Một số công nghệ nổi bật được dự đoán sẽ định hình tương lai của ngành chăm sóc sức khỏe vừa được công bố những ngày đầu 2023
Vắc-xin ung thư vú
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y thuộc Đại học Washington đã thử nghiệm vắc-xin cho một loại ung thư vú ác tính.
Khoảng một nửa số bệnh nhân ung thư vú dương tính với HER2 chỉ sống được 5 năm điều trị. Nhóm UW đã thử nghiệm vắc-xin trên 66 bệnh nhân mắc loại ung thư này. Mary “Nora” L. Disis – tác giả của Kết quả giai đoạn 1 được công bố trên JAMA Oncology cho biết: “Chúng tôi đã theo dõi những phụ nữ này trong 10 năm và 80% trong số họ sau thử nghiệm vẫn có cuộc sống rất tốt”.
Ung thư vú HER2 dương tính được xác định khi trên bề mặt của tế bào ung thư có mật độ protein HER2 gấp 100 lần ngưỡng thông thường. Những bệnh nhân có kết quả tốt nhất có xu hướng tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, tiêu diệt tế bào với hàm lượng protein cao. Chính vì thế, Disis cùng nhóm nghiên cứu đã cố gắng tăng cường phản ứng miễn dịch của bệnh nhân bằng vắc-xin DNA. Vắc-xin khiến cơ thể bệnh nhân sản xuất ra protein HER2 và đưa chúng vào hệ thống miễn dịch. Các mũi tiêm dẫn đến phản ứng miễn dịch không gây tổn thương cho các mô khỏe mạnh.
Máu từ phòng thí nghiệm
Các nhà nghiên cứu người Anh đã thực hiện thí nghiệm truyền các tế bào hồng cầu được nuôi cấy tại phòng thí nghiệm vào con người.
Nhu cầu hiến máu đang ngày càng cao, đặc biệt là đối với những bệnh nhân mắc các bệnh như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm. Những bệnh nhân này cần được truyền máu nhiều lần trong thời gian dài và có thể phát triển nhiều kháng thể chống lại một số nhóm máu.
Các nhà nghiên cứu từ Vương quốc Anh đã phân lập tế bào gốc tạo máu của người hiến tặng và nuôi cấy chúng trong phòng thí nghiệm nhằm tạo ra các tế bào hồng cầu. Sau đó, họ sử dụng chất đánh dấu phóng xạ và truyền cho 2 người tham gia thử nghiệm. Máu được truyền sẽ chứa hỗn hợp các tế bào hồng cầu già và trẻ. Nhóm nghiên cứu sẽ so sánh kết quả từ các tế bào mới hơn (tất cả đều là tế bào trẻ) nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Cedric Ghevaert từ Đại học Cambridge cho biết: “Chúng tôi hy vọng các tế bào hồng cầu được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sẽ tồn tại lâu hơn những tế bào đến từ những người hiến máu. Nếu thử nghiệm của chúng tôi thành công, điều đó sẽ giúp giảm số lượng truyền máu cho những những bệnh nhân cần truyền máu thường xuyên trong thời gian dài”.
Mũi tiêm phòng cúm duy nhất
Các nhà nguyên cứu tại Đại học Pennsylvania đã thử nghiệm một loại vắc-xin cúm mới.
Hiện nay có khoảng 20 chủng cúm được phát hiện. Vào mỗi mùa cúm, các nhà khoa học sẽ xem xét và nghiên cứu vắc-xin dành cho các chủng cúm mới được dự đoán sẽ xuất hiện trong tương lai. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng tồn tại nhiều thiếu sót và chúng “không thể tạo thành tấm khiên chống lại các chủng vi-rút cúm gây đại dịch”. Một nhóm nhà khoa học đang nghiên cứu một loại vắc-xin duy nhất nhằm chống lại tất cả các chủng cúm.
Trong thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng vật liệu di truyền là mRNA (RNA thông tin) tương tự như công nghệ vắc-xin COVID-19. Trong đó, dữ liệu di truyền trong vắc-xin mã hóa các đoạn protein được tìm thấy trong tất cả 20 chủng cúm gây bệnh. Khi được thử nghiệm trên chuột và chồn sương, các mũi vắc-xin có hiệu quả 100% đối với chủng virus có protein tương tự với loại được mã hóa trong vắc-xin và có hiệu quả 80% đối với các biến thể khác. Hiện nay, các mũi tiêm phòng cúm giúp giảm khả năng nhiễm bệnh từ 40% đến 60%.
Theo dõi đông máu bằng điện thoại
Các nhà khoa học của Đại học Washington đã nghiên cứu thành công phương pháp xét nghiệm đông máu đơn giản chỉ với một chiếc điện thoại thông minh.
Những người mắc các bệnh về tim mạch thường cần theo dõi quá trình đông máu khi đi khám bác sĩ. Shyamnath Gollakota, tác giả của một nghiên cứu trên tạp chí Nature Communications cho biết: “Trong khi các loại thiết bị kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện thường không có sự cập nhật trong vòng 20 đến 30 năm thì điện thoại thông minh luôn được thay đổi và nâng cấp qua từng sản phẩm, đặc biệt là những cảm biến như động cơ rung hay camera”.
