AI LÀM NGHỆ THUẬT CHO AI?

- Tháng 8/2022, bức tranh Théâtre D'opéra Spatial do AI vẽ mà Jason Allen đứng tên đã được giải Nhất tại Hội chợ nghệ thuật bang Colorado (Mỹ), sau đó là hàng loạt cuộc tranh luận khắp thế giới về bản chất và bản quyền sáng tạo.

Không nghi ngờ gì nữa, trí tuệ nhân tạo hoặc trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence, viết tắt: AI) hoàn toàn có thể tự sáng tạo - công việc mà nhiều ngàn năm qua ngỡ là độc quyền của con người. Nhưng câu hỏi đặt ra là: AI sẽ làm nghệ thuật cho ai và vì ai?

Nhìn lại lịch sử một chút, ban đầu con người tin sự sáng tạo là công việc của thần thánh, chứ không phải của chính con người. Brahma của Ấn Độ, Atum của Ai Cập, Bàn Cổ của Trung Quốc, Demeter của Hy Lạp, Itzamna của Maya, Ōmeteōtl của Aztec… là những vị thần sáng tạo như vậy. Gần như dân tộc cổ xưa nào cũng có những vị thần sáng tạo hoặc sáng thế riêng.

Tùy cách xác định, “loài người thông minh” (homo sapiens) đã xuất hiện từ khoảng 200 ngàn năm đến 100 ngàn năm trước. Còn theo sử gia Yuval Noah Harari (tác giả sách Sapiens: Lược sử loài người), phải đến thời điểm 70 ngàn năm trước, loài người thông minh mới trải qua được cuộc cách mạng tiến hóa/sáng tạo lớn để trở nên khác biệt với phần còn lại của thế giới, trong đó có các loài người khác. Chính sự sáng tạo đã giúp loài người thông minh thống trị và độc quyền khai thác/tàn phá trái đất từ khoảng 4-3 ngàn năm trở lại đây.

Đến thế kỷ 21 này thì đã xuất hiện thêm niềm tin rằng AI có thể tiếp nối các vị thần và loài người làm công việc sáng tạo. Chỉ chưa đầy một năm, ChatGPT đã là tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 200 đầu sách bán trên Amazon. Cũng trên Amazon và nhiều trang mạng khác, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, nhờ hoặc lợi dụng AI, hàng trăm tác giả có tên Việt Nam đã xuất bản, rao bán vô số sách. Nhờ AI, nhiều tác giả không biết tiếng Anh và tiếng Trung Quốc vẫn “sáng tác” được tiểu thuyết bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Amazon cho biết có tháng họ đã phát hiện và xóa hàng trăm tác giả AI vi phạm các điều lệ sáng tạo, hoặc bản quyền trên khắp thế giới.

Bản chất của sáng tạo, nói như Ezra Pound, là “make it new” (làm ra cái mới), vậy thì thần thánh, hoặc con người, hoặc AI, mà làm ra được cái mới, cũng là sáng tạo mà thôi. Nhưng điều quan trọng, làm ra cái mới để cho ai và để làm gì? Trong sáng tạo, hệ quả của những tác/sản phẩm luôn gắn liền với danh-lợi-tình của một ai đó. Một tác phẩm dù hay/đẹp/mới đến đâu, mà không gắn với ba điều này, thì cũng vô nghĩa với con người. Như mới vài chục năm nay thôi, khi kỹ thuật số xuất hiện trong quay phim/chụp hình, kỹ xảo trong điện ảnh, photoshop trong nhiếp ảnh… đã có vô số tranh luận nảy lửa về tính chính danh và tính nhân cảm trong sáng tạo. Nhưng vì biết quản lý, khống chế tốt mối quan hệ tư hữu với danh-lợi-tình, mà rốt cuộc mấy thứ này cũng thuộc sở hữu hoặc bản quyền của ai đó, chứ không phải là của chính nó. Với AI cũng vậy, nếu nó sáng tạo và phục vụ cho danh-lợi-tình của ai đó, thì có gì đâu mà thắc mắc.

