47 năm phát triển của màn hình cảm ứng

Mặc dù xuất hiện rất sớm, từ những năm 1960, nhưng công nghệ màn hình cảm ứng chỉ thực sự "cất cánh" khi Apple giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007.

47 năm phát triển của màn hình cảm ứng - touch jpg

Chiếc máy tính sử dụng màn hình cảm ứng của E.A. Johnson. Ảnh: Billbuxton.


E.A. Johnson được cho là người đầu tiên phát triển công nghệ màn hình cảm ứng vào năm 1965. Ông đã áp dụng màn hình cảm ứng lên một chiếc máy tính bảng và xin cấp bằng sáng chế cho sản phẩm này vào năm 1969, sản phẩm của E.A. Johnson lúc này mới chỉ có khả năng nhận diện cảm ứng đơn điểm. Máy được sử dụng trong phòng kiểm soát không lưu vào năm 1995.

Bent Stumpe và Frank Beck, hai kỹ sư của tổ chức nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) đã phát triển một mẫu màn hình cảm ứng điện dung trong suốt vào đầu những năm 1970. Công nghệ cảm ứng mới hoạt động dựa trên cơ sở người dùng sử dụng một sô vật thể, ví dụ bút stylus, tác động lực lên bề mặt màn hình. Loại màn hình cảm ứng này đã được CERN sản xuất và tối ưu hoá vào năm 1973.

Sau đó, Samuel G. Hurst đã tạo ra màn hình cảm ứng điện trở vào năm 1971. Cảm biến cảm ứng sử dụng trên màn hình được nhà phát minh này đặt tên là “Elograph”, dựa trên tên “Elographics” của công ty ông lúc đó. Tuy vậy, màn hình cảm ứng điện trở của Samuel G. Hurst phải đến đầu những năm 1980 mới được sản xuất đại trà và bán ra thị trường.

Không giống như màn hình cảm ứng điện dung, công nghệ cảm ứng điện trở yêu cầu màn hình phải có nhiều lớp khác nhau. Lớp trên cùng có khả năng uốn cong để khi có lực nhấn, nó sẽ bị đẩy về phía sau, chạm vào lớp phía dưới tạo thành một mạch điện hoàn chỉnh và giúp cho thiết bị phát hiện được phần nào trên màn hình đang được thao tác.

47 năm phát triển của màn hình cảm ứng - videoplace jpg

Myron Krueger thử nghiệm về khả năng tương tác giữa con người với máy tính. Ảnh: Inventinginteractive.


Đến năm 1982, công nghệ cảm ứng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và phát triển mạnh mẽ hơn. Trường đai học Toronto (Canada) đã sáng tạo ra một chiếc máy tính bảng có khả năng cảm ứng đa điểm. Sau đó, vào năm 1984, công ty Bell Labs (Mỹ) đã phát triển công nghệ cảm ứng mới giúp người dùng chỉnh sửa hình ảnh trên màn hình với nhiều ngón tay cùng lúc. Cùng thời điểm này, một nhà nghiên cứu có tên Myron Krueger cũng đã tạo ra một hệ thống quang học giúp thiết bị nhận diện các cử chỉ bằng ngón tay. Đây được coi là cơ sở cho công nghệ nhận diện cử chỉ bằng ngón tay trên các thiết bị cảm ứng hiện đại.

Một năm sau đó, trường đai học Toroto cùng với nhà nghiên cứu Bill Buxton đã sáng tạo ra máy tính bảng được tích hợp công nghệ cảm ứng điện dung đa điểm.

Đến đầu những năm 1990, nhà khoa học Andrew Sears đã thực hiện một cuộc nghiên cứu mang tính học thuật về khả năng tương tác giữa con người với máy tính. Báo cáo nghiên cứu của ông đưa ra hàng loạt ví dụ về những điều mà con người có thể làm với máy tính thông qua cử chỉ như lướt tay để khởi động hay dùng tay để nhấn chọn.

