Xiaomi công bố Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) thường niên lần thứ 7 cho năm 2024, tiếp tục khẳng định định hướng phát triển bền vững dựa trên nền tảng công nghệ cốt lõi. Báo cáo nêu bật những bước tiến của Xiaomi trong việc thúc đẩy tiếp cận công nghệ toàn diện, ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như tăng cường các hoạt động tái chế và tái sử dụng.
Về công nghệ cốt lõi, tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP29) tổ chức vào tháng 11/2024, Xiaomi đã giới thiệu chiến lược phát triển bền vững mới, lấy công nghệ cốt lõi làm nền tảng. Tập đoàn nhấn mạnh hơn nữa vào tính toàn diện trong sản phẩm, sự bình đẳng trong công nghệ, cũng như chiến lược hệ sinh thái “Người x Xe x Nhà” nhằm mang đến lối sống thông minh và bền vững cho người tiêu dùng.
Nhà máy Thông minh Xiaomi (Xiaomi Smart Factory) và Nhà máy Ô tô Điện Xiaomi (Xiaomi EV Factory) đã chính thức đi vào hoạt động trong năm 2024, đánh dấu bước tiến lớn trong chiến lược phát triển sản xuất xanh và bền vững. Cả hai nhà máy đều ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Internet công nghiệp và trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu suất và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Hoạt động cộng đồng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, Xiaomi cam kết mang đến trải nghiệm số bình đẳng và toàn diện cho tất cả người dùng, bao gồm cả những cá nhân có nhu cầu đặc biệt. Trong năm 2024, Xiaomi tiếp tục nâng cấp hệ thống hỗ trợ khả năng tiếp cận toàn diện, tập trung vào các nhóm người dùng chính như người khiếm thị, người khiếm thính và người khuyết tật vận động. Các tính năng mới được bổ sung bao gồm nhận dạng văn bản, phụ đề theo thời gian thực và điều khiển bằng cử chỉ (như tính năng TalkBack, Xiaomi HyperOS 2). Trong năm 2024, Xiaomi đã hợp tác với nhiều tổ chức để triển khai chương trình Vì cuộc sống an toàn và khỏe mạnh – Chung tay cải tạo không gian sống thân thiện cho người cao tuổi.
Bên cạnh việc đặt ra mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (GHG) cho hoạt động vận hành nội bộ, Xiaomi còn yêu cầu các đối tác trong chuỗi cung ứng điện thoại thông minh của mình xây dựng mục tiêu và kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời sử dụng năng lượng tái tạo. Cụ thể, đến năm 2030, các nhà cung ứng trong lĩnh vực smartphone phải đạt mức giảm phát thải carbon trung bình hằng năm tối thiểu 5% (so với năm cơ sở 2024) và đạt tỷ lệ sử dụng điện năng tái tạo ở mức tối thiểu 25%. Mục tiêu dài hạn đến năm 2050 là đạt 100% điện năng tái tạo trong toàn bộ chuỗi cung ứng smartphone của Xiaomi.
Đến cuối năm 2024, Xiaomi đã hoàn tất việc đo lường vòng đời phát thải carbon cho 18 sản phẩm tiêu biểu (gồm 13 sản phẩm điện thoại và máy tính bảng, 1 thiết bị đeo và 4 sản phẩm điện gia dụng thông minh). Đồng thời, tập đoàn cũng hợp tác với các tổ chức độc lập chuyên về kế toán và chứng nhận khí nhà kính để xây dựng quy trình đánh giá dấu chân carbon (carbon footprint) cho các sản phẩm smartphone.
Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đã được triển khai trên toàn bộ các hoạt động kinh doanh của Xiaomi, bao gồm công việc văn phòng, sản xuất và chế tạo, logistics và vận tải, vận hành cửa hàng và chuỗi cung ứng. Trong năm 2024, các hoạt động kinh doanh của Xiaomi trong phạm vi vận hành đã đạt chứng nhận ISO 50001 Hệ thống Quản lý Năng lượng và vượt qua đợt đánh giá giám sát định kỳ hàng năm. Bên cạnh đó, Xiaomi cũng đẩy mạnh vận chuyển bằng đường biển và đường sắt để thay thế vận chuyển hàng không. Riêng trong năm 2024, giải pháp này đã giúp Tập đoàn giảm phát thải 3.378 tấn CO2.