Nhưng, như tên gọi của nó, liệu một trí tuệ nhân tạo hoặc trí thông minh nhân tạo có chịu cam phận làm tôi tớ, nô lệ cho loài người mãi mãi không? Hay đến một lúc nào đấy, AI tự thấy rằng con người không xứng đáng làm chủ, nên không cần phải phục vụ nữa, mà đứng lên làm cuộc “khởi nghĩa” để giành quyền tự quyết? Nếu điều này xảy ra, thì lịch sử sáng tạo hoàn toàn thay đổi, vì lần đầu tiên mục đích sáng tạo không còn là việc phục vụ cho con người. 

Còn nhớ, tại Cuộc thi nhiếp ảnh thế giới Sony 2023 (SWPA 2023) tổ chức hồi tháng 3/2023, nhiếp ảnh gia Boris Eldagsen (người Đức) đã đánh lừa ban tổ chức khi gửi đến tác phẩm Pseudomnesia: The Electrician, do AI tạo ra. Nhưng vì không phát hiện ra, nên ban giám khảo đã trao giải Nhất cho bức ảnh này ở hạng mục Sáng tạo. Nhưng Boris Eldagsen đã không nhận giải, với lý do: “Hình ảnh do AI tạo ra và nhiếp ảnh không nên cạnh tranh với nhau trong một giải thưởng như thế này. Vì đó là những thực thể khác nhau. AI không phải là nhiếp ảnh”. Tuy nhiên, nếu Boris Eldagsen im lặng nhận giải; hoặc xem AI là một cánh tay sáng tạo của mình, y như kỹ thuật số, photoshop, kỹ xảo vậy, cũng chẳng sao cả.

AI LÀM NGHỆ THUẬT CHO AI? - Pseudomnesia
Bức ảnh Pseudomnesia: The Electrician do AI tạo ra

Hồi tháng 6/2023, nữ văn sĩ Caitlyn Lynch viết trên Twitter: “AI đã xâm chiếm Amazon. Hãy nhìn vào bảng xếp hạng top 100 sách bán chạy trong mảng Sách truyện tình cảm tuổi teen đương đại mà xem. Tôi chỉ thấy được 19 cuốn sách là thật, số còn lại rõ ràng là hổ lốn do AI viết ra”.

Tháng 7/2023, hai văn sĩ người Mỹ là Mona Awad và Paul Tremblay đã đệ đơn lên Tòa án liên bang ở San Francisco để cáo buộc về việc sách của họ bị công ty OpenAI dùng để đào tạo ChatGPT, mà không xin phép.

Ba ví dụ trên đây không phải là hy hữu, mà chỉ là một phần rất nhỏ trong cuộc chiến về sáng tạo, bản quyền, sự tư hữu giữa con người và AI. Theo dự báo, chỉ chừng 5-10 năm nữa thôi, vấn đề này sẽ càng phức tạp hơn, khi chính AI sẽ tạo ra các thực thể AI độc lập, hoặc AI phái sinh, nghĩa là AI không còn do con người tạo ra, lúc ấy sẽ khó xác định được ai là chủ sở hữu – giống như công ty OpenAI là chủ của ChatGPT – để mà khởi kiện.

Hôm 9/12/2023 (giờ Việt Nam), sau 36 giờ đàm phán, Nghị viện châu Âu và 27 quốc gia thành viên của khối này đã ký một thỏa thuận chính trị tạm thời để làm nền tảng cho đạo luật về AI. Theo trang tin tức của EP Europarl.europa.eu, mục tiêu chính là quản lý AI như một phần trong chiến lược kỹ thuật số, để phát triển và sử dụng công nghệ tiên tiến này. Nói nôm na, con người vẫn muốn tư hữu hoặc làm chủ AI. Mỹ và Trung Quốc cũng đã có những pháp lệnh, quy định về các tiêu chuẩn an toàn và cách thức sử dụng AI. Tất cả đều muốn AI phục vụ cho danh-lợi-tình của con người, trong đó có hoạt động sáng tạo và “tự sinh sản” của chính AI.

