Ai sẽ chia “miếng bánh” thị phần VoIP quốc tế chiều về?

Giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối điện thoại quốc tế chiều về đang hình thành hạn mức lưu lượng với 80% thị phần nằm trong tay VNPT và Viettel, 20% dành cho các doanh nghiệp còn lại.


Ai sẽ chia "miếng bánh" thị phần VoIP quốc tế chiều về? - ScreenShot2012 11 23at1.27.15PM
Nhiều doanh nghiệp cho rằng có thể áp dụng hình thức quản lý theo quota (hạn mức) lưu lượng để tránh việc phá giá dịch vụ VoIP quốc tế chiều về.
 

Vẫn chấp chới chuyện giữ giá


Các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh dịch vụ này đều khẳng định đã nâng được cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về lên 3,5 cent/phút chứ không phải mức 2,6 cent như hồi tháng 9/2012. Động thái đó được đưa ra sau khi Bộ TT&TT liên tiếp có những buổi họp với các doanh nghiệp viễn thông để bàn về chuyện chống bán phá giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về. Trên đà này, Viettel cho biết họ đã bàn với VNPT để thống nhất sắp tới sẽ nâng cước dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về từ 3,5 cent/phút lên 4,1 cent/phút.


Thế nhưng, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tỏ ra nghi ngờ về việc giữ nguyên hay đẩy giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về còn rất mong manh. “Viettel có thể giữ được mức giá 3,5 cent/phút và có thể đẩy lên 4,1 cent/phút. Thế nhưng, trong trường hợp lưu lượng của VNPT sụt giảm thì liệu doanh nghiệp này có ngồi yên giữ mức giá như đã thỏa thuận hay không? Như vậy, cuộc chơi bị phụ thuộc nhiều vào các “ông lớn” VNPT và Viettel”, lãnh đạo một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về nói.    
 

Ông Lê Đăng Dũng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, hiện nay các đối tác nước ngoài có hệ thống tự động đổ lưu lượng về những doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam có cước kết nối VoIP quốc tế chiều về thấp nhất chứ không cần phải đàm phán như trước.  “Trước đây, Viettel đã thử giữ giá dịch vụ VoIP quốc tế chiều về, thế nhưng sau đó lưu lượng của Viettel không có và chúng tôi phải đi đàm phán với các đối tác nước ngoài để họ đổ lưu lượng về. Nhưng bây giờ Viettel đã lớn mạnh hơn thì không thể cứ chạy theo nhiều đối tác để đàm phán”, ông Lê Đăng Dũng nói.
 

Ai đứng ra chia bánh?
 

Trước khi vấn đề phá giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về được dấy lên, các doanh nghiệp nhỏ cũng bày tỏ rằng có thể áp dụng hình thức quản lý theo quota (hạn mức) lưu lượng để tránh việc phá giá dịch vụ. Chẳng hạn, các doanh nghiệp nhỏ sẽ chia nhau tỷ lệ thị phần nào đó và không đổ lưu lượng kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về quá hạn mức này. Như vậy, các doanh nghiệp sẽ yên tâm khai thác trong quota của mình. Tuy nhiên, nếu Bộ TT&TT đưa ra chính sách quota thì có thể vi phạm cam kết quốc tế về mở cửa thị trường. Và cách quản lý như vậy sẽ do chính bản thân các doanh nghiệp cam kết với nhau.

Trong buổi làm việc với Bộ TT&TT mới đây, ông Lê Đăng Dũng cho rằng có thể quản quota bằng kênh kết nối. Cụ thể, sau khi xác định thị phần của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì VNPT, Viettel sẽ khống chế kênh kết nối sang mạng của hai nhà cung cấp này.
 

“VNPT và Viettel nắm 80% thị phần, các doanh nghiệp còn lại sẽ chia nhau 20% thị phần dịch vụ kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về. Chúng tôi đã bắt đầu áp dụng phân chia thị phần theo kênh kết nối để đảm bảo nâng được cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về. Như vậy, sẽ đảm bảo quyền lợi cho chính các doanh nghiệp và quyền lợi của quốc gia. Doanh nghiệp khi được chia quota tương ứng với số kênh sẽ đảm bảo chỉ khai thác và giữ giá. Giả sử các doanh nghiệp nhỏ có phá giá dịch vụ thì với thị phần này cũng không làm ảnh hưởng đến thị trường chung”, ông Lê Đăng Dũng nhấn mạnh.
 

Trao đổi với Báo Bưu điện Việt Nam, đại diện FPT Telecom cho biết trong bối cảnh hiện nay FPT Telecom ủng hộ cách làm của Viettel để giữ thị trường. “Các doanh nghiệp nhỏ có thể có ít lưu lượng, nhưng có được lợi nhuận còn hơn là đua nhau phía giá cước đến mức không còn lợi nhuận. Kinh doanh mà không có lợi nhuận thì cũng chẳng nên làm”, đại diện FPT Telecom nói.
 

Đại diện CMC cũng đồng tình với quan điểm có thể quản lý quota lưu lượng. Tuy nhiên, CMC cho rằng phải đảm bảo được kênh kết nối cho các doanh nghiệp nhỏ sau khi xác định thị phần cho từng doanh nghiệp. Trước đó, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế chiều về khẳng định: “Chúng tôi rất đồng tình với cách xử lý là đơn vị nào vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Bộ TT&TT và hình thức xử phạt cao nhất là thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ kết nối điện thoại quốc tế chiều về”.
 