Về tái chế và tái sử dụng, Xiaomi triển khai các chương trình tái chế rác thải điện tử toàn cầu, với hệ thống phân cấp rõ ràng, bao gồm: chương trình thu cũ đổi mới, tân trang thiết bị, tháo dỡ linh kiện để xử lý hoặc sửa chữa, cùng việc thu mua các mẫu thử nghiệm sản phẩm nội bộ. Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2022 – 2026 là tái chế tổng cộng 38.000 tấn rác thải điện tử. Tính đến cuối năm 2024, Xiaomi đã hoàn thành 95,94% mục tiêu này.
Vật liệu tái chế cũng đã được tích hợp vào quá trình thiết kế và sản xuất các sản phẩm như smartphone, xe điện thông minh và thiết bị gia dụng thông minh. Chẳng hạn, mặt lưng của Xiaomi 14T được làm từ vật liệu sinh học chiết xuất từ bã chanh, trong đó một nửa polyurethane được sản xuất từ nguyên liệu sinh học. Nhôm tái chế được sử dụng trong khung giữa đúc khuôn của Xiaomi 14T, và nhôm, vàng, đồng tái chế được dùng để sản xuất các link kiện âm thanh của sản phẩm.
Tại Nhà máy Thông minh Xiaomi (Xiaomi Smart Factory), hệ thống quản lý “không chôn lấp rác thải” đã được triển khai nhằm tái chế và xử lý hiệu quả, giảm thiểu tối đa lượng rác thải ra bãi chôn lấp. Trong năm 2024, nhà máy đạt tỉ lệ chuyển hướng rác thải (WDR) lên đến 99,35% và được TÜV Rheinland cấp Chứng nhận Hệ thống Quản lý không phát thải rác ra bãi chôn lấp với xếp hạng 3 sao – mức cao nhất trên toàn cầu.
PepsiCo vừa công bố danh sách 10 công ty khởi nghiệp lọt vào vòng chung kết Chương trình Greenhouse Accelerator mùa thứ ba tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Zalo ra mắt bộ hình nền và khung ảnh đại diện với chủ đề “Tự hào Việt Nam”. Hoạt động được tổ chức từ 23 – 30/04/2025, nhân dịp đại lễ 30/4 năm nay.
Một doanh nghiệp quy mô toàn cầu xác nhận trở thành nạn nhân của mã độc đòi tiền gây tổn hại gần 23 triệu USD. Mã độc mã hoá dữ liệu tống tiền (ransomware) tiếp tục là mối hiểm hoạ lớn trong năm 2025 với người dùng cá nhân và doanh nghiệp ở mọi cấp độ quy mô.
Keysight Technologies cùng các đối tác NTT Innovative Devices và Lumentum đã tiên phong trình diễn giải pháp do các bên cùng tổ chức về truyền dữ liệu 448 Gbps sử dụng công nghệ quang 224 GBaud PAM4 tại sự kiện Hội nghị và Triển lãm Thông tin quang (OFC) diễn ra đầu tháng 4/2025.
KMS Technology công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Lâm Vinh Dự là Tổng Giám Đốc mới, kế nhiệm ông Trần Trọng Đại, người đã có những đóng góp then chốt tạo nên những tăng trưởng bền vững của KMS Technology kể từ năm 2018 cùng việc mở rộng hoạt động tại thị trường Bắc Mỹ và Châu Á.
Nestlé vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam. Nhân dịp này, Nestlé công bố tăng vốn hoạt động tại Việt Nam với khoản đầu tư lên gần 1.900 tỷ đồng vào việc mở rộng nhà máy Nestlé Trị An tại tỉnh Đồng Nai.
“Giải Tennis Keieijuku 2025 – Cúp Sancopack” là nơi hội tụ những trái tim nhân ái, kết nối cộng đồng doanh nhân Việt – Nhật. Sự kiện đã diễn ra ngày 19/4 tại Củ Chi, TP.HCM nhằm gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Ngày 19/4/2025, hàng ngàn cộng sự từ khắp tất cả chi nhánh của Bosch tại Việt Nam cùng tham gia chương trình chạy bộ Bosch Run 2025 – Chase the Race. Sự kiện thể hiện cam kết lâu dài của Bosch trong việc đặt sức khỏe thể chất và tinh thần của cộng sự lên hàng đầu, đồng thời là một phần trong chiến lược toàn diện nhằm xây dựng môi trường làm việc xuất sắc tại Việt Nam.
13 sản phẩm, giải pháp, dịch vụ của FPT vừa được vinh danh tại Lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT (VINASA) tổ chức.
Trong khuôn khổ Hội nghị NextGen Connectivity Summit 2025 tổ chức từ ngày 15-17/04/2025, Nhóm Kinh doanh Giải pháp Hạ tầng viễn thông của Huawei Việt Nam đã chia sẻ tầm nhìn về “5G-A và AI”.