5 lý do doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số thất bại

Chưa xây dựng được văn hóa doanh nghiệp phù hợp, sai lầm trong chiến lược chuyển đổi số… là một trong những lý do chủ đạo khiến chuyển đổi số thất bại (Ảnh: Internet).

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam trong hai năm qua do Trung tâm quản trị của Đại học RMIT và KPMG Việt Nam thực hiện, có 5 nhóm lý do phổ biến dẫn đến những thất bại trong chuyển đổi số ở các doanh nghiệp.

Chuyển đổi số là một hành trình lâu dài và khó khăn cho bất kỳ tổ chức nào. Trên toàn cầu cũng như tại Viêt Nam, tỷ lệ chuyển đổi số thành công thấp, trong khi tỉ lệ thất bại dao động từ 60% đến 80%, và tình hình này hiện vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.

Trong một nghiên cứu do Đại học RMIT và Công ty KPMG thực hiện khảo sát nhiều doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam trong hai năm qua, Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung (Chủ nhiệm nhóm bộ môn Quản trị tại Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam) và ông Nguyễn Tuấn Hồng Phúc (Thành viên Điều hành, Tư vấn Chiến lược Khách hàng Vận hành và Công nghệ số tại KPMG Việt Nam) đã chỉ ra 5 nhóm lý do phổ biến khiến quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam bị thất bại.

1. Thiếu lãnh đạo có khả năng thúc đẩy đổi mới, IT thì cho rằng không cần sự can thiệp của lãnh đạo

Chuyển đổi số ngay từ khái niệm không phải chỉ là một sự thay đổi vụn vặt mà đó là một sự chuyển đổi toàn diện. Vì vậy, chuyển đổi số cần có lãnh đạo có khả năng thúc đẩy đổi mới hay ngắn gọn hơn là lãnh đạo đổi mới (transformational leaders). Năm yếu tố quan trọng của lãnh đạo đổi mới là quyết đoán, truyền cảm hứng, gương mẫu, giao quyền và động viên. 

Nghiên cứu cho thấy, nhiều doanh nghiệp “khoán trắng” cho bộ phận IT để tìm hiểu và thực hiện các thay đổi có tính ứng dụng công nghệ. Lãnh đạo các doanh nghiệp này xem đây là trách nhiệm của bộ phận IT. Ở chiều ngược lại, nhiều giám đốc bộ phận IT cũng nghĩ bộ phận mình có thể tạo ra chuyển đổi cho doanh nghiệp mà không cần quá nhiều can thiệp của lãnh đạo. Đây là một trong những lý do chính dẫn đến việc đại đa số các dự án chuyển đổi số trong doanh nghiệp thất bại.  

2. Thiếu hoặc yếu về một hoặc nhiều năng lực động

Năng lực động (dynamic capabilities) là khả năng tích hợp, xây dựng và tái cấu trúc lại các năng lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp để thích ứng kịp thời với môi trường thay đổi nhanh chóng. Ba khả năng chính của năng lực động gồm: khả năng nhận biết cơ hội, khả năng nắm bắt cơ hội và khả năng thực thi cơ hội. 

Những tiến bộ trong công nghệ đã làm nên kỳ tích cho nhiều doanh nghiệp và họ nhanh chóng trở thành các ông lớn nhất trên thị trường chứng khoán (Apple, Amazon, Microsoft, Alibaba,…). Cùng với đó là nhiều tên tuổi phải ngậm ngùi tụt hậu, xa dần trong cuộc đua thậm chí phá sản (Sears, Kodak, Nokia, Yahoo, Blockbuster,…). Những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp mạnh về cả ba khả năng trong năng lực động nêu trên. Trong khi đó, các doanh nghiệp thất bại thường là yếu hoặc thiếu các năng lực động trên, bên cạnh các yếu tố khác.   

