10 nguyên tắc triển khai Trí tuệ nhân tạo có đạo đức

AI ngày càng trở nên phổ biến trong các ngành công nghiệp khác nhau, từ sản xuất hàng hóa trong nhà máy đến chăm sóc sức khỏe và tài chính. Nhưng cũng có mối lo ngại ngày càng tăng về các tác động đạo đức, khi AI đóng vai trò ngày càng quyết định trong cuộc sống hàng ngày của con người. Ảnh: @AFP.

Việc gấp rút triển khai các công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) mang tính đột phá mới mạnh mẽ, chẳng hạn như ChatGPT, đã làm dấy lên cảnh báo về nguy cơ gây hại và lạm dụng. Phản ứng cứng rắn của luật pháp đối với những mối đe dọa như vậy đã thúc đẩy yêu cầu các công ty, doanh nghiệp phát triển các công nghệ này phải triển khai AI một cách có đạo đức.

Trong thế giới phát triển nhanh chóng ngày nay, chúng ta thấy mình đang ở điểm giao thoa giữa công nghệ và nhân loại, cũng là nơi mà trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa đang định hình lại cách chúng ta sinh sống và làm việc.

Những tiến bộ này có tiềm năng đáng kinh ngạc, hứa hẹn đơn giản hóa các nhiệm vụ, nâng cao độ chính xác và xác định lại trải nghiệm của chúng ta. Tuy nhiên, khi hành trình công nghệ xuyên qua bối cảnh đầy tính biến đổi này, chúng ta phải dừng lại để xem xét một câu hỏi cơ bản: Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo rằng, việc áp dụng AI của chúng ta được hướng dẫn bởi các nguyên tắc đạo đức?

Tại TechForce Services, với tư cách là công ty tư vấn dịch vụ tài chính thị trường kinh doanh, TechForce Services đã hợp tác với các khách hàng trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính, giáo dục và công cộng, sử dụng công nghệ AI để hỗ trợ hoạt động và nâng cao dịch vụ của chính mình.

Trong những lần đầu tiếp xúc với AI, Vamsi Krishna Gosu (Người sáng lập & Giám đốc của TechForce Services) đã ngạc nhiên trước tiềm năng cách mạng hóa các ngành công nghiệp của AI. Khả năng phân tích các tập dữ liệu khổng lồ với tốc độ cực nhanh, đưa ra các đề xuất sâu sắc, và tự động hóa các quy trình phức tạp là những yếu tố thay đổi cuộc chơi quan trọng. Vamsi Krishna Gosu cũng đã tận mắt chứng kiến ​​cách các công cụ do AI điều khiển có thể thay đổi mức độ tương tác của khách hàng, tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực và thúc đẩy sự đổi mới.

Tuy nhiên, cùng với những tiến bộ đáng chú ý này, Vamsi Krishna Gosu khẳng định rằng, chúng ta buộc phải bước đi một cách cẩn thận. Đặc biệt, lĩnh vực tài chính đòi hỏi một cách tiếp cận tỉ mỉ. Vamsi Krishna Gosu cho biết, việc khai thác sức mạnh của AI trong lĩnh vực tài chính không chỉ đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật, mà còn phải có cam kết sâu sắc về tính đạo đức.

Ví dụ, sự thiên vị trong việc cho vay theo thuật toán đã nổi lên như một mối lo ngại nghiêm trọng. Hành trình của TechForce Services đã khiến Vamsi Krishna Gosu phải đầu tư nguồn lực đáng kể vào việc tinh chỉnh các thuật toán, và xem xét kỹ lưỡng dữ liệu để đảm bảo tính công bằng, toàn diện trong các quyết định cho vay.

Giải phóng sức mạnh của AI và tự động hóa

AI và tự động hóa không chỉ là công cụ, chúng còn là chất xúc tác cho sự tiến bộ. Chúng mang lại hứa hẹn về việc tăng cường hiệu quả, độ chính xác và tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Tuy nhiên, khi đắm mình vào những đổi mới này, chúng ta không được đánh mất “chiếc la bàn đạo đức” luôn đồng hành cùng hành trình của các công ty, doanh nghiệp. Bởi AI có đạo đức biểu thị cam kết của ngành trong việc phát triển, triển khai và quản lý các hệ thống AI ưu tiên sự công bằng, minh bạch và có trách nhiệm giải trình rõ ràng.

Giải quyết thành kiến: Thúc đẩy sự công bằng và toàn diện

Một trong những thách thức cấp bách nhất trong quá trình phát triển AI nằm ở khả năng sai lệch trong các thuật toán. Các hệ thống này học hỏi từ dữ liệu lịch sử, và nếu dữ liệu đó mang những thành kiến ​​​​ẩn giấu, AI có thể vô tình duy trì chúng ở các kết quả đầu ra.

Điều này có thể dẫn đến những quyết định sai lệch trong các lĩnh vực quan trọng như tuyển dụng, cho vay và tư pháp hình sự. Để chống lại điều này, các tổ chức phải thực hiện một quy trình giám sát kỹ lưỡng, kiểm tra cẩn thận dữ liệu đào tạo để phát hiện, và khắc phục mọi thành kiến ​​​​tiềm ẩn.

Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình: Làm sáng tỏ các quyết định của AI

Tính minh bạch là trụ cột cơ bản của AI có tính đạo đức. Khi các hệ thống AI đảm nhận vai trò ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, khả năng hiểu lý do đằng sau các quyết định của AI trở nên tối quan trọng. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của hệ thống AI phải đưa ra lời giải thích rõ ràng cho lựa chọn của chính mình khi thay thế con người.

Hơn nữa, trách nhiệm giải trình cũng chiếm vị trí trung tâm. Bằng cách thiết lập các ranh giới trách nhiệm rõ ràng cho các hệ thống AI, chúng ta phải đảm bảo rằng tính đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu, với trách nhiệm giải trình cũng nằm trong tay người sử dụng hệ thống AI.

Sự hòa hợp giữa con người và AI cùng nhau trong mối quan hệ hợp tác

Trong bối cảnh lo ngại về việc AI sẽ thay thế việc làm của con người, tiềm năng thực sự nằm ở mối quan hệ hợp tác. AI có khả năng khuếch đại khả năng của con người, giúp chúng ta tập trung vào các nhiệm vụ khác quan trọng đòi hỏi sự sáng tạo, sự đồng cảm và đưa ra quyết định phức tạp.

Để khai thác triệt để tiềm năng này, các tổ chức phải áp dụng cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, sử dụng AI để nâng cao năng lực của con người, và thúc đẩy sự hợp tác cả hai bên, nhằm nâng cao năng suất và đổi mới.

Điều hướng một mê cung đầy các quy định AI

Khi AI trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người, các quy định phải phát triển để đảm bảo việc thực hành AI có đạo đức. Các chính phủ và tổ chức đang xây dựng các khuôn khổ để giải quyết những vấn đề phức tạp về mặt đạo đức gắn liền với AI.

Luôn cập nhật thông tin về các quy định AI không chỉ đơn thuần là việc tuân thủ, điều cần thiết là các doanh nghiệp phải duy trì các tiêu chuẩn đạo đức và đẩy mạnh, chủ động giải quyết các thách thức pháp lý và uy tín tiềm ẩn từ AI.

10 nguyên tắc triển khai Trí tuệ nhân tạo có đạo đức - AI
Tận dụng sức mạnh của AI một cách có trách nhiệm. Giải quyết các mối quan tâm như đạo đức, sự tin cậy, bảo mật dữ liệu, tác động đến lực lượng lao động và quy định. Ưu tiên tính minh bạch, giáo dục và hợp tác để xây dựng niềm tin và đảm bảo một tương lai lấy con người làm trung tâm với AI. Ảnh: @AFP.

Nhìn về tương lai: Những cân nhắc về đạo đức cho ngày mai

Khi AI tiếp tục phát triển, những tình huống khó xử về tính đạo đức mới sẽ tiếp tục xuất hiện. Sự ra đời của phương tiện tự hành, chẩn đoán y tế được hỗ trợ bởi AI, phân tích dự đoán và nhiều thách thức mới hiện hữu.

Các tổ chức phải lường trước những vấn đề phức tạp này, và chủ động phát triển các chiến lược để giải quyết chúng. Bằng cách đó, chúng ta có thể vẽ ra tầm nhìn về một tương lai được ứng dụng AI, kết hợp tiến bộ công nghệ với trách nhiệm đạo đức.

Mười nguyên tắc vàng để thực hiện AI có đạo đức

Bạn đã sẵn sàng bắt đầu khai thác AI có đạo đức trong tổ chức của mình chưa? Bắt đầu với những bước đầu tiên sau:

• Giảm thiểu thành kiến: Thường xuyên xem xét và tinh chỉnh các thuật toán AI để giảm thiểu thành kiến.

• Tính minh bạch là chìa khóa: Đảm bảo rằng các quyết định của AI là minh bạch và dễ hiểu, rõ ràng.

• Quyền sở hữu và trách nhiệm: Xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm đối với các kết quả do AI tạo ra, hay chính AI đưa ra các quyết định.

• Tôn trọng quyền riêng tư của dữ liệu: Bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng trong các ứng dụng AI.

• Cảnh giác và giám sát: Theo dõi chặt chẽ các hệ thống AI để phát hiện những kết quả không mong muốn.

• Giám sát con người: Kết hợp sự giám sát của con người trong các trường hợp AI hỗ trợ ra quyết định mang tính quy mô, hiệu quả/ hậu quả đáng kể.

• Giáo dục người dùng: Thông báo cho người dùng về vai trò và những hạn chế của AI trong việc ra quyết định.

• Quan điểm đa dạng: Thu hút sự tham gia của các nhóm khác nhau vào quá trình phát triển AI để có được nhiều hiểu biết sâu sắc.

• Tuân thủ các quy định: Cập nhật thông tin về các quy định đang phát triển liên quan đến AI và đảm bảo tuân thủ.

