45% công ty công nghiệp nặng đối mặt với sự cố mạng hàng tháng

Báo cáo của Kaspersky về thách thức an ninh mạng đối với các công ty công nghiệp nặng có cơ sở hạ tầng phân tán trên nhiều khu vực địa lý chỉ ra một thực tế đáng báo động: Một phần ba công ty trong lĩnh vực công nghiệp nặng thường xuyên gặp phải các sự cố mạng, 45% công ty phải đối mặt với tình trạng này vài lần mỗi tháng, đáng chú ý chỉ 12% gặp sự cố mạng một lần/năm hoặc ít hơn.

Các công ty công nghiệp nặng thường hoạt động trên nhiều địa điểm, với hệ thống cơ sở hạ tầng phân tán bao gồm các nhà máy sản xuất, văn phòng chi nhánh, trung tâm nghiên cứu và các cơ sở hậu cần khác. Đặc điểm phân tán về mặt địa lý dẫn đến nhiều thách thức như: khó khăn về hậu cần, rào cản trong giao tiếp, trở ngại trong việc phối hợp hoạt động, duy trì tiêu chuẩn chất lượng nhất quán và đảm bảo tuân thủ quy định của chính quyền địa phương.

Bên cạnh những thách thức kể trên, các công ty công nghiệp nặng có cơ sở hạ tầng phân tán còn thường xuyên gặp phải các vấn đề về an ninh mạng và quản lý hạ tầng công nghệ thông tin. Theo báo cáo “Quản lý các doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng phân tán về mặt địa lý: Thách thức và giải pháp” của Kaspersky, 49% công ty sản xuất cho biết thách thức lớn nhất là phát hiện và ứng phó hiệu quả với sự cố an ninh mạng. Bên cạnh đó, việc giám sát thực hiện các biện pháp bảo mật (46%) và xây dựng một chính sách bảo mật thống nhất (42%) cũng được nhận định là bài toán khó.

Gần 30% số người tham gia khảo sát cho biết họ thường xuyên gặp phải các sự cố mạng như lỗi kết nối, gián đoạn kết nối, dịch vụ và ứng dụng hoạt động kém hiệu quả hoặc không đủ băng thông. Trong số những người gặp phải các vấn đề về kết nối mạng, 38% gặp sự cố với tần suất từ một đến ba lần mỗi tháng, 28% gặp sự cố một vài tháng một lần, và thậm chí 7% người gặp sự cố hàng tuần.

Đối với câu hỏi về thời gian cần thiết để khôi phục mạng khi gặp sự cố hoặc gián đoạn kết nối, phần lớn người trả lời khảo sát (74%) cho biết họ mất 1 đến 5 giờ để khắc phục, 15% mất không quá 1 giờ và 10% mất gần một ngày làm việc để xử lý vấn đề. Quãng thời gian ngừng hoạt động có thể gây ra thiệt hại đáng kể về tài chính và danh tiếng cho công ty, với chi phí lên đến hàng nghìn USD cho một phút hoặc thậm chí cao hơn nếu sự cố kéo dài nhiều giờ. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa, để hạn chế tối đa tình trạng gián đoạn kết nối mạng và phải trang bị sẵn năng lực khắc phục sự cố một cách nhanh chóng.

Theo ông Maxim Kaminsky, Giám đốc Phát triển Kinh doanh (phụ trách mảng giải pháp Secure Access Service Edge) tại Kaspersky, cho biết: “Sự cố mạng phát sinh tại các công ty công nghiệp nặng thường dẫn đến thiệt hại về sản xuất, tổn thất tài chính và rủi ro ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty. Khi kết nối mạng bị gián đoạn, hoạt động giao tiếp và kinh doanh bị ảnh hưởng, nhân viên không thể truy cập vào thông tin quan trọng, dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút, thậm chí suy giảm lòng tin của khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp cần tìm giải pháp đảm bảo quá trình vận hành có thể diễn ra xuyên suốt, để công việc kinh doanh không bị gián đoạn. Việc hiểu rõ những nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến sự cố mạng, và triển khai các biện pháp chiến lược kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp ứng phó với thách thức, đồng thời bảo toàn quy trình hoạt động sản xuất”.

Để giảm thiểu rủi ro gặp sự cố mạng và bảo vệ toàn diện tài sản cùng quy trình sản xuất tại công ty công nghiệp, Kaspersky khuyến nghị:

  • Sử dụng giải pháp bảo mật cho công nghệ vận hành (OT XDR) như Kaspersky Industrial CyberSecurity (KICS). Với khả năng quản lý tài sản và rủi ro, kiểm tra bảo mật và tuân thủ, cùng khả năng mở rộng vượt trội, KICS mang lại khả năng bảo vệ vững chắc cho mạng công nghiệp và hệ thống tự động hóa. Với bản cập nhật gần nhất, KICS có thể hỗ trợ đến 100 điểm giám sát, cung cấp các tùy chọn không giới hạn cho phép doanh nghiệp xây dựng hệ thống mạng được quản lý bằng phần mềm (SDN – Software-Defined Networking) giữa các chi nhánh trong công ty.
  • Đối với doanh nghiệp cần quản lý tập trung mạng lưới trên một giao diện duy nhất, giải pháp Kaspersky SD-WAN là lựa chọn lý tưởng. Giải pháp này tích hợp và quản lý đồng bộ các kênh truyền thông và chức năng mạng khác nhau trên toàn bộ hệ thống mạng của doanh nghiệp, từ đó tối ưu hóa hoạt động của ứng dụng, hỗ trợ xây dựng hệ thống mạng ổn định và duy trì hoạt động hiệu quả tại tất cả các cơ sở kinh doanh phân tán tại nhiều khu vực địa lý khác nhau.
  • Các doanh nghiệp cần bảo vệ nâng cao có thể cân nhắc kết hợp cả hai giải pháp Kaspersky SD-WAN và Kaspersky Industrial CyberSecurity. Hai giải pháp này cho phép doanh nghiệp sao lưu các hoạt động diễn ra trên mạng kết nối tại công ty công nghiệp, để thiết lập một hệ thống giám sát và bảo vệ tập trung. Hơn thế nữa, khi kết hợp với nhau, hai giải pháp kể trên giúp doanh nghiệp linh hoạt mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng, đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ mạng và ưu tiên lưu lượng cho Hệ thống điều khiển công nghiệp (ICS) và Hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA).

Có thể bạn quan tâm
Qualcomm ra mắt Snapdragon 8 Elite, hỗ trợ cập nhật điện thoại lên đến 8 năm

Qualcomm vừa giới thiệu chip xử lý Snapdragon 8 Elite nhằm đánh dấu một bước tiến lớn cho các smartphone Android cao cấp trong tương lai.

Samsung đối mặt với khủng hoảng nhân sự trong ngành chip

Sau khi Samsung công bố báo cáo thu nhập quý 3/2024 và đưa ra lời xin lỗi về hiệu suất kém trong quý, nhiều thông tin không mấy tích cực đã xuất hiện xung quanh gã khổng lồ Hàn Quốc này.

Bosch Việt Nam giới thiệu loạt giải pháp xanh tại GEFE 2024

Tại Diễn đàn và triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024, Bosch Việt Nam đã giới thiệu loạt các giải pháp xanh, đảm bảo tối ưu hóa hiệu suất cho doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm phát triểm bền vững đối với môi trường.

Rộ tin Xiaomi đã sản xuất được chip bán dẫn SoC 3nm và sắp ra mắt

Xiaomi trở thành công ty công nghệ Trung Quốc đầu tiên có thể sản xuất thành công SoC 3nm, vượt qua những gì mà SMIC đạt được trước đó là sản xuất chip 5nm cho Huawei.

Người dùng iPhone 16 Pro lại gặp loạt sự cố khó chịu

Chủ sở hữu iPhone 16 Pro và 16 Pro Max đang liên tục phải đối mặt với một loạt sự cố nghiêm trọng liên quan đến các thiết bị của họ.

Việt Nam thắng đậm tại Chung kết cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2024

Ngày 19/10/2024 đã diễn ra Vòng Chung khảo và Trao giải cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2024, với sự tham gia của 56 đội thi Việt Nam và 27 đội của 9 nước trong khu vực ASEAN.

Vietnam Innovation Summit 2024: Gợi hướng đi bền vững cho thực phẩm

Jonathan Foley, chuyên gia hàng đầu về môi trường và khí hậu, đã chỉ rõ rằng hệ thống thực phẩm hiện tại chiếm tới một phần ba tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Con số đáng báo động này bao gồm tất cả các công đoạn, từ canh tác, chăn nuôi, chế biến, vận chuyển đến tiêu thụ và xử lý chất thải thực phẩm.

FPT hợp tác với Đại học Quốc gia Singapore thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực AI

FPT và Trường Công nghệ Thông tin (NUS Computing) thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), bao gồm thành lập một phòng nghiên cứu hiện đại, đầu tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực AI.

Họp báo công bố: Tuần lễ Chuyển đổi số TP.HCM 2024, chủ đề “Công nghệ số – Động lực tăng trưởng mới của TP.HCM”

Ngày 19/10 năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tổ chức họp báo về Chuỗi sự kiện và tuần lễ hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) với chủ đề “Công nghệ số – Động lực tăng trưởng mới của Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và nâng cao năng lực kinh tế số của Thành phố.

Trao tặng 2.010 suất tầm soát ung thư miễn phí cho phụ nữ yếu thế tại Hà Nội và TP. HCM

Ngày 19/10, tại Bệnh viện Ung Bướu Thành Phố Hồ Chí Minh – Cơ sở 2, các đơn vị tổ chức chương trình an sinh xã hội “Chạm sẻ chia, Trao hy vọng” gồm Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), Công ty Công nghệ Thanh toán Toàn cầu Mastercard và Trung gian thanh toán Payoo đã tiến hành Lễ trao tặng gói tầm soát ung thư cho phụ nữ yếu thế tại Hà Nội và TP. HCM.