3. Chưa xây dựng được nền tảng văn hóa doanh nghiệp phù hợp 

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò lớn trong việc thúc đẩy sáng tạo và phát minh những điều mới mẻ trong doanh nghiệp. Đây được cho là một yếu tố quyết định đến khả năng thành công trong chuyển đổi số. Trong các cải cách hoặc thay đổi lớn, luôn có rất nhiều phản kháng từ nhiều nguồn cả bên trong và bên ngoài. Vì vậy rủi ro trong quá trình chuyển đổi là thường trực. Một khi việc chấp nhận rủi ro, dám thử, dám sai và thích ứng nhanh đã trở thành chuẩn mực văn hóa trong các công ty thì quá trình chuyển đổi số sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Do quy mô nhỏ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp chưa phải là quan tâm lớn nhất của lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy vì nguồn lực hạn chế nên họ rất sợ thất bại, thậm chí trừng phạt sai lầm. Thêm vào đó, văn hóa đổ lỗi của lãnh đạo, và thói quen ngại thay đổi và ngại bước ra khỏi vùng an toàn của nhân viên ở nhiều doanh nghiệp đã khiến cho việc triển khai chiến lược chuyển đổi số trở nên chông chênh và gian nan.

4. Hiểu sai về năng lực số 

Năng lực số của doanh nghiệp không chỉ là phần cứng (ICT infrastructure) mà là tổng hợp của nhiều năng lực khác như hạ tầng công nghệ, quy trình thu thập và quản lý dữ liệu, khả năng phân tích, khả năng đưa ra các giải pháp dựa trên phân tích dữ liệu và công nghệ, và khả năng bảo mật.

Trong quá trình phỏng vấn doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy nhiều doanh nghiệp ngộ nhận hoặc hiểu chưa đầy đủ về năng lực số. Những doanh nghiệp này chỉ chú trọng phần cứng vì vậy họ lao vào các dự án đầu tư công nghệ tốn kém, trong khi đó các giải pháp đưa ra không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng và nhân viên vì sự yếu kém ở những năng lực số khác.           

5. Sai lầm trong chiến lược chuyển đổi số  

Các doanh nghiệp thường mắc phải một số sai lầm trong chiến lược tổng thể như:

Quá thiên về công nghệ mà quên rằng con người mới là chủ thể chính trong quá trình này (đội ngũ nhân viên, cổ đông, khách hàng và nhà cung cấp). Thế nên, cần phải có quản trị công ty tốt và chú trọng đồng thời các yếu tố quan trọng nêu trên.      

Quá ảo tưởng về khả năng “đại thành công” của chuyển đổi số và đưa ra những mục tiêu không tưởng trong khoảng thời gian thực thi ngắn. Khi mục tiêu không đạt hoặc khi quá trình triển khai gặp quá nhiều thách thức chắc chắn sẽ ảnh hưởng các bước/dự án tiếp theo.   

Doanh nghiệp quá cầu toàn và thận trọng khi triển khai. Không có gì là tuyệt đối và việc cẩn trọng quá cũng tồi tệ như việc bất cẩn. Vì vậy, khi lãnh đạo doanh nghiệp có tư tưởng hoàn thiện tuyệt đối thường sẽ làm quá trình chuyển đổi số trở nên rất chậm chạp và cuối cùng phải chịu chi phí cơ hội cao.   

Thiếu tập trung, thiếu chuẩn bị và không ưu tiên nguồn lực cho quá trình chuyển đổi số. Sai lầm này thường là do việc chưa hiểu thấu đáo bản chất của từ ‘chuyển đổi’ trong cụm từ “chuyển đổi số”. Tùy vào lĩnh vực hoạt động và độ lớn của từng doanh nghiệp mà chi phí và các nguồn lực có thể khác nhau, nhưng chuyển đổi số thường nhắm đến những thay đổi căn bản trong quá trình vận hành, giao tiếp, và thậm chí cả mô hình kinh doanh. Vì vậy, lãnh đạo doanh nghiệp phải tập trung và ưu tiên nguồn lực để đảm bảo chuyển đổi số thành công.

