5 xu hướng xã hội sẽ lên ngôi trong tương lai gần

Ông Khôi Lê, Giám đốc Kinh doanh toàn cầu, Meta tại thị trường Việt Nam.

Đầu năm 2021, chúng ta mới chỉ bắt đầu ghi nhận những thay đổi lớn do đại dịch toàn cầu đầu tiên của kỷ nguyên kỹ thuật số đem lại. Đến cuối năm, chúng ta đã trở nên quen thuộc với lối sống lấy nhà làm trung tâm, xen kẽ với những lần có thể bước ra ngoài khi điều kiện cho phép. Khi các nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại trong “bình thường mới”, chúng ta nhắc nhiều hơn đến mô hình làm việc hỗn hợp, kết hợp làm việc từ xa với làm việc trực tiếp tại văn phòng.

Thời gian vừa qua cũng là một thời kỳ thay đổi sâu sắc đối với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, khi họ tìm kiếm những cách thức mới để duy trì vận hành và phát triển mà vẫn đảm bảo được kết nối với khách hàng. Các nhãn hiệu đã góp phần làm phong phú trải nghiệm trực tuyến bằng cách xuất hiện nhiều hơn ở những nơi khách hàng hiện diện, cũng như thử các định dạng và kênh giao tiếp mới.

Ông Khôi Lê, Giám đốc kinh doanh toàn cầu tại Việt Nam của Meta đã chia sẻ 5 xu hướng xã hội sẽ lên ngôi trong tương lai gần, đồng thời đưa ra một số nhận định về thị trường Việt Nam trong xu thế đó:

1.Thực tế ảo (AR) và thực tế ảo tăng cường (VR): Vừa qua, Facebook đã thông báo đổi tên công ty thành Meta và chia sẻ tầm nhìn về Metaverse. Quyết định này đến từ việc công ty bắt đầu nhận thấy sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và công nghệ đứng đằng sau đó. Mặc dù metaverse sẽ phát triển toàn diện hơn trong những năm tới, chúng ta vẫn có thể thấy các ứng dụng cho AR/VR đang dần trở thành xu hướng chủ đạo, từ thử quần áo, giày dép trước khi mua đến làm việc từ xa trong không gian ảo. Theo báo cáo của Facebook IQ “AR/VR – Kết nối đa chiều mới” được công bố ngày 4/6/2021, trên toàn cầu, có 78% người dùng cho biết AR là một cách thú vị để tương tác với các thương hiệu và 74% tin rằng AR có thể thu hẹp khoảng cách giữa trực tuyến và ngoại tuyến. 

Tại Việt Nam, 80% người dùng cho biết họ nghĩ AR có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa trực tuyến và ngoại tuyến và có tới 81% muốn kết nối với các thương hiệu bằng AR, cho rằng đây là một cách thú vị để tương tác với các thương hiệu. 90% người dân sẵn sàng sử dụng các tính năng AR để khám phá thương hiệu. Các công ty như Unilever đã áp dụng quảng cáo AR như một cách để tiếp cận khách hàng và nhận được hơn 11 triệu lượt tương tác trên quảng cáo AR trong chiến dịch Tết Lifebuoy năm ngoái.

2.Thương mại xã hội (Social Commerce): Thương mại xã hội sẽ là xu hướng của năm 2022, bởi thực tế việc kinh doanh mang tính xã hội nhiều hơn chúng ta tưởng. Mọi người khám phá các sản phẩm họ yêu thích thông qua bảng tin của bạn bè, và từ đây họ kỳ vọng rằng họ có thể nhắn tin cho doanh nghiệp giống như cách họ nhắn tin cho người bạn của mình. Do đó, trở thành một doanh nghiệp có khả năng giao tiếp và kết nối với khách hàng sẽ là chìa khóa quyết định sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, hơn một nửa số giao dịch mua hàng trực tuyến được thực hiện trên các sàn Thương mại điện tử và các trang mạng xã hội. Thương mại xã hội đang thu hút người dùng với số đơn đặt hàng trên mạng xã hội tăng gấp đôi trong nửa đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 59% người tiêu dùng muốn trò chuyện (chat) với doanh nghiệp khi xem xét hoặc nghiên cứu thông tin về sản phẩm.

3.Những ngày hội mua sắm (Mega Sale Days): Những ngày hội mua sắm – sự kết hợp giữa giải trí và mua sắm đang ngày càng phát triển trong khu vực. Theo Sapna Nemani, Giám đốc Sản phẩm và Giải pháp tại Publicis Groupe khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có ba điều cần lưu ý về xu hướng này. 

