Công ty viễn thông lớn nhất Nhật Bản và tờ báo lớn đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về trí tuệ nhân tạo (AI), cho rằng nếu không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của xã hội, nhưng AI cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện năng suất lao động ở một mức độ nhất định.
Khi các hệ thống AI ngày càng chứng tỏ được lợi ích trong các ứng dụng trong thế giới thực, chúng đã mở rộng phạm vi tiếp cận, khiến nguy cơ lạm dụng, sử dụng quá mức rõ ràng ngày càng gia tăng. Khi các hệ thống AI tăng cường năng lực, và khi chúng được tích hợp đầy đủ hơn vào cơ sở hạ tầng xã hội, hệ lụy của việc mất quyền kiểm soát có ý nghĩa đối với chúng cũng trở nên đáng lo ngại hơn.
Một số cá nhân đáng chú ý như nhà vật lý huyền thoại Stephen Hawking và nhà lãnh đạo kiêm nhà đổi mới Tesla và SpaceX, Elon Musk, cho rằng AI có thể rất nguy hiểm. Còn người đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates cũng tin rằng, có lý do để thận trọng, nhưng mặt tốt có thể lấn át mặt xấu nếu AI được quản lý đúng cách.
Khi AI ngày càng tinh vi và phổ biến hơn, những tiếng nói cảnh báo về mối nguy hiểm tiềm tàng của trí tuệ nhân tạo cũng ngày càng lớn hơn. Mới đây, Công ty viễn thông lớn nhất Nhật Bản tên là Nippon Telegraph and Electrical (NTT) cùng tờ báo lớn Yomiuri Shimbun Group Holdings đã đưa ra một đề xuất chung về việc định hình công nghệ AI. Họ kêu gọi các quan chức nên tiến hành sửa đổi luật xung quanh công nghệ này, và cho biết AI đã có những tác động tiêu cực đến người dùng.
Bài báo của họ nêu rõ: “Nếu AI tạo sinh không được con người kiểm soát, thì niềm tin vào toàn xã hội có thể bị tổn hại, khi mọi người ngày càng không tin tưởng lẫn nhau, và mất đi nhiều động lực để đảm bảo tính xác thực và độ tin cậy trong xã hội. Đã có lo ngại cho rằng, trong trường hợp xấu nhất, nền dân chủ và trật tự xã hội có thể bị sụp đổ”.
Hai công ty này cho biết, con người không có khả năng kiểm soát hoàn toàn triệt để công nghệ AI, đồng thời lưu ý rằng AI biết “nói dối” và con người rất “dễ bị lừa” bởi nó. Bài báo cũng lập luận rằng, các hệ thống AI ra đời để thu hút sự chú ý của người dùng cũng gây bất lợi, làm tổn hại đến quyền tự chủ và phẩm giá, đây vốn là những giá trị thiết yếu cho phép các cá nhân trong xã hội của chúng ta được tự do. Đề xuất mới của cả hai cũng chỉ trích việc sử dụng AI trong trường học.
Công ty viễn thông lớn nhất Nhật Bản Nippon Telegraph and Electrical (NTT) và tờ báo lớn Yomiuri Shimbun Group Holdings kêu gọi chính phủ Nhật Bản cần hành động về vấn đề này, bao gồm cả việc thông qua luật bảo vệ bầu cử và an ninh quốc gia, cũng như luật bản quyền mạnh mẽ hơn. Nhận thấy rằng bất kỳ cải cách pháp lý nào cũng sẽ mất thời gian, cả hai đề xuất kêu gọi giới truyền thông và các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp ở Nhật Bản nên đưa ra các quy tắc xung quanh việc phổ biến công nghệ AI.
Mặc dù báo cáo này thận trọng với những nhược điểm của AI, nhưng nó không bác bỏ toàn bộ công nghệ này và lưu ý rằng: “Bản thân công nghệ AI cũng không thể thiếu đối với xã hội, bởi nếu thiếu AI, năng suất của nhân loại có thể giảm sút”.
Nhật Bản, giống như Mỹ, đang bế tắc về vấn đề quản lý AI. Trong khi đó, Liên minh Châu Âu đã phê chuẩn một thỏa thuận tạm thời đặt ra các quy tắc về AI có thể quyết định cách các quốc gia khác hành động tiếp theo. Đạo luật AI, như tên gọi của nó, đặt ra các quy tắc cho một số ngành, từ ngân hàng đến vận tải, cũng như các hướng dẫn về cách cơ quan thực thi pháp luật có thể sử dụng AI trong nhiệm vụ của họ. Đạo luật cũng đề cập đến cách có thể xây dựng các mô hình ngôn ngữ lớn để bảo vệ cả quyền riêng tư cá nhân và bí mật của công ty.
OpenAI, Meta, Google và các công ty Big Tech khác đã đào tạo các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của họ bằng cách sử dụng dữ liệu trực tuyến, nhưng các mô hình AI học nhanh đến mức tất cả dữ liệu đó có thể bị cạn kiệt vào năm 2026.
Tính đầy đủ của luật chống độc quyền hiện hành được thử nghiệm trong bối cảnh thời đại kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng.
Số liệu thống kê từ các dịch vụ Avito Services và Profi.ru cho thấy nhu cầu dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng và điện tử di động ở Nga đang ngày càng tăng, trong khi việc sửa chữa PC ít thường xuyên hơn.
Nhu cầu tuyển dụng nhân tài trí tuệ nhân tạo (AI) đang cao đến mức Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg được cho là đã phải thu hút các kỹ sư và nhà nghiên cứu AI hàng đầu bằng những lời kêu gọi cá nhân. Nhưng Meta cũng đang mất đi những tài năng AI giàu kinh nghiệm thực sự của mình.
Hôm 5/4, các quan chức tài chính hàng đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đồng ý thúc đẩy việc mở rộng thanh toán QR xuyên biên giới, thông qua các nền tảng tương thích.
Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ, Chuck Schumer báo hiệu Thượng viện Mỹ sẽ thông qua dự luật đa đảng về lệnh cấm TikTok.
Nvidia sẽ hợp tác với công ty viễn thông Indosat Ooredoo Hutchison trong dự án mới, nhằm củng cố cơ sở hạ tầng viễn thông và tài năng kỹ thuật số ở Indonesia. Sự hiện diện ngày càng tăng của Nvidia tại Indonesia cũng thể hiện sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn của họ vào Đông Nam Á.
Google được cho là đang xem xét một sự thay đổi căn bản trong mô hình kinh doanh của mình khi tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến vào công cụ tìm kiếm của mình.
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa công bố Shopee là đối tác tài trợ chính (title partner) cho Giải vô địch các Câu Lạc Bộ Đông Nam Á (ASEAN), qua đó, tên gọi mới của giải được đổi thành Shopee Cup™.
Google thực hiện hành động pháp lý chống lại những kẻ lừa đảo tiền điện tử bị cáo buộc đưa ứng dụng lừa đảo lên kho ứng dụng Google Play Store.