47 năm phát triển của màn hình cảm ứng - HP 150 jpg

HP-150 là một trong những máy tính màn hình cảm ứng được thương mại hoá đầu tiên. Ảnh: Blog Guifx


Chỉ vài thập kỷ sau đó, công nghệ cảm ứng đã liên tục được đổi mới. Các loại màn hình được tạo ra trở nên nhạy hơn trước các thao tác cảm ứng, cử chỉ từ ngón tay đồng thời được tập trung áp dụng vào các thiết bị công nghệ.

HP-150 là một trong những mẫu máy tính có màn hình cảm ứng được thương mại hoá sớm nhất vào lúc đó. Công nghệ cảm ứng sử dụng trên sản phẩm này được dựa trên hàng loạt các chùm sáng hồng ngoại nhằm đan xen nhau ngay phía trước màn hình. Khi người dùng chạm tay vào điểm nào đó cũng đồng nghĩa với việc có một khoảng trong chùm sáng này bị gián đoạn, nhờ đó máy có thể nhận diện được vị trí con trỏ. Mẫu máy tính của HP vào thời điểm này được bán với giá không hề rẻ, tới 2.795 USD.

Ngoài ra, còn một sản phẩm khác cũng không thể không nhắc tới là chiếc máy giao dịch POS đầu tiên Atari 520ST. Chiếc POS màu 16-bit này chạy phần mềm của Gene Mosher dưới bản quyền của ViewTouch.

47 năm phát triển của màn hình cảm ứng - IBM jpg

IBM Simon (trái) và iPhone (phải). Ảnh: Businessweek.


Vào năm 1987, Apple đã phát minh ra Apple Desktop Bus (hay ADP). Đây được coi là tiền thân của dây cáp USB hiện nay. Đây là lần đầu tiên các thiết bị như chuột hay bàn phím có thể cắm trên máy tính cùng lúc.

Năm 1992, chiếc điện thoại có màn hình cảm ứng đầu tiên xuất hiện có tên là IBM Simon. Sản phẩm này được nhiều người đánh giá là mẫu smartphone đầu tiên mặc dù vào thời điểm đó định nghĩa về “điện thoại thông minh” vẫn chưa ra đời. Một vài năm sau, các đối thủ của IBM cũng tung ra hàng loạt thiết bị có màn hình cảm ứng để cạnh tranh nhưng chúng giống với PDA (thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân) hơn là smartphone.

Công nghệ cảm ứng vẫn được phát triển và áp dụng và nhiều sản phẩm hơn vào thời gian sau đó. FingerWorks, một công ty chuyên về công nghệ nhận diện cử chỉ, đã sản xuất ra các sản phẩm có khả năng cảm ứng đa điểm như bàn phím TouchStream hay bàn rê chuột iGesture Pad vào năm 1998. Tuy vậy, hãng đã bị Apple thâu tóm vào năm 2005.

47 năm phát triển của màn hình cảm ứng - guardian jpg 1352695480

Công nghệ cảm ứng trên những mẫu iPhone đầu tiên thu hút không ít sự chú ý của giới công nghệ. Ảnh: Guardian.


Vào năm 2007, “Quả táo” giới thiệu công nghệ cảm ứng tân tiến trên iPhone thu hút không ít sự chú ý từ giới công nghệ. Mẫu smartphone này chính là tiền đề để cho hàng loạt các sản phẩm tương tự như iPod Touch và iPad ra đời sau này.

Tuy vậy, nhiều người lại phản bác rằng Apple không phải là người tiên phong trong công nghệ màn hình cảm ứng. Một năm trước khi iPhone ra đời, nhà sản xuất Hàn Quốc LG đã giới thiệu điện thoại Prada với màn hình cảm ứng điện dung. Các hãng khác như Samsung hay Nokia cũng đã có điện thoại sử dụng công nghệ cảm ứng này vào cùng thời điểm iPhone ra đời. Về phần mình, nhà sản xuất Phần Lan đã quyết định không trình làng các mẫu smartphone dùng màn hình cảm ứng điện dung vì lo ngại chi phí sản xuất sẽ tăng cao.

Nhìn chung, xu hướng tích hợp màn hình cảm ứng đã lan rộng sang cả những thiết bị như máy chơi game, máy tính bảng chứ không chỉ giới hạn ở mỗi thị trường smartphone.

