5 điều cần biết về đạo luật CISPA

Đạo luật CISPA (Cyber Intelligence Sharing and Protection Act) là đạo luật về việc chia sẻ và bảo vệ thông tin tình báo trên mạng đã được hạ viện Mỹ thông qua ngày 26/04 vừa qua. Tất nhiên việc được Hạ viện thông qua không đồng nghĩa với việc đạo luật này có thể được áp dụng ngay mà còn cần thông qua sự phê chuẩn của Thượng viện và Tổng thống. Và trong khi chờ đợi kết quả từ phía Thượng viện Mỹ, để biết rằng CISPA có trở thành một đạo luật mới hay không thì ta hãy xem qua một vài điểm cần lưu ý về đạo luật này.

5 điều cần biết về đạo luật CISPA - 185023518
 

CISPA không liên quan gì tới SOPA

Nếu bạn đang có những quan tâm nhất định tới CISPA thì có lẽ bạn cũng đã nghe nói tới SOPA (Stop Online Piracy Act) – dự luật Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến đã không còn tồn tại. Và tất nhiên, sẽ có những đánh đồng nhất định về CISPA và SOPA, nhưng liệu như vậy có chính xác?

Đạo luật CISPA nhằm hướng tới những vấn đề cá nhân, riêng tư trong khi SOPA nhằm giải quyết những vấn đề về kiểm duyệt. CISPA đang đe dọa sửa đổi đạo luật thứ tư của Mỹ – đạo luật chống lại việc “tìm kiếm và chiếm hữu bất hợp lý” bởi vì nó cho phép các doanh nghiệp bàn giao một số lượng lớn các thông tin về người sử dụng cho chính phủ mà không bị trừng phạt. Trong khi SOPA đe dọa làm cho điều luật thứ nhất bị sửa đổi – quyền tự do ngôn luận – bởi vì nó cho phép chính phủ chính phủ có thể ngăn chặn các truy cập đến các trang web bằng các phương pháp được sử dụng trong chế độ áp bức của Iran.


5 điều cần biết về đạo luật CISPA - cispa 65376


CISPA đã được sửa đổi để tốt hơn

Mặc dù vẫn có những ý kiến phản đổi về đạo luật này từ những người ủng hộ tự do dân chủ nhưng đạo luật CISPA cũng đã có tới 11 điểm được sửa đổi và bổ sung trước khi trình lên hạ viện Mỹ thông qua. Trong đó, đạo luật đã có những thay đổi tích cực về các loại thông tin có thể chia sẻ và chính phủ hợp pháp có thể sử dụng thông tin đó. Leslie Harris, chủ tịch và giám đốc điều hành của Trung tâm Dân chủ và Công nghệ (CDT), đưa ra các chi tiết quan trọng của những thay đổi. Đạo luật này đã phác thảo những mục đích mà chính phủ có thể sử dụng thông tin thu thập từ các doanh nghiệp như: vấn đề an ninh mạng, điều tra và truy tố các tội phạm an ninh mạng, bảo vệ cá nhân từ nguy cơ tử vong hoặc tổn thương vật lý, bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi bị tổn hại về thể chất hoặc tâm lý, bảo vệ an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Mặc dù một số nhà phê bình có rằng CISPA đã mang lại cho chính phủ quá nhiều quyền lực, vì vấn đề “an ninh mạng” có lẽ là vấn đề chính phủ không thể làm gì. Tuy nhiên, những người ủng hộ đã phản biện rằng, CISPA đã đưa ra những phạm vi thông tin mà chính phủ có thể được sử dụng chứ không phải là cho phép chính phủ được sử dụng tất cả những thông tin mà họ thích.

Nhưng nó vẫn có thể bị phá vỡ

Tuy nhiên, những nhà phê bình CDT vẫn đưa ra cảnh báo rằng CISPA vẫn còn là một đạo luật có thể gây nguy hại mặc dù đã được chỉnh sửa. Trước hết, đạo luật không đưa ra bất cứ giới hạn nào cho việc chia sẻ những thông tin thông qua các tổ chức như Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ, trong khi tổ chức này luôn giám sát một cách không công khai. Hơn nữa, CISPA vẫn cho phép việc thu thập dữ liệu được sử dụng cho một mục đích “mơ hồ” về an ninh quốc gia, một thuật ngữ được dùng mà không chỉ rõ được điều gì.

Những người ủng hộ sự riêng tư cá nhân sẽ thúc đẩy để CISPA tiếp tục được sửa đổi, bổ sung tại Thượng viện nhằm hạn chế việc truy cập vào các dữ liệu được chia sẻ, và thu hẹp lại phạm vi của mục đích “an ninh quốc gia” được nói tới trong đạo luật.

5 điều cần biết về đạo luật CISPA - CISPAsupporterslist800companiesthatcouldhelpUncleSamsnagyourdata 96903


CISPA không phải chỉ là dự luật an ninh mạng duy nhất tại Quốc hội

Trong khi CISPA đang trong quá trình để có thể trở thành trung tâm trong lĩnh vực an ninh mạng thì có thể thấy rằng CISPA không phải là “cầu thủ duy nhất trên sân”. Tại Thượng viện hiện nay cũng đang có hai dự luật đang cạnh tranh cơ hội trở thành một đạo luật chính thức. Đầu tiên là Đạo luật An ninh không gian mạng năm 2012, được giới thiệu bởi Thượng nghị sĩ Joe Lieberman, và có sự ủng hộ của Thượng viện đảng Dân chủ và Nhà Trắng. Thứ hai là Luật an ninh công nghệ, được giới thiệu bởi Thượng nghị sĩ John McCain. Và cả hai dự luật này cũng đang có những vấn đề để có thể trở thành luật chính thức. Và giống như CISPA, các vấn đề chủ yếu xuất phát từ “ngôn ngữ bao hàm nghĩa quá rộng” của dự luật như “mối đe dọa an ninh mạng” hay “chỉ tiêu mối đe dọa an ninh mạng” được định nghĩa như thế nào. Mặc dù còn có những thiếu sót như vậy, nhưng các đạo luật này đã không mang lại sự tức giận của người dùng nhiều như những gì CISPA đang gặp phải.

