Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ

Tại sự kiện Mega Launch, bên cạnh các sản phẩm chiến lược, Xiaomi đã giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới và dành đến hơn 20p để mô tả về quá trình tạo logo này. Logo mới đã gây chú ý của nhiều người bởi mức giá gần 7 tỷ đồng để đổi lấy sự thay đổi nhỏ từ vuông sang bo tròn cùng 3 năm để nghiên cứu và thiết kế gây nhiều tranh cãi.

Có lẽ bất kỳ ai nhìn vào logo mới của Xiaomi đều nhận thấy logo mới gần như không khác so với logo cũ, màu sắc và phông chữ trong logo vẫn giữ nguyên, logo chỉ thay nét vuông của viền ngoài thành đường uốn cong mềm mại hơn.

“Ông có thất vọng về logo mới không, nó chỉ tròn hơn cái cũ?” – một người đặt câu hỏi cho CEO Lei Jun tại sự kiện.

Đáp lại CEO Lei trả lời “”Hãy yên tâm, Xiaomi không chỉ đổi logo từ hình vuông thành tròn mà còn đổi tinh thần của công ty và thương hiệu”

Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - logo xiaomi 3
Logo Xiaomi mới

CEO Lei cũng cho biết quá trình tái định vị thương hiệu đã được khởi động từ năm 2017 với chi phí tương đương 7 tỷ đồng (2 triệu NDT). Có lẽ mục tiêu để nâng cao nhận thức của người dùng về thương hiệu Xiaomi thì hãng đã thành công ngoài mong đợi.

Các chuyên gia cho rằng Xiaomi đã tính toán rất kỹ về marketing, trước hết là việc chọn người thiết kế, đưa câu chuyện và dự án 3 năm định vị lại thương hiệu và khéo léo tạo tranh cãi để giảm tối đa chi phí truyền thông cho thông điệp mới của hãng bằng các điểm tranh cãi trên logo mới để thu hút sự quan tâm của người dùng.

Nhà thiết kế Kenya Hara và triết lý “hư không”

Logo mới của Xiaomi được thiết kế bởi Kenya Hara là giáo sư của Đại học Nghệ thuật Musashino và là Chủ tịch của Trung tâm Thiết kế Nippon (NDC). Xiaomi đã tốn 7 tỷ đồng để giáo sư Kenya Hara thiết kế lại bộ nhận diện cho hãng, có lẽ Xiaomi đã tính toán rất kỹ bởi ông Hara là nhân vật có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ.

Giáo sư Kenya Hara là người đã đảm nhận vai trò thiết kế trong chương trình khai mạc và bế mạc của Thế vận hội mùa đông Nagano 1998. Ông còn là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách về thiết kế mà trong đó nổi tiếng nhất là Designing Design.

Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - dsc7211 690x460 16171890284241742572055

Thiết kế của Hara Kenya hướng đến sự tối giản nhưng súc tích, cô động, điều đã tạo nên thành công cho thương hiệu MUJI (sản phẩm chất lượng không thương hiệu). Giáo sư Hara Kenya chú trọng đến thiết kế một trải nghiệm (an experience) thay vì một ‘vật thể’ (an object). Đặc biệt ông vận dụng các kiến thức của mình kết hợp với truyền thống và triết học Nhật Bản mang đậm văn hoá Zen (thiền).

Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - designingdesignkenyahara97830377845011 1617181791007200447855
Cuốn sách Designing Design của Kenya Hara.

Hiện tại, Kenya Hara là một trong những nhà thiết kế hàng đầu Nhật Bản với khối giá trị tài sản khổng lồ. Kenya Hara xem công việc là một sở thích hơn là việc lao động đơn thuần, và dành nhiều thời gian để thư giãn và trải nghiệm những điều bình dị ở xung quanh ông và mang những điều tinh tế trong cuộc sống vào các ý tưởng của mình.

Logo Xiaomi có thật sự đơn giản?

Theo giáo sư Hara: “Logo mới không đơn giản được thiết kế lại hình thù mà nó còn thể hiện tinh thần nội bộ của Xiaomi. Thiết kế này về cơ bản phản ánh ý niệm về sự sống (alive)”.

Giáo sư Hara Kenya vận dụng sự sáng tạo riêng của mình với triết lý hư không để chỉnh sửa logo của Xiaomi. Ông vận dụng công thức toán học đường cong Lamé để tìm kiếm sự cân bằng hoàn hảo cho logo của Xiaomi.

Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - Superellipses equation for various values

Bằng cách điều chỉnh các biến trong công thức đường cong Lamé của nhà toán học Gabriel Lamé là một đường cong khép kín giống với hình elip gọi là siêu hình elip (superellipse). Trong vô số các biến,ông điều chọn biến n=3 để tạo sự cân bằng hoàn hảo giữa hình vuông và tròn hình tượng hoá “ALIVE” sống động.

Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - logo xiaomi 6

So với logo cũ, logo mới uyển chuyển đại diện hoàn hảo cho sự linh hoạt, chuyển động không ngừng nghỉ và cũng là kim chỉ nam cho hành trình không ngừng phát triển của Xiaomi.

Thực tế, không phải là nhà thiết kế đầu tiên vận dụng công thức Lamé mà rất nhiều logo hoặc các nhà thiết kế nổi tiếng đã vận dụng công thức toán học này để tạo hiệu ứng thị giác mềm mại và dễ chịu cho các góc cạnh thiết kế đặc biệt là các phông chữ cao cấp.

Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - id hieu ung thi giac ui 39
Nếu được hỏi đường tròn nào dễ chịu hơn thì đa số sẽ chọn hình 3 và 4. Hình 2 tròn hoàn hảo nhất nhưng có vẻ không được mềm mại và dịu mắt.

Lấy ví dụ chữ “o” từ ba font chữ hình học nổi tiếng – Futura, Circe, và Geometria, cả 3 đều là những font chữ chất lượng cao được xây dựng dựa một hệ thống thị giác tinh vi. Có thể bạn bất ngờ nếu biết rằng hình tròn tuyệt đối không mang lại cảm giác dễ chịu cho đôi mắt.

Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - id hieu ung thi giac ui 41
Nếu chồng vòng tròn vào chữ O của 3 phông chúng ta thấy dù cả 3 đều có độ cao và ngang bằng nhau nhưng mỗi chữ dề có nét riêng và không tròn đều.
Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - id hieu ung thi giac ui 45
Mắt người ngay lập tức phát hiện ra cách bo tròn này có vẻ không tự nhiên.
Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - id hieu ung thi giac ui 45a1
Khi áp dụng công thức đường cong Lamé góc cong dễ chịu và mềm mại hơn rất nhiều với mắt người
Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - id hieu ung thi giac ui 48 1
Và đây là kết quả, hình bên phải rõ ràng mềm mại hơn.
Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - 56bc394e5cdf3af235088d1233573b1d
Công thức đã dược vận dụng trên nhiều logo nổi tiếng

Nhà thiết kế Marc Edwards là người đầu tiên đề xuất công thức đường cong Lamé để tạo ra một hình dạng hoàn hảo và mềm mại. Các icon từ iOS 7 trở đi đều được thiết kế dựa trên công thức này.

Xiaomi đã tiết kiệm hàng triệu USD?

Bạn có biết để truyền thông các thông điệp và bộ nhận diện mới của một thương hiệu rất tốn kém mà đôi khi lại không hiệu quả. Xiaomi đã rất thành công ở mặt này với chi phí cực kỳ thấp.

Chi phí thiết kế logo cũng khá thú vị các thương hiệu lớn như Cocacola, Google được thiết kế với giá 0 đồng. Twitter mất 15USD để mua lại hình ảnh chú chim nổi tiếng với giá 15USD trên iStockphoto. Nhà đồng sáng lập Nike mua lại logo từ một học sinh của mình với giá 35 USD…

Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - 85 03

Trái với Coca Cola, logo Pepsi được thiết kế lại với giá 1 triệu USD hoặc logo BBC đơn giản cũng có giá đến 1,8 triệu USD.

Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - 91 01 800x436 1

Năm 2021, hãng xăng dầu BP đã hợp tác cùng công ty quảng cáo Ogilvy & Mather và công ty tư vấn Ogilvy cải tổ và làm mới bộ nhận diện thương hiệu với chi phí đến 211 triệu USD.

Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - 86 03

Ngân hàng ANZ (Australian & New Zealand Banking Group Ltd) ngân hàng lớn nhất New Zealand đã chi 15 triệu USD để làm mới thương hiệu của mình trong 3 năm.

Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - 88 03

Tập đoàn công nghệ Symantec đã chi số tiền kỷ lục 1,3 tỷ USD để làm mới thương hiệu với hy vọng một cú lội ngược dòng trong làn công nghệ nhưng kết quả lại không như mong đợi bởi hiện tại hãng vẫn đang phải cố gắng định vị lại vị trí của mình ở thị trường tầm trung.