Có thể bạn quan tâm
FIRE-Tech: trải nghiệm mới trong giao dịch bất động sản

Thông qua nền tảng FIRE-Tech, Propzy.vn mang đến một dịch vụ bất động sản toàn diện kết hợp với dịch vụ tài chính và bảo hiểm.

Nhiều công ty công nghệ lọt vào danh sách 66 công ty Việt Nam “tốt nhất châu Á”

Đã có 66 công ty tại Việt Nam được công nhận “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2020” (HR Asia Award – Best Companies to Work for in Asia) do tạp chí Nhân sự châu Á (HR Asia) tổ chức, trong đó có nhiều công ty công nghệ như VNG, Oracle Việt Nam, Momo, Lazada Việt Nam, CMC…

Viettel ++ đạt 15 triệu người dùng sau 1 năm ra mắt

Song song với việc tổ chức “Đổi điểm quay số trúng ngay triệu quà” nhân kỷ niệm 1 năm ra mắt, Viettel đồng thời công bố đưa Viettel++ thành công cụ chăm sóc khách hàng cho toàn bộ các công ty thành viên thuộc tập đoàn. Theo đó, tất cả các khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Viettel đều được tích điểm vào ứng dụng Viettel++.

3 tấn gạo, 75 tấn vải được bán ra trên MoMo sau 20 ngày

Sau 20 ngày triển khai, chương trình Ủng hộ nông sản Việt trên Ví điện tử MoMo đã bán ra 75 tấn Vải thiều Lục Ngạn; 2.855 kg Gạo ST Xuân Hồng và kêu gọi quyên góp hơn 86 triệu đồng hỗ trợ chi phí đến trường cho con em nông dân khó khăn.

Mạng 5G phát triển bất chấp đại dịch Covid-19: Phần 1

Rất nhiều ngành nghề đang bị thiệt hại nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, song vẫn có những lĩnh vực đang phát triển bất chấp tình hình dịch bệnh. Trong đó tốc độ triển khai mạng 5G c.ó thể thấy là nhanh vượt bậc.

Doanh nghiệp cần làm gì trước, trong và sau tấn công ransomware?

Tuy giảm về số lượng nhưng tấn công ransomware (lấy cắp dữ liệu đòi tiền chuộc) đang có sự chuyển hướng vào doanh nghiệp. Theo Kaspersky, các quốc gia khu vực Đông Nam Á đang mở cửa trở lại sau thời gian giãn cách, vì vậy các doanh nghiệp cần trang bị các biện pháp bảo vệ mình trước, trong và sau nếu bị tấn công ransomware.

Samsung Crystal UHD: Smart TV 4K cho mọi nhà

Không chỉ mang đến chất lượng hình ảnh chân thật và sống động hơn nhờ vào công nghệ Dynamic Crystal Display, dòng TV Crytal UHD mới của Samsung sẽ góp phần đưa tiêu chuẩn TV thông minh 4K (Smart TV 4K) đến với mọi nhà.

Keysight chi 330 triệu USD mua lại Eggplant

Keysight vừa công bố đã hoàn tất việc mua lại Eggplant – một công ty chuyên về tự động kỹ thuật số thông minh từ tập đoàn Carlyle.

Lenovo ra mắt ThinkPad L Series mới

Laptop ThinkPad L Series mỏng nhẹ, tích hợp các tính năng công nghệ mới, chi phí hợp lý, hiệu quả cho công việc hàng ngày, từ nhập dữ liệu, quản lý tài chính, kế toán tới họp video từ xa, thuyết trình…

TMĐT Việt Nam làm gì để tăng tốc sau đại dịch?

Đại dịch Covid-19 làm suy giảm mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, tất cả các quốc gia và mọi lĩnh vực ngành nghề. Tuy nhiên trong bức tranh ảm đạm đó, thị trường TMĐT Việt Nam lại ghi nhận hai tín hiệu rất tích cực, dự báo lạc quan cho năm 2020 cũng như tới năm 2025.