Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới (World Food Program -viết tắt WFR) của Liên hợp quốc, David Beasley đang kêu gọi các tỷ phú như Elon Musk và Jeff Bezos giúp giải quyết nạn đói trên thế giới.
Trong động thái mới nhất, Beasley chỉ vào một nhóm nhỏ các cá nhân siêu giàu, đặc biệt nêu tên hai người đàn ông giàu nhất thế giới – Jeff Bezos và Elon Musk – nói rằng, họ có thể giúp giải quyết nạn đói trên thế giới chỉ bằng một phần nhỏ giá trị tài sản ròng của họ, và đã đến lúc họ làm như vậy, theo người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc, ông David Beasley.
David Beasley nói với hãng thông tấn Associated Press tại Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ hôm 26/5 rằng, ông một lần nữa kêu gọi các tỷ phú như Elon Musk và Jeff Bezos đóng góp tiền cho nỗ lực giải quyết nạn đói trên thế giới. Beasley tuyên bố rằng thông điệp của ông ấy không chỉ gửi đến hai nhà tỷ phú công nghệ cao cấp đó, mà còn là với những tỷ phú khác.
Ông nói: “Thế giới đang gặp rắc rối nghiêm trọng thực sự. Đây không phải là lời nói khoa trương và hãy bước lên ngay bây giờ, bởi vì thế giới cần các bạn”. Beasley cũng nhắc lại cuộc trao đổi trên Twitter giữa ông ấy và Musk về chủ đề này vào năm ngoái. Sau khi Beasley nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN rằng, 6 tỷ USD từ Musk có thể giúp 42 triệu người đang trên bờ vực chết đói. Phản ứng lại, Musk thề sẽ bán cổ phiếu Tesla để quyên góp nếu Beasley nêu chi tiết số tiền sẽ đi đâu và được xử lý như thế nào. “Nếu WFP có thể mô tả trên Twitter chính xác 6 tỷ USD sẽ giải quyết nạn đói trên thế giới như thế nào, tôi sẽ bán cổ phiếu Tesla ngay bây giờ và làm điều đó”, Musk viết.
Beasley đã trả lời vào thời điểm đó: “6 tỷ USD sẽ không giải quyết nạn đói trên thế giới, nhưng nó sẽ ngăn chặn sự bất ổn địa chính trị, sự di cư hàng loạt và cứu 42 triệu người trên bờ vực của nạn đói từ hậu quả của một cuộc khủng hoảng chưa từng có với hội tụ Covid-19, xung đột, khí hậu”.
Beasley sau đó đã trình bày về cách sử dụng số tiền này trong một chủ đề thảo luận trên Twitter nhưng cho biết, mặc dù đáp ứng yêu cầu của Musk, nhưng ông ấy vẫn chưa thấy một khoản quyên góp nào.
Beasley nói với hãng thông tấn AP tại Davos rằng: “Musk đã bỏ 6 tỷ USD vào quỹ đầu tư. Nhưng mọi người đều nghĩ rằng nó đã đến với chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn chưa nhận được nó. Vì vậy, tôi hy vọng điều đó sẽ sớm thành hiện thực”.
Vào tháng 11/2021, Musk đã quyên góp hơn 5 triệu cổ phiếu Tesla, trị giá khoảng 5,7 tỷ USD vào thời điểm đó, cho một tổ chức từ thiện không xác định, theo hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ.
“Tôi không biết nó sẽ diễn ra như thế nào”, Beasley tiếp tục với AP. “Chúng tôi đang thử mọi góc độ, bạn biết đấy: Elon, chúng tôi cần sự giúp đỡ của bạn, người anh em”, Beasley nói trong một cuộc phỏng vấn tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, nơi quy tụ một số tinh hoa và tỷ phú lớn nhất thế giới.
Hiện hai ông trùm tỷ phú Musk và Bezos đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận nào từ giới truyền thông, sau khi bài phỏng vấn này được đăng tải.
Trong bối cảnh hiện tại, Ukraine và Nga cùng xuất khẩu một phần ba lúa mì và lúa mạch và một nửa lượng dầu hướng dương của thế giới, trong khi Nga là nhà cung cấp phân bón hàng đầu nhưng nay mặt hàng này đã tăng giá chóng mặt. Các lực lượng của Điện Kremlin bị cáo buộc đã phong tỏa các cảng của Ukraine, và việc gián đoạn các mặt hàng lương thực có giá cả phải chăng đang đe dọa tình trạng thiếu lương thực và bất ổn chính trị ở các nước châu Phi, Trung Đông và châu Á.
Vốn dĩ, mối đe dọa đối với nguồn cung cấp lương thực toàn cầu đã là mối quan tâm cấp bách đối với các quan chức, với Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres vào tuần trước cho biết , ông đang có “các cuộc tiếp xúc căng thẳng” với Nga và các nước chủ chốt khác và “hy vọng” về một thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc được lưu trữ tại các cảng của Ukraine, và đảm bảo thực phẩm, phân bón của Nga được tiếp cận không hạn chế vào các thị trường toàn cầu.
Đồng thời, nếu nguồn cung cấp của Ukraine vẫn không có trên thị trường, thế giới có thể đối mặt với vấn đề về nguồn cung lương thực trong vòng 10 đến 12 tháng tới và “đó sẽ là địa ngục trần gian”, Beasley nói.
Theo Businessinsider/SMH
Mạng xã hội của Nga, VK, vừa thành lập cửa hàng ứng dụng RuStore như một phần trong chiến dịch của chính phủ Nga nhằm tạo ra các dịch vụ thay thế để không phụ thuộc vào các công ty phương Tây.
Tháng 5/2022, Viện Hàng không Vũ trụ Viettel (VTX), một thành viên thuộc Tập đoàn Viettel chính thức được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho hai công trình thuộc lĩnh vực quang điện tử và công nghiệp vật liệu.
Tham dự sự kiện Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam – Châu Á 2022 (Vietnam – ASIA DX Summit 2022), tập đoàn FPT đã trình diễn hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện Made by FPT đang góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số thành công tại nhiều tỉnh thành địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bắt đầu từ ngày 1/6/2022, quảng cáo Facebook tại Việt Nam sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) 5%.
Trình duyệt web Chrome của Google chỉ ngăn người dùng truy cập khoảng một phần tư các trang web đáng ngờ trong cuộc thăm dò mới, các nhà nghiên cứu khẳng định.
Dòng chip SoC Dimensity 1050 mới được tích hợp modem 5G hỗ trợ băng tần mmWave lẫn Sub-6GHz, mang đến khả năng kết nối 5G liền mạch và tiết kiệm điện năng hơn cho các dòng smartphone gaming thế hệ mới.
Dù mới gia nhập thị trường smartphone gaming, thế nhưng vivo vẫn tự tin tạo cú huých lớn trên thị trường với dòng smarpthone vivo T1 series.
Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng Apple đang tìm cách tăng cường sản xuất bên ngoài Trung Quốc, điều mà họ đã lên kế hoạch từ trước đại dịch Covid-19 bùng phát.
Xiaomi và Leica mong muốn liên tục khám phá hiệu suất quang học và trải nghiệm chụp ảnh trong kỷ nguyên nhiếp ảnh di động thông qua những đột phá về công nghệ.
Ngày hội Siêu thương hiệu Samsung x LazMall sẽ diễn ra vào ngày 24/5 với nhiều ưu đãi lớn dành cho các sản phẩm được yêu thích của Samsung.