Thí nghiệm này yêu cầu một người lấy một giọt máu từ đầu ngón tay và cho vào một chiếc cốc nhỏ, có kích thước phù hợp với phụ kiện được gắn liền dưới ống kính máy ảnh của điện thoại. Tiếp theo, nhà khoa học lắc chiếc cốc đựng mẫu máu và sử dụng động cơ rung của điện thoại theo dõi chuyển động của vật thể đồng (Cu) bên trong. Khi đồng ngừng chuyển động tức là máu đã đông lại.
Theranostic, dịch vụ y học chính xác
Liệu pháp trị liệu trong chăm sóc bệnh ung thư tuyến tiền liệt bắt đầu bằng việc sản xuất các đồng vị phóng xạ sử dụng trong theo dõi chẩn đoán — như gali-68 PSMA-11 — đồng vị này gắn vào các tế bào ung thư cụ thể của bệnh nhân và giải phóng phóng xạ để cung cấp phân tử thông tin duy nhất cho bệnh nhân. Nền tảng của cyclotron PETtrace của GE HealthCare — kết hợp với nền tảng FASTlab 2 Phiên bản mới — có thể sản xuất đồng vị phóng xạ nhiều hơn 100 lần so với máy phát thông thường, tăng khả năng tiếp cận trị liệu cho bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng.
Để đọc thông tin từ chất đánh dấu gali-68 PSMA-11, cần có máy quét PET/CT với độ nhạy cao, cung cấp thông tin cho bác sĩ lâm sàng để đưa ra các khuyến nghị trị liệu. Sau khi kỹ sư người Colombia Jorge Uribe mất cả cha lẫn mẹ vì bệnh ung thư, anh quyết định phát triển máy quét PET/CT giúp cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân ở những nơi như Manizales, quê hương Andean của anh.
Các phương pháp mới đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trị liệu và giúp đỡ bệnh nhân. Một phương pháp dành cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt được phát triển gần đây và được FDA chấp nhận có tên lutetium-177 PSMA-617. Nguyên lý hoạt động của nó là liên kết và cung cấp một lượng nhỏ bức xạ tới các tế bào ung thư tuyến tiền liệt trong cơ thể, giúp kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hệ thống StarGuide SPECT/CT ra đời nhằm mục đích kiểm tra hiệu quả của phương pháp này. Hệ thống này với công nghệ máy dò kỹ thuật số mới có khả năng quét bệnh nhân ở chế độ 3D, cung cấp thông tin cho bác sĩ lâm sàng và được tối ưu hóa để theo dõi điều trị
Người ảo hỗ trợ AI đã và đang trở thành cơn sốt ở Trung Quốc.
Tiếp nối chiến dịch #VaccineSo được triển khai lần đầu tiên vào năm 2021, chiến dịch năm nay sẽ cung cấp những tài liệu bổ ích và chuỗi video hướng dẫn an toàn được thực hiện bởi TikTok và các nhà sáng tạo nội dung nhằm nâng cao kiến thức về an toàn trên không gian mạng cho cộng đồng.
Tủ Đóng Cắt Trung thế AirSeT thế hệ mới bỏ sử dụng khí nhà kính SF6 sang tận dụng không khí tinh khiết và công nghệ đóng cắt chân không, cho phép người dùng khai thác tối đa tính năng kỹ thuật số để mở khóa dữ liệu.
Bệnh viện Udon Thani (Thái Lan) đã ứng dụng giải pháp in ấn và quét mã của Zebra để số hóa quy trình đăng ký khám chữa bệnh vốn đang được thực hiện thủ công của họ. Giải pháp này đã giúp bệnh viện tăng hiệu suất và độ chính xác lên đến 20%, đồng thời giảm thiểu sai sót do con người gây ra.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Việt Nam có cơ hội tham gia cuộc đua toàn cầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Đặc biệt, công nghệ giọng nói đang tạo những dấu ấn mới trong kỷ nguyên AI tại Việt Nam.
Ngày 21/12/2022, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022- 2025.
Bách Hóa Xanh và MoMo vừa chính thức công bố hợp tác chiến lược. Theo đó, MoMo là ví điện tử đầu tiên tích hợp thanh toán tại chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh.
Mỏ khai khoáng của Tập đoàn Asia-Potash tại tỉnh Khammouane, cách thủ đô Viêng Chăn 350km được Huawei hỗ trợ mạng 4G công nghiệp dạng vòng ring có thể nâng cấp lên 5G.
Công ty Cổ phần VNG chính thức khai trương trung tâm dữ liệu mới ở khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7, TPHCM), đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc cung cấp hạ tầng cấp III trung lập cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Freeform hiện được cung cấp miễn phí trên mọi iPhone, iPad và Mac hỗ trợ iOS 16.2, iPadOS 16.2 hoặc macOS Ventura 13.1.