Xiaomi chi 7 tỷ cho logo mới, giá quá rẻ - 82 03

So với các thương hiệu khác, Xiaomi chỉ bỏ ra 7 tỷ đồng tương 304.000USD cho việc thiết kế và truyền thông bộ nhận diện mới của mình, theo người viết đây cái giá quá rẻ.

Có thể bạn quan tâm
FPT Shop đang giảm giá đến 50% sản phẩm hệ sinh thái Xiaomi, không phải “cá tháng 4”

Ngày 01/04/2021, FPT Shop cho biết đã mở bán Mi Eco – những sản phẩm thông minh IoT thuộc hệ sinh thái Xiaomi chính hãng, hàng trăm sản phẩm điện gia dụng, thiết bị đeo, phụ kiện thông minh đang giảm đến 50%.

Huawei công bố lãi ròng 9,9 tỷ USD trong năm khó khăn 2020

Trong Báo cáo thường niên năm 2020 vừa công bố, Huawei cho biết tăng trưởng chậm lại, nhưng doanh thu bán hàng của Huawei trong năm 2020 đạt 891,4 tỷ Nhân dân tệ (136,7 tỷ USD), tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận ròng đạt 64,6 tỷ Nhân dân tệ (9,9 tỷ USD), tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá trị cạnh tranh của doanh nghiệp hậu Covid-19: Nhân tài, công nghệ và đối tác

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh với xu hướng làm việc ở bất cứ đâu trong thời hậu Covid-19, các CEO đồng ý rằng giá trị cạnh tranh của doanh nghiệp nằm ở ba yếu tố nhân tài, công nghệ và các mối quan hệ đối tác – theo kết quả khảo sát mới nhất thực hiện bởi Viện Giá trị doanh nghiệp (IBV) của IBM.

Facebook độc quyền cung cấp ảnh GIF toàn cầu, cơ quan quản lý Anh, Úc vào cuộc

Việc gã khổng lồ công nghệ Facebook mua lại công ty khởi nghiệp Giphy của Mỹ đã làm dấy lên những lo ngại về cạnh tranh độc quyền.

TikTok bổ nhiệm giám đốc giải pháp kinh doanh, đẩy mạnh khối doanh nghiệp

TikTok chính thức bổ nhiệm ông Sameer Singh (Sam) vào vị trí Giám đốc Giải pháp Kinh doanh Toàn cầu, khu vực Đông Nam Á.

OPPO và hành trình 8 năm phát triển, có hơn 5.000 nhân sự tại Việt Nam

Không ít thăng trầm trong 8 năm gia nhập thị trường smartphone Việt Nam, OPPO từng bước được người tiêu dùng Việt tin tưởng với những cách lựa chọn riêng.

Chuyển đổi số là quá trình tích hợp các tri thức trên nền tảng công nghệ

Ngày 26/3/2021, Hội thảo “Chuyển đổi số – xu thế tất yếu của sự phát triển” do UBND tỉnh Đăk Lăk phối hợp cùng với công ty công nghệ Sao Bắc Đẩu tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột. Sự kiện đã mở ra góc nhìn mới thú vị về chuyển đổi số – một lĩnh vực vốn rất “khô khan”.

3 Hội Doanh Nghiệp Quận 5, 6, 11-TPHCM cùng triển lãm, trưng bày và kết nối giao thương

Hội Doanh nghiệp Quận 5, Quận 6, Quận 11 phối hợp tổ chức Chương trình triển lãm, trưng bày và kết nối giao thương 3 Hội Doanh nghiệp Quận 5, 6, 11 – Lần Thứ Nhất – Năm 2021 với chủ đề: “Quy tụ cùng phát triển”. Chương trình sẽ diễn ra từ 9 đến 20 giờ ngày chủ nhật 28/3/2021 tại Trung tâm thương mại The Garden Mall

Amazon lập văn phòng ở Hà Nội, sau 2 năm có mặt ở TPHCM

Amazon cho biết họ đã thành lập đội ngũ chuyên trách thứ hai tại Việt Nam, với văn phòng mới đặt tại thủ đô Hà Nội, nhằm tăng cường hỗ trợ cho cộng đồng người bán hàng trên toàn quốc.

Dù khó khăn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng không nên lơ là công tác bảo mật

Kaspersky vừa ra mắt giải pháp bảo mật KEDRO giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) giảm đáng kể gánh nặng tài chính khi vừa phải đối mặt với việc phải duy trì hoạt động kinh doanh, cắt giảm nhân sự, tấn công mạng thì luôn rình rập.