy định mới đang được chính phủ Ấn Độ ban hành nhằm quản lý chặt chẽ hơn các nhà bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới. Amazon và Flipkart là những cái tên sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Tại cuộc họp do Bộ Tiêu dùng Ấn Độ và cơ quan xúc tiến đầu tư của chính phủ Invest India tổ chức, nhiều giám đốc điều hành bày tỏ lo ngại và bối rối về đề xuất chính sách kinh doanh công nghệ, thương mại mới.

Chính phủ Ấn Độ khẳng định rằng, các quy định mới nhất về thương mại, công nghệ điện tử nhằm tăng cường bảo vệ người tiêu dùng. Biện pháp nghiêm ngặt này đã làm dấy lên mối lo ngại giữa các nhà bán lẻ trực tuyến hoạt động trong nước, đặc biệt là các công ty dẫn đầu thị trường như Amazon và Flipkart của Walmart.

Các quy định mới này hạn chế bán hàng độc quyền dùng vị trí thống lĩnh chèn ép đối thủ ở nước sở tại, cấm quảng cáo gây hiểu lầm và nghiêm túc thực thi hệ thống khiếu nại từ khách hàng trong nước.

Quy định mới cũng cấm các công ty thương mại điện tử không được phép tổ chức các đợt bán hàng chớp nhoáng vốn rất phổ biến trong mùa lễ hội ở nước này. Trong đợt bán hàng chớp nhoáng, giống như Amazon Prime Day của Amazon, các công ty thương mại điện tử nhận thấy một số đơn đặt hàng của khách hàng tăng đột biến nhất khi các thương hiệu giảm giá mạnh cho sản phẩm của họ. Điều này có thể buộc các công ty như Amazon và Flipkart hay JioMart- một công ty con của Reliance Industries phải xem xét lại cấu trúc kinh doanh của mình.

Thậm chí, các quy tắc sẽ có tác động rộng hơn trên tất cả các hình thức thương mại điện tử và sẽ làm tăng chi phi kinh doanh.

Amazon tin rằng, làn sóng đại dịch Covid-19 mới đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp lớn nhỏ. Ngoài ra, những đề xuất chính sách này sẽ có tác động rất lớn đến người bán khiến mọi thứ sẽ ngày càng khó khăn hơn. Nhưng một câu hỏi đặt ra là tại sao Amazon và các nhà bán lẻ khác lại lo lắng?

Theo quy định của các đề xuất chính sách này, các công ty thương mại điện tử phải đảm bảo rằng không có chi nhánh cổ phần nào hoạt động như với tư cách người bán trên trang web của họ. Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến Amazon, vì công ty này ít nhất cũng gián tiếp đang nắm giữ cổ phần ở hai đối tác mua bán là Cloudtail và Appario.

Về các điều khoản của đề xuất chính sách, người phát ngôn của Tata Sons, công ty mẹ của Tập đoàn Tata cũng đưa ra ý kiến phản đối. Ví dụ, công ty nói rằng chính sách này sẽ ngăn cản Starbucks, bởi công ty này đã thành lập một liên doanh với Tata.

Giám đốc điều hành của Starbucks cho biết, những quy định này sẽ có tác động trên diện rộng đối với mô hình hoạt động của công ty. Nếu được thực thi theo quy định mới, họ sẽ phải hạn chế bán các nhãn hiệu riêng của Tata.

Một quan chức của Cục Người tiêu dùng Ấn Độ tin rằng, những quy định này chỉ nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Anh cho rằng Ấn Độ không quá khắt khe như ở các quốc gia / khu vực khác.

Một giám đốc điều hành của Reliance Industries đã đồng ý rằng, đề xuất chính sách này sẽ thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng, các đối thủ kinh doanh nhỏ lẻ có cơ hội cạnh tranh công bằng, bình đẳng, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Nhưng ông cũng nói thêm rằng một số điều khoản cần phải được làm rõ.

Các quy định này đã được đề xuất khi ngày càng nhiều nhà bán lẻ nhỏ của Ấn Độ phàn nàn rằng, Amazon và Flipkart đã sử dụng cấu trúc kinh doanh phức tạp để lách luật đầu tư nước ngoài của Ấn Độ. Tuy nhiên, cả Amazon và Flipkart đều phủ nhận mọi hành vi sai trái của mình.