Rõ ràng, muốn thị trường này hoạt động tốt với những cam kết của từng doanh nghiệp thì cần có vai trò của một tổ chức như dạng Hiệp hội. Hiệp hội sẽ đóng vai trò phân bổ quota và phân xử giữa các thành viên. Thế nhưng, đáng tiếc rằng câu chuyện thành lập Hiệp hội viễn thông đến nay vẫn chỉ là chuyện “lời nói gió bay” mà thôi! 

Theo ICTNews

Hội nghị khởi nghiệp BTIC 2012: Cơ hội không đóng lại cho những điều mới lạ

Tại Hội nghị khởi nghiệp BTIC 2012 diễn ra ở Bình Dương ngày 20/11, ông Ed Fries – cha đẻ của xBox, thành viên sáng lập Excel, nguyên Giám đốc Microsoft Game Studio; ông Dale Herigstad – người có tầm ảnh hưởng lớn đến ngành thiết kế giao diện, 4 lần đoạt giải EMMY; cùng đại diện các công ty công nghệ, nhà đầu tư trong và ngoài nước như Electronic Arts, Acxiom, Emotiv Systems, IDG Ventures Việt Nam, VNG Group… đã chia sẻ kinh nghiệm làm game và các vấn đề liên quan đến quỹ đầu tư.

Google lên kế hoạch sửa lỗi mạng của Android sau… 2 năm nữa

Có nhiều lỗi cần phải tốn nhiều thời gian để sửa chữa, và việc công bố lịch trình cho cộng đồng biết không phải lúc nào cũng là một lựa chọn tốt; HTC biết điều này rất rõ. Tuy nhiên, Google vẫn muốn thử vận may của mình khi tiếp tục trì hoãn việc sửa lỗi trên Android, vốn ngăn cản việc hiển thị tên đầy đủ trên các hệ thống mạng Wi-Fi.

“iPhone không thể tồn tại nếu không có các sáng chế của chúng tôi”

Đó là tuyên bố vừa được CEO Shin Jong-kiun của Samsung đưa ra, hay nói cách khác, ông cho rằng Apple không thể tồn tại nếu không có các sáng chế của hãng điện tử Hàn Quốc.

Giáng Sinh lung linh cùng Panasonic tại Saigon Centre

Đến hẹn lại lên, cứ đến mùa Giáng Sinh, Panasonic lại mang đến không khí Noel tưng bừng cho mọi người với trang trí Giáng Sinh nổi bật và những hoạt động hấp dẫn, Từ ngày 20/11 đến 1/1/2013, trước sảnh Saigon Centre, các sản phẩm của Panasonic sẽ được trưng bày theo phong cách rất độc đáo, khác biệt và cuốn hút.

Dùng thử miễn phí dịch vụ, cơ hội trúng 20 triệu đồng mỗi ngày

Là tên của chương trình khuyến mãi của Vinaphone từ nay đến 16/02/2013, giúp cho khách hàng có thể trải nghiệm hàng loạt các dịch vụ Giá trị gia tăng hấp dẫn hoàn toàn miễn phí và ngoài ra còn cơ hội trúng thưởng lớn.

“100% cơ hội mua hàng với giá 0 đồng”

Từ 15-28/11/2012, khách hàng mua laptop chính hãng Acer, Samsung, Lenovo, Dell, HP, Toshiba tại Lê Phụng sẽ được tham gia chương trình mua hàng giá 0 đồng.

Fortune chọn CEO Amazon là “Doanh nhân của năm”

Tạp chí Fortune mới đây đã công bố danh sách những doanh nhân của năm 2012, trong đó xếp thứ nhất là người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Amazon, ông Jeff Bezos.

“Mưa bom bão đạn” vào hệ thống CNTT Israel

Chính phủ Israel hôm thứ 7 cho biết nước này đã bị tấn công bởi hơn 44 triệu cuộc tấn công mạng kể từ khi bắt đầu các cuộc tấn công trên không ở Gaza tuần trước. Anonymous, tập hợp tin tặc, đã lên tiếng chịu trách nhiệm về việc làm sập một số trang và làm lộ các mật khẩu bởi cái gọi là đối xử với người Palestin.

Festival sáng tạo trẻ thủ đô lần thứ VIII: 25 sản phẩm được tuyên dương

Chương trình Festival sáng tạo trẻ thủ đô lần thứ VIII được Thành đoàn Hà Nội tổ chức trong 2 ngày từ ngày 17-18/11/2012 với những chuỗi sự kiện nhằm tôn vinh những tài năng, sáng tạo của tuổi trẻ thủ đô.

Nhân tài Đất Việt năm 2012, nhiều sản phẩm có tính ứng dụng cao

Tối ngày 19/11, lễ trao giải Nhân tài Đất Việt 2012 trong lĩnh vực CNTT, Khoa học tự nhiên và y dược đã tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Theo đó, 11 sản phẩm CNTT thành công và triển vọng được trao giải được lựa chọn trong 14 sản phẩm lọt vào vòng chung khảo năm nay.