Amazon loại bỏ nhiều sản phẩm Trung Quốc vì dùng chiêu trò gian dối

Dù đóng góp doanh thu quan trọng, khi chiếm đến 75% người bán mới trên Amazon là các thương gia Trung Quốc. Tuy nhiên với mánh khóe, vi phạm quy tắc bán hàng, Amazon cũng sẵn sàng loại bỏ những tài khoản này ra khỏi sàn thương mại điện của mình.

Amazon thẳng tay khóa tài khoản doanh nghiệp lớn vì vi phạm quy tắc

Theo Marketplace Pulse, một công ty nghiên cứu thương mại điện tử, các nhà phân tích ước tính rằng thị phần của các thương gia Trung Quốc đại diện cho 75% người bán mới của Amazon, tăng từ 47% so với năm trước đó. Thương gia Trung Quốc đang tràn ngập không chỉ Amazon mà còn cả eBay, Wish, Shopee và AliExpress của Alibaba. Sự bùng nổ này một phần là kết quả của sự cạnh tranh gay gắt trong thế giới bán lẻ trực tuyến Trung Quốc, buộc các thương gia phải tìm kiếm thị trường mới. Các nhà xuất khẩu truyền thống đang chuyển sang thương mại điện tử nhằm cắt bỏ các nhà phân phối. Điều này đã mang lại cho họ nguồn doanh thu mạnh mẽ, đặc biệt là các công ty có trụ sở tại Thâm Quyến.

Mặc dù vậy mọi thứ đang bắt đầu dừng lại khi một số thương hiệu lớn Trung Quốc đã biến mất khỏi Amazon trong vài ngày qua. Theo Juozas Kaziukenas, người sáng lập Marketplace Pulse, ít nhất 11 người bán có nguồn gốc từ Trung Quốc đã bị đình chỉ, trong đó một số tài khoản thuộc về cùng một công ty mẹ. Được biết, với các nhà bán hàng lớn có doanh thu hàng năm hơn 1 triệu USD, họ vận hành nhiều thương hiệu trên Amazon để tối ưu hóa doanh số bán hàng. Trong số các doanh nghiệp Trung Quốc, hai cái tên đáng chú ý bị biến mất khỏi Amazon là Mpow và Aukey khi việc tìm kiếm sản phẩm từ chúng đã dẫn đến kết quả sản phẩm không có sẵn. Được biết, các tài khoản tạm ngưng đóng góp hơn 1 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa cho Amazon.

Amazon không bình luận về tình trạng của các tài khoản bị tạm ngưng, nhưng cho biết trong một tuyên bố với TechCrunch rằng họ có “các chính sách lâu dài để bảo vệ tính toàn vẹn cửa hàng của mình, bao gồm tính xác thực sản phẩm, đánh giá chính hãng và các sản phẩm đáp ứng mong đợi của khách hàng”. Người phát ngôn của Amazon cho biết “Chúng tôi sẽ hành động nhanh chóng đối với những hành động vi phạm, bao gồm cả việc đình chỉ hoặc xóa bỏ các đặc quyền bán hàng”.

Các nhà xuất khẩu thương mại điện tử Trung Quốc đã giật mình vì vụ việc. Bên trong các nhóm WeChat, nơi hàng trăm người bán thường trao đổi các chiến lược kinh doanh, sự lo lắng tràn lan và sự đồng thuận xuất hiện ngày càng nhiều.

Amazon loại bỏ nhiều sản phẩm Trung Quốc vì dùng chiêu trò gian dối - 3 2

Bill Zhang, một nhà cung cấp các bộ quần áo huấn luyện thông minh trên Amazon cho biết: “Đây không phải là lần đầu tiên Amazon đóng cửa các tài khoản do đánh giá giả mạo và có các hành vi khác vi phạm quy tắc của họ, nhưng quy mô của làn sóng lớn lần này là chưa từng có”.

Mánh khóe của các công ty tích cực sử dụng để qua mặt Amazon

Dĩ nhiên, Amazon cần các nhà cung cấp Trung Quốc để đa dạng hóa sản phẩm với giá cả phải chăng, trong đó chất lượng cũng đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Nhưng khi sự cạnh tranh ngày càng nóng lên giữa những bên bán hàng Trung Quốc, chiến thuật mũ đen phổ biến trong thương mại điện tử Trung Quốc đã trở thành điều cần thiết để tồn tại trên Amazon. Một chuyên gia cho biết “Có một bí mật là rất nhiều người bán hàng Trung Quốc đang tích cực tiếp thị sản phẩm của họ”.

Một trong những mánh khóe phổ biến mà người bán Trung Quốc sử dụng là thao túng các bài đánh giá, ảnh hưởng đến cách một sản phẩm được niêm yết trên Amazon. Điều này có thể được thực hiện bằng cách trả tiền cho người mua thực sự để lại một đánh giá tích cực hoặc gửi đơn đặt hàng giả mạo và để lại nhận xét tốt thông qua tài khoản “ma”.

Cách tiếp cận thứ hai thường được giao cho các đại lý tự gọi mình là dịch vụ “đánh giá sản phẩm”, cung cấp một bộ tài nguyên để mô phỏng tài khoản thực: proxy IP, thẻ tín dụng ảo, địa chỉ ở nước ngoài, bất kỳ thông tin nhận dạng nào có thể giúp tránh bị nghi ngờ gian lận của Amazon.

Một chiến thuật phổ biến khác có lẽ nghiêm trọng hơn là hướng người mua rời khỏi Amazon để đưa đến các cửa hàng trực tuyến của chính bên bán. Amazon hạn chế người bán thu thập thông tin nhạy cảm của người mua như email, nhưng các nhà xuất khẩu Trung Quốc tìm ra cách, đó là gửi bưu thiếp cho khách hàng và yêu cầu họ để lại đánh giá trên trang web của riêng họ.

