Ngày 20/6, Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) và các trường Đại học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã ký kết Bản thỏa thuận thành lập “Liên minh An ninh mạng” với mục đích cùng nhau hỗ trợ những nghiên cứu, phát triển về khoa học và đào tạo trong lĩnh vực bảo mật, an ninh mạng.
Ký kết thành lập Liên minh An ninh mạng của 13 trường đại học Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long, ngày 20/6/2019 tại ĐH Quốc tế Hồng Bàng, TPHCM
, ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM.
Theo nội dung Bản thỏa thuận, các bên sẽ triển khai hợp tác dưới hình thức thực hiện các nghiên cứu về khoa học và đào tạo, cũng như các dự án hợp tác chung giữa các nhà khoa học của các bên trong lĩnh vực bảo mật và an ninh mạng. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng sẽ là đầu mối xây dựng, quản lý phòng thí nghiệm An ninh mạng của Liên minh với tên gọi “Cyber Security Lab – CySec” và chia sẻ trang thiết bị, cơ sở dữ liệu nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm này.
Ngoài ra, các bên hỗ trợ việc xây dựng chương trình đào tạo, khoá học và phòng thực hành trực tuyến trong lĩnh vực bảo mật và an toàn mạng; hỗ trợ đào tạo và trao đổi học tập cho đội ngũ giảng viên và chuyên gia; hỗ trợ lẫn nhau trong việc trao đổi tài liệu khoa học trong lĩnh vực an ninh mạng, hỗ trợ nhau trong việc tiến hành thẩm định các nhiệm vụ khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin và an ninh mạng, thu hút sự tham gia của các nhà khoa học với tư cách là các chuyên gia.
Chia sẻ việc quyết định thành lập Liên minh, PGS.TS Trần Mạnh Hà, Phó Hiệu trưởng ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho biết, trước hết do nhận thức về vấn đề bảo mật của người dùng Internet hiện nay rất thấp, nhất là ở các khu vực vùng ven. Đó cũng chính là lý do các trường thuộc ĐBSCL được chọn hợp tác đầu tiên trong Liên minh này, vì dùng môi trường đại học để nâng tầm nhận thức của người dùng là một trong những phương cách hiệu quả nhất. Đội ngũ chuyên gia về an ninh mạng trong doanh nghiệp cũng như trong nhà trường tại Việt Nam hiện nay rất khan hiếm. Một thực tế nữa là hiện sinh viên theo học ngành An ninh mạng không nhiều, thị trường vì vậy luôn trong tình trạng khát nguồn nhân lực bảo mật có tay nghề cao. Đã có nghiên cứu đưa ra dự báo, nhu cầu tuyển dụng nhiều sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên ngành An ninh mạng bằng không từ sau năm 2021.
Từ nhu cầu thực tế đó, việc thống nhất thành lập Liên minh được xem là bước đi đúng đắn để thúc đẩy sự phát triển hợp tác giữa ĐH Quốc tế Hồng Bàng nói riêng và các trường đối tác nói chung, tạo nền tảng hỗ trợ vững chắc trong nghiên cứu, đào tạo cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu khoa học của các trường. Thông qua việc liên kết, cung cấp các giải pháp và hỗ trợ dịch vụ trong lĩnh vực bảo mật và an toàn mạng cho các sở, ban, ngành và doanh nghiệp của Liên minh, sẽ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng và sự cần thiết cải thiện tình hình an ninh mạng trong khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
NGND.PGS.TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Đại học Quốc tế Hồng Bàng
, sự thành lập Liên minh thể hiện cam kết và quyết tâm ĐH Quốc tế Hồng Bàng trong việc tạo dựng môi trường học thuật, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, vươn lên trở thành trường đại học tư thục có định hướng nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam. Không chỉ dừng lại con số 13 trường trong Liên minh hợp tác này, trong thời gian tới hy vọng sẽ có thêm nhiều đối tác đại học nữa cùng tham gia để mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu và đào tạo an ninh mạng ngày càng lớn mạnh và chuyên nghiệp hơn – NGND.PGG.TS.Hồ Thành Phong nhấn mạnh thêm.
Bắt đầu từ mùa tuyển sinh năm nay (2019-2020), ĐH Quốc tế Hồng Bàng sẽ chính thức tuyển sinh 7 ngành đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, trong đó có ngành Công nghệ thông tin và An toàn thông tin.
Ô Lâu
Cuộc cạnh tranh của công nghệ sạc nhanh đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Sau khi OnePlus, Huawei hay Oppo làm mưa làm gió với các công nghệ sạc nhanh 50W thì câu trả lời mới nhất của Vivo lên đến 120W đã khiến tất cả đối thủ phải “câm lặng”.
Đó là khẳng định của Viettel tại lễ phát động cuộc thi Tìm kiếm giải pháp sáng tạo toàn cầu (Viettel Advanced Solution Track 2019) tại Trường ĐH Công nghệ thông tin, TP. Hồ Chí Minh vào ngày 19/6/2019.
Facebook muốn việc chuyển khoản thanh toán điện tử trở nên đơn giản như việc gởi một tin nhắn, đó là một trong những lý do hãng phát hành đồng tiền ảo Libra để tiếp cận đến hàng tỉ người chưa có tài khoản ngân hàng.
Nếu được triển khai thành công, tiền ảo Libra sẽ giúp Facebook trở thành ngân hàng số kiểu mới, khi đó người dùng có thể tham gia các dịch vụ tài chính mà không cần phải có tài khoản ngân hàng – điều mà chưa có một tổ chức tài chính nào có thể làm được.
Dịch vụ chuyển mạng giữ số (Mobile Number Portability – MNP) đang khiến các thuê bao tính toán thiệt hơn chuyện “đi và đến”, và nhà mạng vừa tìm cách giữ chân thuê bao cũ, vừa tung những chiêu độc để thu hút thuê bao mới…
Người dùng hiện nay rất dễ dàng tìm mua những giải pháp bảo mật với giá thấp hơn từ 2 đến 10 lần so với giá niêm yết trên một số cửa hàng online. Các hãng bảo mật cảnh báo, có thể đó là phần mềm không chính hãng và người mua sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Đối với các thị trường di động không đặc thù như Trung Quốc hay Nga, thì việc bị Google cắt hỗ trợ trên Android là một “thảm họa”…
Báo cáo Di động (Ericsson Mobility Report) tháng 6/2019 của Ericsson vừa công bố, dung lượng dữ liệu mỗi tháng trên mỗi máy smartphone sẽ tăng từ 3.6 GB lên tới 17 GB với tỷ lệ tăng trưởng 29% tại Đông Nam Á và châu Đại Dương. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này là do số lượng thuê bao 4G LTE đang tăng mạnh, người dùng trẻ tuổi thích xem video trên di động.
Đó là chính sách bảo hành mới vừa được các nhà phân phối điện thoại Huawei tại Philippines áp dụng dành cho người dùng tại quốc gia này.
Ngày 18/6/2019 tại Hà Nội, Tổng Công ty Viễn thông Viettel tổ chức lễ ra mắt chương trình khách hàng thân thiết Viettel++ áp dụng cho toàn bộ khách hàng đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Viettel (gồm Di động, Điện thoại cố định, Internet, Truyền hình số).