26 câu chuyện thú vị về công nghệ giờ mới tiết lộ

Công nghệ là một điều tuyệt vời, và những ai đã tiếp cận thường có những thuận lợi. Chúng ta chụp ảnh và chia sẻ tệp JPEG ngay với bạn bè, gia đình vì nó đến ngay người người nhận mà không phải quan tâm JPEG vận hành ra sao và JPEG có ý nghĩa gì.

Chúng ta kinh ngạc trước các trang web mới, đôi khi không rõ làm thế nào mà HTML có thể thúc đẩy. Chúng ta sử dụng Siri, mà không quan tâm tới lệnh thoại chính là một sự tiến hóa của máy ghi tiếng của Alexander Graham Bell. Chúng ta đang bấm phím trên các máy tính xách tay QWERTY và điện thoại thông minh suốt ngày, nhưng tại sao những chữ cái lại được sắp xếp như vậy?

 

Mashable đã cùng với Outlook.com mang tới cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện về công nghệ hàng ngày. Dưới đây có thể đề cập một công nghệ mà bạn có thể đã không biết, và có nhiều công nghệ đến từ đâu – hãy cùng lướt qua các câu chuyện đằng sau những thuật ngữ công nghệ này:

 

1. Sản phẩm năm 1996 của nhà thiết kế Jonathan Gay là FutureSplash Animator, một phần mềm sau đó trở thành Adobe Flash, hiện là một nền tảng hỗ trợ thế hệ kế tiếp của các công cụ web tương tác, trong đó có HTML5.

 

2. JavaScript được Brendan Eich tại Netscape sáng tạo lần đầu vào năm 1995, có biệt hiệu Mocha trong khi phát triển và cuối cùng được đặt tên JavaScript vượt trên sự phổ biến của Java (một ngôn ngữ lập trình khác).

 

3. Năm 2009, Satoshi Nakamoto đã tung ra máy khách Bitcoin đầu tiên và sau đó phổ biến trở thành các Bitcoin đầu tiên.

 

4. Broadband (băng rộng) được nhiều tiêu chuẩn khác nhau định nghĩa như là khả năng truyền dữ liệu ở tốc độ 1,5 hay 2 Megabit/s (Mbits) – kiểu tốc độ này cần thiết cho định luồng video phân giải cao, chơi game trực tuyến và gửi và nhận một khối lượng lớn dữ liệu.

 

5. Siri, bạn có biết lịch sử của lệnh thoại (voice command)? Ngược lại những năm 1870, Thomas Edison đã phát minh ra máy quay đĩa, và Alexander Graham Bell và hai cộng sự nghiên cứu một máy ghi âm thanh “dictaphone”.

 

6. Thành viên nhóm công tác công nghệ ứng dụng Web HyperText (WHAT) là Ian Hickson đã viết và đưa ra bản soạn thảo HTML5 đầu tiên vào năm 2008.

 

7. Vệ tinh GPS đầu tiên được khai trương vào năm 1978, và một loạt 24 vệ tinh đã vận hành vào năm 1995.


26 câu chuyện thú vị về công nghệ giờ mới tiết lộ - 1 gps 640


8. Steve Wilhite của Compuserve đã công bố GIF vào tháng 6/1987. Nhưng ông đã không được nhìn thấy điều này.

 

9. Phillip Katz đã phát minh ra ZIP file vào năm 1986, và lần đầu tiên được triển khai với chương trình PKZip cho công ty của Katz, công ty PKWare.

 

26 câu chuyện thú vị về công nghệ giờ mới tiết lộ - 3 22

10. Emoticons (các biểu tượng cảm xúc) lần đầu tiên được Scott Fahlman, một nhà khoa học máy tính tại Đại học Carnegie Mellon, sử dụng vào ngày 19/9/1982. Scott Fahlman đã sáng tạo một khuôn mặt cười và một khuôn mặt khóc bằng một dấu hai chấm, một dấu nối và dấu ngoặc đơn.

 

11. Các bàn phím QWERTY được Christopher Sholes, người sáng tạo ra máy chữ, thiết kế vào năm 1868. Tuy nhiên, các sắp đặt bàn phím khác, như Dvorak và Capewell, có rất nhiều.


26 câu chuyện thú vị về công nghệ giờ mới tiết lộ - 0 qwerty 600


12. Khi tham gia vào các trò chơi trực tuyến nhiều người chơi rộng lớn Massive Multiplayer Online Role-Playing Games (MMORPGS), thế giới của Warcraft là trò chơi hàng đầu. Trò chơi này đã có hơn 10 triệu người chơi kích hoạt và tạo ra hàng tỷ USD về doanh thu cho người sở hữu Activision Blizzard kể từ khai khai trương vào cuối năm 2008.

 

13. IBM Simon là chiếc điện thoại đầu tiên với một màn hình cảm biến, được tung ra vào năm 1992. Nó được xem như là “smartphone” đầu tiên mặc dù thuật ngữ đã chưa được hình thành.

 

14. Các ngôn ngữ Style sheet đã tồn tại kể từ những năm 1980, nhưng việc chuẩn hóa và triển khai các style sheet cuộn, hay CSS vào năm 1996 được xem như là một trong những ngôn ngữ tiến hóa cho phát triển web.

 

15. Bluetooth được đặt tên theo một vị vua Đan Mạch, người đã thống nhất các vùng lãnh thổ khác nhau.

 

16. TCP/IP – cho phép các máy tính kết nối lẫn nhau và dành cho các ứng dụng để gửi dữ liệu đi và về – ban đầu được Vint Cerf và Bob Kahn phát triển, trong khi có hợp đồng hợp Bộ quốc phòng Mỹ.