Chính những chiêu trò này đã tồn tại trong nhiều năm và gây ảnh hưởng đến những người bán hàng hàng đầu, và dĩ nhiên Amazon sẽ không thể chấp nhận như vậy. Tuy nhiên, không rõ các tài khoản như Mpow và Aukey có dính vào những vấn đề trên hay không khi cả ba bên đều chưa đưa ra bình luận.

Amazon loại bỏ nhiều sản phẩm Trung Quốc vì dùng chiêu trò gian dối - 4

Một chuyên gia cho biết trong những năm gần đây, Amazon đã thúc đẩy nhiều người bán mới tham gia vào hệ sinh thái của mình và trở thành thương hiệu tốt. Tuy nhiên, các thương gia cần phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về đăng ký nhãn hiệu, kiểm tra độ an toàn và trách nhiệm bảo hiểm bởi việc kinh doanh trên Amazon ngày càng khó khăn và tốn kém hơn.

Dĩ nhiên điều này cũng tạo cơ hội cho các cửa hàng trực tuyến khác mọc lên. Các nhà xuất khẩu đang đa dạng hóa các kênh bán hàng ngoài Amazon và đầu tư vào các cửa hàng trực tuyến dựa trên Shopify của riêng họ, nơi họ có thể viết các quy tắc. Họ được khích lệ bởi thành công đến từ Shein – một cửa hàng thương mại điện tử độc lập bán quần áo sản xuất tại Trung Quốc cho thị trường nước ngoài. Dữ liệu do công ty phân tích ứng dụng SensorTower cho thấy trong quý đầu tiên, Shein là ứng dụng mua sắm được tải xuống nhiều thứ hai trên thế giới. Nhiều người bán hàng Trung Quốc mơ rằng một ngày nào đó họ cũng có thể thoát khỏi sự kìm kẹp của một gã khổng lồ như Amazon.

Có thể bạn quan tâm
Tại sao Tesla không còn cho phép mua xe bằng bitcoin?

Mặc dù từng bày tỏ quan điểm cho phép người tiêu dùng mua xe điện Tesla của mình bằng tiền điện tử bitcoin nhưng CEO Elon Musk mới đây đã đình chỉnh việc này.

Bán bộ sạc Apple giả, một công ty bị phạt nặng

Một công ty ở khu vực Bournemouth của Anh đã bị kết tội bán bộ sạc giả cho các thiết bị của Apple, và giờ đây họ đã phải trả giá.

Thêm tính năng mua sắm, TikTok dọn đường bước vào thương mại điện tử

TikTok đang làm việc với các thương hiệu bao gồm nhãn hiệu thời trang dạo phố Hype để thử nghiệm bán hàng trong ứng dụng ở châu Âu, một động thái sẽ giúp tăng cường cạnh tranh với Facebook.

FPT Telecom tăng gấp đôi băng thông, giá không đổi cho toàn bộ khách hàng

Toàn bộ khách hàng sử dụng dịch vụ Internet FPT được nâng cấp gấp đôi băng thông mà không phải bỏ thêm bất cứ một khoản chi phí nào. Thời gian áp dụng bắt đầu từ ngày 1/5/2021.

Bị Đức và Brazil thẳng tay kìm kẹp, WhatsApp cứng rắn phản đòn

Một cơ quan quản lý của Đức đã ban hành lệnh cấm 3 tháng đối với việc Facebook thu thập dữ liệu người dùng từ các tài khoản WhatsApp, và chuyển vụ việc lên cơ quan giám sát của EU, với lý do lo ngại về tính toàn vẹn của quyền riêng tư người dùng.

Intel ra mắt CPU thế hệ 11 dành cho laptop

Dòng CPU Intel Core thế hệ 11 và Intel Xeon W-11000 được Intel sản xuất dành cho laptop hi vọng tạo nên những chiếc laptop có thân hình mỏng và nhẹ nhưng hiệu suất hoạt động cao.

Cảnh giác với loại tiền ảo được nghệ sĩ Việt quảng cáo rầm rộ, và cả người quen dụ dỗ

Dù không am hiểu về tiền điển tử, hàng loạt nghệ sĩ Việt như K.M.T, L.D.B.L, T.N.T,… đồng loạt đăng tút quảng cáo về các loại đồng tiền ảo với nội dung giống nhau đến từng dấu chấm câu. Và chỉ qua một đêm, những tút quảng cáo này cũng đồng loạt bốc hơi.

THINK 2021: IBM công bố loạt tính năng mới của AI, đám mây lai và điện toán lượng tử

Tại sự kiện trực tuyến toàn cầu THINK 2021 diễn ra từ ngày 11-13/5, tập đoàn IBM đã công bố những tính năng vượt trội mới của Trí tuệ nhân tạo (AI), đám mây lai và điện toán lượng tử, giúp khách hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, trở lại môi trường làm việc thông minh, xây dựng hệ sinh thái chiến lược thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

TikTok sắp tung công cụ giúp người dùng tìm việc làm

Chương trình thử nghiệm được thiết kế để giúp mọi người tìm việc trên TikTok và kết nối với các công ty đang tìm kiếm ứng viên. Nó cũng nhằm giúp các thương hiệu sử dụng TikTok như một kênh tuyển dụng.

Trước tình hình thiếu hụt chip, Mỹ thành lập liên minh nhận trợ cấp từ các ông lớn công nghệ

Các gã khổng lồ công nghệ bao gồm Apple, Intel và Microsoft đã thành lập một liên minh mới nhằm mục đích nhận trợ cấp sản xuất chip xử lý của Mỹ khi tình trạng thiếu hụt trên toàn thế giới tiếp tục diễn ra.