• Thúc đẩy Văn hóa đạo đức: Truyền bá đào tạo về đạo đức để trao quyền cho nhân viên tham gia vào lĩnh vực AI có tính đạo đức hơn.

Nói tóm lại, AI có đạo đức rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, vì nó đảm bảo rằng công nghệ họ sử dụng phù hợp với các giá trị và tiêu chuẩn đạo đức của họ nói riêng và xã hội nói chung. Triển khai AI có đạo đức cũng giúp doanh nghiệp có được lòng tin của khách hàng, nâng cao uy tín thương hiệu và tránh các vấn đề pháp lý. Ngoài ra, AI có đạo đức là điều cần thiết để đảm bảo rằng AI được sử dụng để mang lại lợi ích cho xã hội.

Khi vượt qua bối cảnh AI và tự động hóa, chúng ta phải đảm bảo rằng, hành trình của mình được hướng dẫn bởi các nguyên tắc đạo đức. Bằng cách giải quyết sự thiên vị, chấp nhận tính minh bạch, điều hướng các quy định và thúc đẩy sự hợp tác giữa con người và AI, kết quả tạo ra sau cùng sẽ là một hành trình kết hợp đổi mới công nghệ với tính liêm chính về mặt đạo đức, cuối cùng là giúp định hình một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người.

Theo Forbes

Có thể bạn quan tâm
Snapdragon X sẽ giúp laptop Windows xịn hơn

Qualcomm vừa tiết lộ nhãn hiệu mới cho bộ xử lý laptop và PC thế hệ tiếp theo, Snapdragon X, nhằm giúp cạnh tranh tốt hơn với MacBook và máy Mac sử dụng bộ xử lý Apple M series.

Thế hệ smartphone gập mới của OPPO sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu thị phần này

OPPO Find N3 series thế hệ smartphone gập mới của OPPO kỳ vọng sẽ tạo nên thị trường smartphone gập sôi động nhất từ trước đến nay.

Hợp tác tạo giải pháp Miễn dịch Không gian mạng cho nhân sự làm việc từ xa

Tại sự kiện Tech Week Singapore 2023, công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky và nhà cung cấp giải pháp truy cập từ xa TSplus đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) nhằm mang đến các giải pháp truy cập Máy tính ảo Miễn dịch Không gian mạng (Cyber Immune Virtual Destop).

Màn hình điện thoại bị vỡ sẽ tự phục hồi trong thời gian tới

Thế giới điện thoại thông minh (smartphone) đang phát triển đã chào đón một số cải tiến công nghệ đáng kinh ngạc. Giờ đây, các chuyên gia của công ty phân tích thị trường CCS Insight tin rằng, trong 5 năm tới, đến năm 2028, thị trường smartphone sẽ phổ biến các màn hình tự phục hồi.

Nghiên cứu mới: Lo ngại hóa chất hương vị trong thuốc lá đang làm người hút càng nhiều hơn

Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Viện Kiểm soát Thuốc lá Toàn cầu (IGTC) tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg và Đại học Bang Portland đã chỉ ra mối liên hệ giữa các hóa chất hương vị có trong thuốc lá bán tại Việt Nam và sự hấp dẫn của các sản phẩm này đối với người tiêu dùng, bao gồm cả giới trẻ Việt Nam.

Sony ra mắt PlayStation 5 Slim với đầu đọc đĩa rời

Trong một thông báo chính thức, Sony đã tiết lộ mẫu PlayStation 5 mới với tên gọi PlayStation 5 Slim, trong đó điểm nhấn là có ổ đĩa rời và ổ cứng 1 TB.

Kirin 9000s trên Huawei Mate 60 Pro chỉ đơn giản là chip cũ từ năm 2020?

Bí ẩn đằng sau chip Kirin 9000s được sử dụng để cung cấp năng lượng cho Huawei Mate 60 Pro có thể đã được giải đáp bởi chuyên gia rò rỉ @RGcloudS trên X.

FPT Techday 2023 dự kiến đón 10.000 khách tham dự

Ngày 12/10, tập đoàn FPT công bố sự kiện FPT Techday 2023 với chủ đề Kiến tạo hạnh phúc dự kiến sẽ diễn ra vào 24 – 25/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Sự kiện công nghệ thường niên tầm cỡ quốc tế dự kiến thu hút 10.000 khách tham dự trong đó có 2.500 doanh nghiệp toàn cầu.

Đẩy nhanh khai phá giá trị kinh doanh 5G khi các xu hướng mới đang định hình

Tại Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu (MBBF 2023) ở Dubai, Huawei kêu gọi các nhà mạng toàn cầu và đối tác công nghiệp nhanh chóng nắm bắt cơ hội và khai phá những giới hạn mới với 5G và 5.5G (5G-Advanced, hay còn gọi là 5G-A).

Intel chính thức ra mắt card đồ họa rời Arc A580

Intel cuối cùng cũng đã ra mắt card đồ họa rời Arc A580 cho thị trường toàn cầu và có sẵn bắt đầu từ hôm nay với giá khởi điểm 179 USD.