 

17. Comic Sans đã được nhà thiết kế font trước đây của Microsoft Vincent Connare, người dã sáng tạo ra các font nổi tiếng khác như Trebuchet và một số font Wingdings, thiết kế.

26 câu chuyện thú vị về công nghệ giờ mới tiết lộ - ban comic sans 640


18. Theodore George Paraskevakos đã lấy bằng sáng chế cho khái niệm điện thoại thông minh (smartphone) cơ bản vào năm 1974.

 

19. Tiềm năng của MP3 được hiện thực hóa khi một bài hát capella “Tom’s Diner” của Suzanne Vega [Spotify link] có thể được mã hóa, nén và tua lại mà không cần phải vặn vẹo giọng nói của Vega, kỹ sư âm thanh Karlheinz Brandenberg cho biết.

 

20. Wi-Fi không viết tắt của điều gì – đây là 1 trong 10 lựa chọn tên thương hiệu từ công ty tư vấn Interbrand.

 

26 câu chuyện thú vị về công nghệ giờ mới tiết lộ - 6 13


 

21. Hơn 3 tỷ sản phẩm USB được xuất xưởng mỗi năm.

 

22. Chuột máy tính đầu tiên làm bằng gỗ.

 

23. JPEG viết tắt của Joint Photographic Experts Group, nhóm chuyên gia phát triển chuẩn JPEG.

 

24. Nhắn tin văn bản (Text Messaging), hay SMS, đã được Friedhelm Hillebrand và Bernard Ghillebaert phát triển ở công ty Franco-German GSM vào năm 1984.

 

26 câu chuyện thú vị về công nghệ giờ mới tiết lộ - 7 phone keys 640

 

25. Morton Heilig, cha đẻ của công nghệ ảo thực, đã lấy bằng sáng chế cho máy mô phỏng Sensorama vào ngày 28/8/1962. Công nghệ này đã phát triển thành công nghệ tương tác thời gian thực (augmented reality)

 

26. Vào năm 1910, Nathaniel Baldwin đã phát minh ra tai nghe trong bếp của nhà mình ở Utah.


Theo ICTPress

OLP’12 và ACM/ICPC Hà Nội sẽ khai mạc vào ngày 28/11

Từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 11 năm 2012 sẽ diễn ra cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 21 (OLP’12) và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC Hà Nội.

26 tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi “Thông tin và cuộc sống”

Sau 6 tháng phát động cuộc thi “Thông tin và cuộc sống” (từ ngày 15/5-15/11), BTC đã lựa chọn ra và trao thưởng cho 26 tác phẩm dự thi đoạt giải vào ngày 26/11 tại tòa nhà VNPT – 57 Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội).

Galaxy Note II đã bán được 5 triệu sản phẩm trên toàn thế giới

Khởi đầu tháng 11 này, Samsung cho biết sản phẩm kích thước màn hình 5.5 inch Galaxy Note II của mình bán được 3 triệu đơn vị, và hiện tại hãng cho biết đã có thêm hơn 2 triệu sản phẩm được bán ra chỉ chưa đầy 1 tháng.

123.vn trao giải cho khách hàng đoạt giải “999 Sản Phẩm Giá 1.000 VNĐ”

Ngày 24/11 tại tòa nhà Flemington, số 182 Lê Đại Hành, P.15, Quận 11, TP.HCM, công ty VNG đã tổ chức đêm gala trao giải cho 7 khách hàng trúng thưởng giá trị nhất trong chương trình “999 sản phẩm giá 1.000 VNĐ”.

Eaton ra mắt sản phẩm lưu điện 9PX thế hệ mới

Ngày 21/11 tại TPHCM, thông qua nhà phân phối Nhân Sinh Phúc, hãng Eaton đã giới thiệu ra thị trường dòng sản phẩm lưu điện (UPS) Eaton 9PX mới với hiệu suất nguồn từ 5-11KVA sử dụng trong các môi trường ảo hóa, nhằm quản lý sự gia tăng chi phí điện năng và mức tiêu thụ điện năng của các nhà quản lý IT và cơ điện.

Chiến dịch Cộng đồng “Công Dân 3G” khởi động

22/11 qua, lễ ra mắt của cộng đồng “Công Dân 3G” – một sáng kiến nhằm thúc đẩy việc sử dụng và nâng cao nhận thức về công nghệ di động 3G tại Việt Nam do Qualcomm tài trợ đã diễn ra ở TPHCM.

Cơ hội trúng thưởng 100 triệu đồng mua sản phẩm lưu trữ Seagate

Công ty Seagate Technology tổ chức chương trình rút thăm may mắn trị giá 100 triệu đồng (4.800USD) cho khách hàng khi mua bất kỳ sản phẩm lưu trữ nào của Seagate từ nay đến hết ngày 31/12/2012.

Ai sẽ chia “miếng bánh” thị phần VoIP quốc tế chiều về?

Giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối điện thoại quốc tế chiều về đang hình thành hạn mức lưu lượng với 80% thị phần nằm trong tay VNPT và Viettel, 20% dành cho các doanh nghiệp còn lại.

Những “cú ngã ngựa” mất mặt của Apple trong 2012

Cũng giống như giá cổ phiếu, Apple đã trải qua một năm đầy thăng trầm với những thành công vang dội nhưng cũng nhiều “pha ngã ngựa”, những màn trình diễn được cho là ngớ ngẩn nhất.

Chân dung chỉ huy cỗ máy chiến tranh Israel 26 tuổi

Truyền thông xã hội đã trở thành công cụ cho các phong trào của nhân dân như cuộc biểu tình Chiếm phố Wall và Mùa xuân Ả rập. Tuy nhiên, Israel có lẽ là quốc gia đầu tiên phát động một cuộc chiến tuyên truyền trên Facebook và Twitter.