Thứ nhất, những ngày hội mua sắm đang tạo điều kiện để nhiều người tiêu dùng lần đầu tiên trải nghiệm hoạt động mua sắm trực tuyến. Thứ hai, giảm giá không còn là điều quan trọng nhất, mà người tiêu dùng lựa chọn các thương hiệu căn cứ theo giá trị và hình ảnh chúng tạo lập được trong tâm trí họ, và sau cùng, toàn bộ hành trình của người tiêu dùng đã mang tính xã hội và trải nghiệm hơn rất nhiều. Do đó, theo lời khuyên của Nemani, khách hàng hãy lập kế hoạch lâu dài thay vì chỉ tập trung vào những ngày hội mua sắm. Và bởi giảm giá không phải là tất cả, điều quan trọng là doanh nghiệp thiết lập được giá trị thương hiệu của mình. Điều này chỉ có thể đạt được bằng việc suy xét kỹ về các “điểm chạm” phù hợp giúp thúc đẩy hành vi khám phá của người tiêu dùng.

Tại Việt Nam, 53% người dùng trải nghiệm mua sắm trực tuyến lần đầu tiên trong Ngày hội mua sắm. Tính bền vững và Trách nhiệm xã hội lọt Top 3 lý do khiến người dùng Việt thay đổi lựa chọn thương hiệu. 46% người tiêu dùng Việt cũng cho biết họ muốn cảm thấy mình là một phần của sự kiện mua sắm, ngoài việc tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất.

4.Những nhà sáng tạo nội dung: Khi đại dịch hoành hành, mọi người phải ở nhà và tìm cách giải trí trong thời gian dài. Lượng nội dung mà chúng ta xem trong lúc ở nhà cũng vì thế tăng vọt trên nhiều chủ đề và định dạng, từ hướng dẫn nấu ăn, các bài tập thể dục, các chương trình giải trí, cho tới những nội dung về lĩnh vực tài chính, kinh doanh. Theo nghiên cứu của AnyMind, số lượng người có tầm ảnh hưởng vĩ mô (có từ 100.000 đến 1 triệu người theo dõi) trên toàn khu vực đã tăng 66% trong năm 2021.

Theo CB Insights, nền kinh tế sáng tạo toàn cầu đã đạt kỷ lục 1,3 tỷ đô la tiền tài trợ chỉ trong năm 2021, gấp gần ba lần so với năm 2020. Những nhà sáng tạo nội dung đem đến một hình thức truyền thông mới mẻ và đa dạng, tự thân họ đã là những thương hiệu cá nhân riêng và đang không ngừng thúc đẩy tương tác, biến họ trở thành những kênh bán lẻ mạnh mẽ. Do đó trong năm 2022, chúng ta chắc chắn sẽ thấy nhiều sản phẩm hợp tác giữa những nhà sáng tạo và thương hiệu, hoặc các thương hiệu con đến từ những nhà sáng tạo nội dung.

Tại Việt Nam, các nhân vật của công chúng có lượng người theo dõi cao, với 85% số người mua sắm cho biết họ theo dõi những người có tầm ảnh hưởng, cao hơn 7% so với mức trung bình của châu Á – Thái Bình Dương. 67% người tiêu dùng Việt Nam đồng ý rằng sự tham gia của những người có tầm ảnh hưởng là quan trọng đối với những gì họ mua.

5.Video: Người xem video kỹ thuật số ở Châu Á – Thái Bình Dương sẽ vượt con số 2 tỷ người vào năm 2022, sớm hơn một năm so với dự kiến, theo eMarketer. Trên các nền tảng xã hội, video cũng trở thành loại hình nội dung được người dùng yêu thích và sử dụng như một phương tiện để thể hiện bản thân. Khi xem xét tất cả các dạng thức video, bạn có thể thấy những video ngắn như Reels đang phát triển đặc biệt nhanh chóng và là động lực chính thúc đẩy mức độ tương tác trên Instagram.

Vậy doanh nghiệp nên làm gì? Hãy bắt đầu với việc xác định các mục tiêu – cho dù đó là xây dựng thương hiệu hay thúc đẩy trải nghiệm mua sắm phong phú hơn. Từ việc gắn thẻ sản phẩm cho phép bạn mua trực tiếp từ video, đến việc thử sản phẩm trước khi mua ứng dụng thực tế ảo tăng cường – video trên thiết bị di động đều có thể mang đến những trải nghiệm đắm chìm chân thực. Các doanh nghiệp hiện có nhiều cách để tiếp cận mọi người bằng video trên Meta – từ quảng cáo trong Messenger, quảng cáo trong luồng và Trải nghiệm tức thì – đây đều là những giải pháp thú vị mà các doanh nghiệp có thể khám phá.