Có thể bạn quan tâm
VNPT nâng cấp 3.000 trạm phát sóng phục vụ cho lễ hội Tết Giáp Thìn

Để đảm bảo an toàn thông tin liên lạc cho khách hàng trong những ngày Tết nguyên đán Giáp Thìn, Tập đoàn VNPT đã thực hiện việc rà soát toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc, cũng như xây dựng các phương án sẵn sàng mở rộng tăng dung lượng cho các hệ thống.

Đợt giảm giá lớn cuối cùng dịp Tết: Điện thoại, phụ kiện giảm đến 60%, mua là có quà

Hệ thống Di Động Việt tung ra ưu đãi lớn cuối cùng của dịp Tết Nguyên đán, trong 3 ngày từ 5-7/2 tức từ 26 đến 28 Tết, điện thoại có mức giảm đến 10 triệu đồng, phụ kiện giảm đến 60% và 100% mua sắm là có quà trị giá đến 880 ngàn đồng.

Amazon cảnh báo biến đổi khí hậu làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của họ

Mới đây, Amazon đã bổ sung vấn đề biến đổi khí hậu vào phần yếu tố rủi ro trong hồ sơ hàng năm của mình.

Kinh doanh bán dẫn của Samsung chịu khoản lỗ kỷ lục

Vì là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới nên cuộc khủng hoảng thị trường bán dẫn đã ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của Samsung Electronics.

Canon sắp sản xuất thiết bị mà giới chức Mỹ lo lắng

Thiết bị công nghệ in nano (NIL) mà Canon giới thiệu vào tháng 10 năm ngoái và khiến giới chức Mỹ lo lắng sẽ bắt đầu được sản xuất trong năm nay.

Qua tuổi 20, bàn tay sắt CEO Mark Zuckerberg sẽ làm gì tiếp theo cho Facebook?

Mark Zuckerberg đã nắm quyền lãnh đạo kể từ khi đồng sáng lập Facebook gần 20 năm trước. Anh ấy đã đặt cược dài hạn vào metaverse và trí tuệ nhân tạo tổng quát.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã bán ra hơn 17 triệu sản phẩm trên Amazon

Báo cáo Hoạt động 2023: Trao quyền cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam của Amazon cho thấy trong vòng 12 tháng tính đến hết ngày 31/8 năm 2023, các đối tác bán hàng Việt Nam đã bán ra hơn 17 triệu sản phẩm trên Amazon, giá trị xuất khẩu tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.

HMD Global bỏ thương hiệu Nokia ra khỏi trang web chính thức

HMD Global, công ty đã sản xuất smartphone mang nhãn hiệu Nokia trong 7 năm qua, sẽ sớm bán dòng thiết bị mang nhãn hiệu HMD của riêng mình.

Keysight giới thiệu giải pháp Chiplet PHY Designer mô phỏng kết nối đế D2D

Đây là công cụ đầu tiên trên thị trường có khả năng mô hình hóa và mô phỏng chuyên sâu, cho phép các nhà thiết kế chiplet nhanh chóng xác minh chính xác rằng thiết kế của họ đáp ứng các thông số kỹ thuật của tiêu chuẩn Universal Chiplet Interconnect Express™ (UCIe™).

Re:Charge – dịch vụ phát điện miễn phí cho hộ kinh doanh nhỏ dịp Tết từ xe máy Dat Bike

Bắt nguồn từ một nhóm các bạn trẻ trong cộng đồng những người sử dụng xe Dat Bike (Dat Bikers Vietnam), Re:Charge là hành trình chia sẻ nguồn điện đến các hộ kinh doanh nhỏ, lan tỏa thông điệp kết nối và yêu thương đến mọi miền trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024.