Từ cuối thập niên 2000 cho đến nay, các công ty công nghệ như Apple, Microsoft, Amazon, Samsung hay Google cạnh tranh với nhau ngày một gay gắt với các sản phẩm sử dụng màn hình cảm ứng. Một số hãng thậm chí còn đã tạo ra được cả màn hình cảm ứng có thể uốn dẻo. Thêm vào đó, màn hình cảm ứng được áp dụng trên nhiều thiết bị công nghệ khác nhau trong đời sống, từ điện thoại, máy tính, TV, máy chơi game cho đến bàn làm việc hay các sản phẩm khác.

Theo Số Hóa

Apple và HTC dàn xếp rắc rối bản quyền

Apple và HTC vừa đưa ra một thông cáo báo chí chung cho biết rằng mọi vấn đề rắc rối của hai phía liên quan đến vấn đề bản quyền trên toàn cầu sẽ được hủy bỏ trong vòng 10 năm tới.

Intel ra mắt chip Itanium 9500 8 nhân cho server

Intel mới đây vừa công bố dòng vi xử lý Itanium 9500 mới tên mã Poulson cho server của họ. Được sản xuất trên tiến trình 32 nm, Itanium 9500 có số nhân lên tới con số 8, hỗ trợ bộ nhớ DDR3-1066 cho hiệu năng tăng lên hơn gấp đôi so với người tiền nhiệm Itanium 9300 (tên mã Tukwilla).

HTC và Apple ngừng chiến trong 10 năm về bằng sáng chế

Thỏa thuận chia sẻ hợp tác bao gồm cả các bằng sáng chế trong quá khứ và tương lai khiến cả hai có thể yên tâm tập trung vào sản phẩm thay vì cuộc chiến tại tòa án.

VinaPhone vượt chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ

Tin từ VinaPhone cho hay, mạng di động này đã vượt qua các chỉ tiêu quan trọng trong QCVN 36:2011/BTTTT về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất. Đây là kết quả đợt đo kiểm chất lượng dịch vụ do đoàn kiểm tra của Cục Viễn thông (Bộ TT-TT) thực hiện gần đây.

Nhức nhối chiêu trò của dân buôn iPhone 5 xách tay

Nhiều dân buôn đưa hàng iPhone 5 xách tay về sẽ là một điều có lợi cho người dùng bởi chúng ta sẽ có nhiều lựa chọn mua iPhone 5 hơn cũng như sự cạnh tranh giữa các con buôn sẽ khiến giá iPhone 5 xách tay giảm xuống.

Trung Quốc chặn hết dịch vụ của Google

Người dùng ở Trung Quốc không thể truy cập vào các website dịch vụ của hãng tìm kiếm như Google Drive, Gmail hay Maps trừ khi họ dùng VPN.

Nút “Want” của Facebook muốn gì?

Theo các thông tin gần đây thì Facebook đang bắt đầu có những “hành động” đầu tiên trong việc thêm một nút mới vào nội dung cung cấp của mình bên cạnh nút “Like” đã phổ biến hiện nay. Dù chưa chính thức được đưa vào sử dụng và vẫn đang trong gia đoạn thử nghiệm, nhưng nút “Want” đang gây ra những luồng ý kiến trái chiều về sự có mặt của mình.

FPT Software phát triển nhiều phần mềm trên các thiết bị y tế của Hitachi Medical

Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software) và Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Hitachi, Nhật Bản (Hitachi Medical Corporation) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm quan hệ hợp tác trong các dự án phát triển hệ thống phần mềm thiết bị y tế.

Thẻ tín dụng sắp có màn hình và bàn phím

Những chiếc thẻ thế hệ mới sẽ được tích hợp màn hình LCD cùng những nút bấm cảm ứng để người dùng nhập mật khẩu dùng một lần.

Foxconn có thể mở nhà máy tại Mỹ

Đối tác sản xuất phần cứng của Apple đến Mỹ nhưng nhiều khả năng không phải là để sản xuất hay lắp ráp iPhone hay iPad.