Tại Việt Nam, 97% người dùng chọn sử dụng Facebook khi được hỏi cụ thể về các nền tảng video trực tuyến, trong đó người dùng dành nhiều thời gian trên Facebook hơn các nền tảng khác. Có tới 90% người tiêu dùng video Việt Nam thực hiện hành động sau khi xem video trên Facebook.

Có thể bạn quan tâm
Biến thể Omicron có thể đã tiến hóa ở chuột?

Có một số giả thuyết về cách biến thể Omicron phát triển. Theo một số nhà khoa học, biến thể Omicron của Covid-19 có thể đã tiến hóa ở một vật chủ là loài động vật gặm nhấm, chứ không phải ở con người.

Doanh nghiệp không thể vuột mất cơ hội dù đang đối mặt nhiều thách thức từ đại dịch

Ngày 3/12, diễn đàn Công nghệ FPT Techday 2021 diễn ra theo hình thức trực tuyến với chủ đề Tái thiết toàn diện, bứt phá trong Bình Thường Xanh (Thrive in The Green Normal) đã thu hút hơn 100.000 người tham dự trực tiếp trên nhiều nền tảng khác nhau. Điều đó cho thấy các tổ chức, doanh nghiệp dành mối quan tâm rất lớn trong việc đi tìm những phương cách để trụ vững và vượt lên mạnh mẽ trong thời đại dịch hiện nay.

Người đàn ông đầu tiên thế giới đã được chữa khỏi bệnh tiểu đường loại 1, niềm hy vọng của Y học

Cuộc sống của Brian Shelton bị căn bệnh tiểu đường loại 1 hoành hành, cho đến khi một phương pháp điều trị mới mang lại cho ông một “cuộc đời khác”.

Tỷ phú Charlie Munger cho rằng Trung Quốc đã đúng khi cấm tiền điện tử

Tỷ phú Charlie Munger và là cánh tay phải của Warren Buffett nhận định thị trường hiện tại còn “điên cuồng hơn cả thời đại dotcom”, và Trung Quốc đã đi đúng hướng khi cấm tiền điện tử.

FTC khởi kiện, ngăn chặn thương vụ Nvidia thâu tóm Arm với giá 40 tỷ USD

Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) hôm 2/12 đã khởi kiện nhằm ngăn việc mua lại hãng thiết kế chip Arm (Anh) của Nvidia (Mỹ) với giá 40 tỷ USD.

Snapdragon 888+ thống trị bảng xếp hạng smartphone Android mạnh nhất

Nhóm nghiên cứu về điểm chuẩn AnTuTu đã công bố bảng xếp hạng hàng tháng mới nhất đối với smartphone Android có hiệu suất tốt nhất hiện nay.

Apple thừa nhận nhu cầu suy yếu của dòng iPhone 13

Apple đã nói với các nhà cung cấp của hãng rằng nhu cầu đối với dòng iPhone 13 đã chậm lại do người tiêu dùng đã không còn mặn mà với việc mua một sản phẩm đang khó kiếm trên thị trường.

Grab chính thức niêm yết trên sàn Nasdaq

Ngày 2/12 tại Singapore, Grab Holdings Limited chào mừng cột mốc trở thành công ty đại chúng cùng với nhân viên, đối tác tài xế, đối tác giao hàng, đối tác thương nhân trong Lễ Rung Chuông trên sàn Nasdaq được tổ chức lần đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á.

Mỹ thử nghiệm kẹo cao su mới: Có tác dụng bẫy và giảm tải lượng virus SARS-CoV-2 trong nước bọt

Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, một loại kẹo cao su thử nghiệm mới có chứa một loại protein “bẫy” các virus SARS-CoV-2, từ đó có thể giúp hạn chế số lượng virus trong nước bọt, đồng thời giúp hạn chế sự lây truyền khi người bị nhiễm bệnh nói chuyện, thở hoặc ho.

Huawei Việt Nam tổng kết chương trình Hạt giống tương lai 2021, trao thưởng cho những sinh viên xuất sắc nhất

Ngày 3/12, Huawei đã tổ chức lễ tổng kết chương trình Hạt giống cho Tương lai 2021 (Seeds for the Future) và trao thưởng cho những sinh viên có kết quả học tập xuất sắc nhất.