Một cuộc điều tra của Reuters vào tháng 2 đã trích dẫn các tài liệu của Amazon cho thấy, họ dành sự ưu đãi cho một số ít người bán và bỏ qua các quy tắc đầu tư nước ngoài tại Ấn Độ. Tuy nhiên, Amazon cho biết họ không đối xử thiên vị với bất kỳ người bán nào.

Còn Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal cho biết rằng, Chính phủ sẽ sớm đưa ra những giải thích rõ ràng nhất định về các quy tắc đầu tư nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm
50% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng siêu ứng dụng trên thiết bị di động

Khảo sát về thái độ thanh toán của người tiêu dùng của Visa cho thấy hơn một nửa số người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng siêu ứng dụng trên thiết bị di động.

Tỷ phú Jeff Bezos từ chức CEO Amazon

Tỷ phú Jeff Bezos đã chính thức rời khỏi vị trí Giám đốc điều hành Amazon vào hôm 5/7. Nhờ Amazon, tài sản của ông Bezos đã tăng chóng mặt để biến ông thành người giàu nhất thế giới.

Galaxy S21 Ultra 5G là điện thoại xuất sắc nhất ở MWC 2021

Samsung Galaxy S21 Ultra 5G đã đạt Giải thưởng Di động Toàn cầu (GLOMO Awards) trong hạng mục Điện thoại Xuất sắc Nhất. Giải thưởng được trao như một phần của Triển lãm di động toàn cầu (MWC) 2021.

Các công ty giao hàng nổi dậy chống lại Amazon vì bị áp bức quá mức

Việc hai công ty giao hàng Amazon ở Portland đóng cửa gần đây dường như là ví dụ công khai đầu tiên ở Hoa Kỳ, về việc các công ty như vậy đứng lên phản đối Amazon, vì những áp bức quá đáng.

Apple và Amazon bị điều tra phối hợp chèn ép cạnh tranh độc quyền

Ủy ban Thị trường và Cạnh tranh Quốc gia (CNMC) của Tây Ban Nha đang điều tra các hành vi chống cạnh tranh độc quyền có thể xảy ra ở Tây Ban Nha của Apple và Amazon, liên quan đến việc bán các sản phẩm điện tử trực tuyến.

Chuyển tiền bằng MoMo được hoàn tiền lên đến 100 lần và trúng thưởng

Từ ngày 2/7 đến 9/7/2021, trong chương trình “Chuyển tiền – MoMo hoàn liền: Gấp 10 – 100 lần”, người dùng khi chuyển tiền 111đ đến Ví MoMo của người thân, bạn bè… sẽ được MoMo hoàn tiền trực tiếp vào Ví với giá trị hoàn ngẫu nhiên gấp 10 – 100 lần và có cơ hội nhận thưởng 10 triệu đồng/người.

Bosch ra hệ thống Âm thanh Thông báo và Sơ tán khẩn cấp tòa nhà

Praesensa là Hệ thống Âm thanh Thông báo và Sơ tán khẩn cấp bằng giọng nói mới nhất của Bosch – dựa trên nền tảng IP, kết nối với nhau thành một mạng lưới, nhằm đảm bảo tính linh hoạt và khả năng mở rộng của hệ thống.

4 nhóm tâm lý khách hàng Việt thường xuyên mua sắm trực tuyến

Khảo sát mới nhất được Shopee thực hiện đã định hình 4 nhóm tâm lý khách hàng Việt Nam thường xuyên tham gia mua sắm trực tuyến. Bạn có trong các nhóm này không?

Tech Data và IBM hợp tác tăng tốc chuyển đổi số cho doanh nghiệp khu vực APAC

Tech Data và IBM vừa công bố ra mắt loạt giải pháp giúp các khách hàng và đối tác tại thị trường châu Á Thái Bình Dương tăng tốc
chuyển đổi số. Các giải pháp chung này được phát triển dựa trên nền tảng IBM Cloud Pak for Data sẽ củng cố năng lực quản lý dữ liệu và AI của các doanh nghiệp.

Người dùng có thể tự “Lấy món tại quán” cho dịch vụ GrabFood tại Cần Thơ

Tính năng “Lấy món tại quán” đang được Grab triển khai thử nghiệm tại Cần Thơ, cung cấp thêm lựa chọn tự đến quán lấy thức ăn thay vì nhờ người giao hàng cho người dùng.