Trong số 3 dự luật này – CISPA, Đạo luật An ninh không gian mạng 2012, Luật an ninh công nghệ – thì đạo luật an ninh không gian mạng 2012 của Lieberman đang đứng đầu vì đã giúp cho chính phủ giải quyết các vấn đề quan trọng về mạnh lưới cơ sở hạ tầng như lưới điện và hệ thống cung cấp nước… và yêu cầu bất kỳ công ty khi chia sẻ thông tin với chính phủ liên bang đầu tiên phải bảo mật dữ liệu – một điều khoản mà CISPA đã không đề cập tới.

CISPA có khả năng sẽ không vượt qua được Thượng viện

Trong khi CISPA đặc biệt phổ biến với Đảng Cộng hòa, thì Đảng Dân chủ gần như kiểm soát Thượng viện chắc chắn sẽ yêu cầu bảo vệ bảo mật mạnh mẽ hơn nữa trước khi dự luật đứng trước cơ hội được thông qua – đặc biệt là khi chính quyền Obama đã đe dọa sẽ phủ quyết dự luật mà không cần dự luật phải thay đổi để đáp ứng bất cứ yêu cầu nào.

Có thể CISPA sẽ kết hợp với một trong hai đạo luật ở trên để có thể được phê duyệt mặc dù đến thời điểm này đó vẫn là vấn đề khá xa vời. Nếu CISPA không có những thay đổi thì khả năng nó sẽ phải quay lại Hạ viện để được thông qua một lần nữa trước khi có thể gửi tới tổng thống Obama. 

Nhật Anh (Theo Business) 

Nokia khởi động dự án nhà máy sản xuất điện thoại di động tại VN

Nokia đã chính thức khởi động dự án nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Việt Nam vào ngày 23/4 vừa qua.

Sony ra mắt loạt sản phẩm TV Internet 2012

Cuối tháng 4/2012 tại TPHCM, Sony đã ra mắt người dùng Việt Nam dòng sản phẩm Sony Internet TV 2012 hoàn toàn mới.

Nokia phải bán cả thương hiệu Vertu vì túng thiếu

Nhãn hiệu điện thoại xa xỉ Vertu có thể sắp được Nokia chuyển nhượng với giá khoảng 200-300 triệu Euro, tương đương 268-402 triệu USD.

Sức mua giảm, giá thành tăng

Thường thì mọi năm, thị trường công nghệ thời điểm sau Tết Nguyên Đán vẫn còn trên đà tăng mạnh và ít nhất phải đến hết tháng 3, đầu tháng 4 mới bắt đầu chậm lại, thì năm nay thị trường lại diễn biến theo chiều hướng được các doanh nghiệp nhìn nhận là “bi đát” hơn rất nhiều. Tính đến thời điểm tháng 4 này, thị trường công nghệ đã thực sự tụt dốc khi sức mua giảm tới trên 30%. Trong bối cảnh ế ẩm như thế, rất nhiều sản phẩm mới đã được chào sân và hầu hết các sản phẩm công nghệ đều đã được điều chỉnh tăng giá từ khoảng 3-7%.

“Cháy” vé sự kiện WWDC 2012 của Apple

Hội thảo các nhà phát triển Worldwide Developers Conference vừa được Apple ấn định ngày diễn ra từ 11-15/6 tại San Francisco (Mỹ), nhưng vé tham dự đã hết veo với giá 1,599 USD.

Quản lý thông tin Internet, kể cả nói tục

Ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về sự cần thiết phải có nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng.

“Đăng ký MobileTV, xem miễn phí phim truyện cả tháng”

Là tên chương trình khuyến mãi của mạng di động Vinaphone áp dụng từ nay đến hết 20/3 dành cho các thuê bao VinaPhone đăng ký gói STV30 của Mobile TV – dịch vụ cho phép khách hàng có thể xem các kênh truyền hình trực tiếp (Live TV).

Sa thải công chức chơi game khi làm việc

Chính quyền thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã kỷ luật và sa thải hàng trăm công chức vì tội chơi trò chơi điện tử, xem phim, buôn bán cổ phiếu trong giờ làm việc.

65 sản phẩm, dịch vụ được trao Danh hiệu Sao Khuê 2012

Sáng 22/4 tại Hà Nội, Hiệp hội phần mềm dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập VINASA và trao Danh hiệu Sao Khuê cho các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp phần mềm CNTT tiêu biểu của VN năm 2012.

Phi lõi kép bất thành điện thoại mạnh?

Bộ xử lý, RAM và dung lượng lưu trữ là các chi tiết phần cứng được “soi” nhiều nhất trên các chiếc điện thoại thông minh gần đây. Những chi tiết này đưa chiếc điện thoại đến gần chức năng của một chiếc máy tính. Riêng về bộ xử lý, các mẫu điện thoại cao cấp hiện chủ yếu sử dụng bộ xử lý (BXL) lõi kép và xu hướng này đang được mở rộng sang mọi nền tảng.